Những trường đại học “toàn cầu hóa” danh tiếng thế giới
Bằng cách sử dụng các chỉ số thống kế số lượng sinh viên quốc tế, nhân viên quốc tế, và chỉ số danh tiếng quốc tế cho từng tổ chức, trang Times Higher Education đã xếp hạng các trường đại học có tính quốc tế nhất thế giới năm 2019.
1. Đại học Hồng Kông (University of Hongkong – HKU)
Đại học Hồng Kông (Ảnh: estates.hku.hk)
HKU được biết đến trên toàn cầu với những thành tựu trong khám phá và nghiên cứu khoa học. Trường đại học bao gồm 10 khoa và hơn 20.000 sinh viên, với một sứ mệnh để trở thành “Đại học Toàn cầu của Châu Á”.
Thu hút những sinh viên địa phương tốt nhất cũng như nhiều sinh viên Trung Quốc đại lục và gần 8.000 sinh viên từ nước ngoài, hội sinh viên của HKU vừa sống động vừa đa dạng – chưa kể đến việc gần một nửa giảng viên tại đây cũng đến từ nhiều nước trên thế giới.
Tham vọng của HKU là hỗ trợ 50 phần trăm sinh viên đại học thông qua các cơ hội du học vào năm 2019, và tiến tới hỗ trợ cho tất cả các sinh viên vào năm 2022. Đây chắc chắn là một tổ chức luôn đặt toàn cầu hóa làm trung tâm.
2. ETH Zurich
Lịch sử của ETH Zurich bắt nguồn từ năm 1855, được coi là một trung tâm kiến thức và đổi mới của những nhà sáng lập Thụy Sĩ có tư tưởng hiện đại. Ngày nay, ETH Zurich được xây dựng dựa trên các giá trị của xã hội Thụy Sĩ, trao quyền cho sinh viên thông qua tự do, trách nhiệm cá nhân, tinh thần ủy thác và tinh thần cởi mở.
Nằm giữa trung tâm châu Âu bên cạnh Pháp, Đức, Áo và Leichtenstein, không có gì ngạc nhiên khi trường đại học này tiếp đón 19.000 sinh viên đến từ hơn 120 quốc gia.
Sinh viên tại ETH Zurich có cơ hội học tập tại một trường đại học khác trong một hoặc hai học kỳ. Cho dù đó là một kỳ học trao đổi với những tổ chức, đối tác quốc tế, hay là một kỳ nghỉ mà sinh viên tự sắp xếp, toàn cầu hóa vẫn là tâm điểm được chú trọng ở ETH Zurich.
Video đang HOT
3. Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông (Hong Kong University of Science and Technology – HKUST)
Đứng ở vị trí thứ ba là HKUST, một trường đại học định hướng toàn cầu, cam kết thúc đẩy sự độc đáo trong học tập, tinh thần đổi mới, cởi mở và thái độ dám nghĩ dám làm.
Được thành lập vào năm 1991, HKUST đã phát triển thành một trường đại học nghiên cứu quốc tế có uy tín với các mối quan hệ mật thiết với các nhà lãnh đạo mang tư tưởng toàn cầu. Nằm trên một khuôn viên sườn đồi nhìn ra bán đảo Clear Water Bay, cách Trung tâm Hồng Kông chưa đến 30 phút lái xe, không có gì lạ khi rất nhiều sinh viên quốc tế đổ xô đến HKUST.
Theo trang Times Higher Education, hơn một phần ba sinh viên đến từ nước ngoài , đại diện cho khoảng 60 quốc tịch. Hơn nữa, 80 phần trăm giảng viên mang quốc tịch nước khác và hơn 70 phần trăm sinh viên theo đuổi chương trình thực tập ở nước ngoài.
4. École Polytechnique Fédérale de Lausanne (EPFL)
Ở vị trí thứ tư là EPFL, nằm ở thành phố Lausanne (Thụy Sỹ) trên bờ hồ Geneva. Được biết đến là trường đại học kỹ thuật có nhiều sinh viên quốc tế nhất Châu Âu, cung cấp việc giảng dạy, nghiên cứu và đổi mới đẳng cấp thế giới.
