Những trường Đại học dành cho ‘con nhà giàu’ tại Việt Nam với mức học phí từ vài trăm triệu đến 1 tỷ đồng mỗi năm
Thay vì sang nước ngoài du học thì một số phụ huynh ngày nay lại quyết định để con mình theo học những trường dành cho “giới nhà giàu” tại Việt Nam.
Đại học luôn là mơ ước lớn nhất của các bạn trẻ, thế nhưng chọn trường thế nào, chất lượng ra sao, mức học phí mỗi năm dao động trong khoảng bao nhiêu luôn là nỗi bận tâm của nhiều người. Điều này lại càng đặc biệt hơn đối với các “cậu ấm cô chiêu”, vậy những trường đại học nào có chất lượng đào tạo tốt nhưng mức giá dưới 1 tỷ đồng mỗi năm, hãy cùng Saostar tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!
ĐH Fulbright Việt Nam
Trường ĐH Fulbright Việt Nam là trường đại học tư thục 100% vốn đầu tư nước ngoài, đào tạo theo mô hình giáo dục khai phóng của Hoa Kỳ rất nổi tiếng. Trường đào tạo hệ đại học và cao học. Trong hai năm 2017, 2018, trường tuyển được 120 sinh viên. Năm 2020, ĐH Fulbright cho biết sẽ tìm kiếm 130 sinh viên.
Các chuyên ngành mà trường ĐH Fulbright đào tạo bao gồm: Nghệ thuật, Kỹ thuật, Các ngành nhân văn, Toán học & Máy tính, Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được cấp 1 trong 3 bằng: Cử nhân Khoa học Xã hội, Cử nhân Khoa học hoặc Cử nhân Kỹ thuật.
Trong năm 2019-2020, mức học phí của trường là 467,6 triệu đồng, số tiền này chưa bao gồm chi phí ăn ở tại trường hơn 70 triệu đồng. Tổng cộng mỗi năm, sinh viên hệ cử nhân tại trường sẽ đóng khoảng 538 triệu đồng theo hai đợt, vào đầu mỗi học kỳ.
Nhà trường cho biết, mức học phí và chương trình hỗ trợ tài chính của ĐH Fulbright được xây dựng trên hai nguyên tắc chủ đạo. Một là mức học phí của Fulbright phải đảm bảo được chất lượng giảng dạy đẳng cấp quốc tế mà nhà trường mong muốn đem lại cho các bạn sinh viên. Hai là Fulbright sẽ hỗ trợ tài chính cho những sinh viên đủ năng lực mà không đủ điều kiện kinh tế để theo học tại trường. Đây cũng là minh chứng cho cam kết của Fulbright rằng, sẽ “phụng sự” học sinh trên khắp cả nước đến từ các hoàn cảnh và điều kiện kinh tế khác nhau.
ĐH RMIT Việt Nam
Nhắc đến những ngôi trường dành cho giới con nhà giàu tại Việt Nam, sẽ thật thiếu sót khi không nhắc đến cái tên RMIT. ĐH RMIT Việt Nam là chi nhánh tại châu Á của ĐH RMIT đặt tại Melbourne, Úc. Trường chu yêu giảng dạy các chương trình kinh doanh, kỹ thuật, và thiết kế.
Tại Việt Nam, trường thành lập từ năm 2000 với hai cơ sở ở Hà Nội, TP. HCM, bên cạnh đó RMIT cũng có trung tâm tiếng Anh tại TP. Đà Nẵng. Trường dạy hệ đại học, sau đại học và chương trình tiến sĩ (PhD). Bằng đại học tại RMIT được công nhận trên toàn thế giới.
Video đang HOT
Sinh viên của trường ĐH RMIT có thể chọn đóng học phí tiêu chuẩn hoặc học phí cố định. Theo đó, nếu sinh viên chọn đóng học phí cố định trong học kỳ đầu tiên, mức học phí sẽ giữ ổn định trong toàn khóa.
Ước tính, học phí năm 2020 đối với tân sinh viên hệ đại học là 289 triệu đồng mỗi năm, học phí toàn khóa là khoảng hơn 867 triệu đồng hoặc gần 1,2 tỷ đồng (tùy vào số tín chỉ và khóa học). Riêng ngành Video và Phim Kỹ thuật số, học phí tiêu chuẩn ước tính hơn 300 triệu đồng mỗi năm và 900,5 triệu đồng cho toàn bộ khóa học tại trường.
Cũng như bao trường đại học khác, trường ĐH RMIT cũng có các khoản miễn giảm học phí. Trương co chinh sach giam 5% học phí cho sinh viên có anh chị em ruột, cha mẹ, vợ chồng đã hoặc đang học tại RMIT Việt Nam (chỉ áp dụng tại các cơ sở của RMIT Việt Nam). Giảm 10% học phí cho cựu sinh viên đã hoàn thành chương trình đại học hoặc sau đại học tại RMIT (chỉ áp dụng tại các cơ sở của RMIT Việt Nam).
Đại học Anh quốc Việt Nam (British University Vietnam – BUV)
Đại học Anh quốc Việt Nam (British University Vietnam – BUY) là trường đại học 100% vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam. Trường cấp bằng trực tiếp chương trình cử nhân của ĐH Staffordshire và ĐH London của Vương quốc Anh. Đội ngũ giảng viên 100% quốc tế, tỷ lệ tốt nghiệp 100% trong hai khóa đầu tiên, trong đó 35% đạt Hạng Ưu Quốc tế.
Sinh viên có thể chọn theo học chương trình của ĐH Staffordshire, ĐH London hoặc chương trình BUV. Với chương trình ĐH Staffordshire, học phí năm dự bị là 67,8 triệu đồng. Ba năm còn lại, sinh viên đóng 185,5 triệu đồng. Tổng học phí rơi vào khoảng 624,3 triệu đồng (thay đổi tùy theo số lượng môn học). Tổng số tiền học phí, phí tài nguyên giáo