Tính đến năm 2018, EPFL là ngôi nhà của 11.134 sinh viên Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ và Sau tiến sĩ từ hơn 116 quốc gia, tất cả đều được khuyến khích tham gia các chương trình trao đổi trên khắp Thụy Sĩ hoặc nước ngoài.
Với hơn 150 thỏa thuận trao đổi quốc tế và chương trình bằng kép, trường đại học này hứa hẹn cho sinh viên một loạt các điểm đến du học tiềm năng.
5. Đại học Trung Quốc Hồng Kông (Chinese University of Hongkong – CUHK)
Được thành lập vào năm 1963, trường đại học này hướng tới tương lai. Lấy cảm hứng từ tầm nhìn kết hợp văn hóa Trung Quốc và phương Tây, cộng đồng CUHK đến từ khắp nơi trên thế giới, trong khi những sinh viên tốt nghiệp CUHK vẫn kết nối thông qua mạng lưới cựu sinh viên toàn cầu.
Trường đại học này giảng dạy cho sinh viên từ hơn 50 quốc gia, đồng thời giữ mối quan hệ đối tác với 270 tổ chức tại hơn 30 quốc gia.
Thái Hằng (Theo SIN)
Nguồn: Dân trí
Chỉ khoảng 40% giảng viên đủ chuẩn giảng dạy bằng tiếng Anh
GS.TS Nguyễn Trọng Hoài, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM cho rằng có nhiều khó khăn trong quá trình Việt Nam có thể quốc tế hoá giáo dục, trong đó tỷ lệ sinh viên Việt Nam giỏi tiếng Anh chỉ khoảng 20%, còn giảng viên thì khoảng 40% đủ chuẩn dạy bằng tiếng Anh.
Đó là những thông tin được GS.TS Nguyễn Trọng Hoài chia sẻ tại hội thảo quốc tế hóa giáo dục "Vai trò của Chính phủ và các tổ chức giáo dục trong việc đẩy mạnh quốc tế hóa giáo dục", do Trường ĐH Kinh tế TPHCM và Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia về khoa học giáo dục - Bộ GD-ĐT đồng tổ chức ngày 9/11.
Nhiều rào cản để quốc tế hoá giáo dục
Hơn 50 chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục, các nhà nghiên cứu và chuyên gia đến từ Đức, Thái Lan, Mỹ, Nhật Bản cùng thảo luận về các thách thức tồn tại trong quản lý giáo dục trong nước và quốc tế; các chính sách nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế và quốc tế hóa giáo dục trong thời đại mới.
GS.TS Nguyễn Trọng Hoài chia sẻ tại hội thảo quốc tế hóa giáo dục "Vai trò của Chính phủ và các tổ chức giáo dục trong việc đẩy mạnh quốc tế hóa giáo dục".
Theo GS.TS Nguyễn Trọng Hoài, ngoài nỗ lực của các trường đại học thì về phía Chính phủ, Bộ, ban ngành phải có những chính sách thúc đẩy cho những hoạt động quốc tế hóa trở nên tốt hơn và theo thông lệ của thế giới. "Ví dụ, hiện nay tỷ lệ sinh viên quốc tế đến Việt Nam còn thấp, nên phải cần sự hỗ trợ về mặt thủ tục nhập cảnh, chính sách học bổng... cho họ thì mới nâng được tỷ lệ này. Thêm nữa, muốn khuyến khích sinh viên quốc tế đến Việt Nam học, thì chương trình đào tạo của Việt Nam phải được giảng dạy bằng tiếng Anh, phải được thế giới công nhận. Muốn được thế giới công nhận, chương trình phải được kiểm định khu vực và quốc tế. Thêm vào đó, giảng viên cũng phải dạy bằng tiếng Anh một cách lưu loát, ít nhất phải tốt nghiệp từ các quốc gia phát triển".
GS Hoài cũng cho biết có những khó khăn đối với quốc tế hóa giáo dục ở chỗ năng lực tiếng Anh đầu vào vẫn chưa đủ sức để giao tiếp quốc tế một cách hiệu quả. "Xét trung bình, tỷ lệ sinh viên Việt Nam giỏi tiếng Anh chỉ khoảng 20%. Còn đối với giảng viên giỏi tiếng Anh, nếu chỉ tính trong trường ĐH Kinh tế TPHCM, khoảng 40% là đủ chuẩn, 60% phải nỗ lực học hỏi nhiều hơn nữa mới có thể đạt chuẩn, giao tiếp quốc tế và giảng dạy. Giao tiếp ở đây không phải là giao tiếp thông thường, mà là giao tiếp về mặt học thuật. Đó là hai điểm mà chúng ta cần phải cải thiện trong thời gian sắp tới", ông Hoài nói.
Cần tạo môi trường rèn luyện tiếng Anh
TS Hà Thúc Viên, Phó Hiệu trưởng phụ trách ĐH Việt - Đức cũng cho rằng, do ngoại ngữ không phải là ngôn ngữ chính của chúng ta, nhưng ngôn ngữ lại là yếu tố mang tính rào cản. Nếu những ai không có ngôn ngữ tốt, ngay cả sinh viên, giảng viên, sẽ rất khó bước vào cuộc chơi trong quá trình trao đổi học thuật quốc tế.
Các chuyên gia giáo dục đến từ nhiều nước cùng thảo luận về các thách thức tồn tại trong quản lý giáo dục trong nước và quốc tế
Theo ông, điều quan trọng nhất là chính bản thân sinh viên, nhà trường, từng giảng viên một phải nhận thức được vị trí của mình. "Mình phải đầu tư để có ngoại ngữ tốt. Ngoại ngữ tốt không những giúp chúng ta đơn thuần ở góc độ học thuật, là trao đổi mà còn giúp chúng ta tiếp cận tri thức mới nhanh hơn", TS Viên nói.
Cũng theo ông Viên, để nâng cao năng lực ngoại ngữ của sinh viên, các trường cần tăng cường hàm lượng tài liệu và giờ giảng dạy bằng tiếng Anh nhiều hơn nữa. Tuy nhiên một thách thức đặt ra với các trường là trình độ tiếng Anh của giảng viên hiện nay không đồng đều nên cần phải tuyển chọn những giảng viên có năng lực giảng dạy bằng tiếng Anh.
Nhà trường cần đưa ra tiêu chuẩn chọn lựa giảng viên trong tương lai phải giỏi ngoại ngữ, đồng thời có quy định bắt buộc giảng viên phải có trình độ ngoại ngữ nhất định. Trình độ ngoại ngữ ở đây là năng lực thực sự chứ không phải yêu cầu về bằng cấp.
Giảng viên phải nhận thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ cần thiết cho nghề nghiệp của mình thế nào. Các thông tin khoa học mới nhất trên thế giới đều công bố bằng tiếng Anh. Vì vậy nếu giảng viên đại học mà năng lực ngoại ngữ kém sẽ khó làm tốt chuyên môn của mình.
GS.TS Nguyễn Trọng Hoài cho biết, dự án nghiên cứu khoa học cấp quốc gia do Bộ GD-ĐT giao cho Trường ĐH Kinh tế TPHCM thực hiện gần 1 năm qua với nội dung là các giải pháp thúc đẩy quốc tế hóa hệ thống giáo dục Việt Nam, trong đó có giáo dục đại học. Mục tiêu của hội thảo ngày 9/11 là công bố các kết quả nghiên cứu chính của đề án, thứ hai là tập trung các học giả đến từ các quốc gia như Thái Lan, Đức, Úc, Mỹ... để cùng chia sẻ kinh nghiệm về các hoạt động quốc tế hóa lẫn nhau. Cộng với việc kết hợp kết quả nghiên cứu, từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy quốc tế hóa giáo dục đại học Việt Nam trong thời gian tới. Với thông điệp: hệ thống đại học Việt Nam phải tạo ra nguồn nhân lực phù hợp với bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; và hướng đến đào tạo sinh viên trở thành công dân khu vực cũng như toàn cầu.
Lê Phương
Theo Dân trí
Giáo sư đề nghị bãi bỏ quy định: "Giáo sư phải đi học nghiệp vụ sư phạm" Một số giáo sư giảng dạy nhiều năm tại trường đại học cho rằng, quy định yêu cầu giảng viên cao cấp phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm rất cứng nhắc, máy móc, thiếu thực tiễn và đề nghị cần điều chỉnh, bãi bỏ ngay. Nếu không có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, giáo sư, phó...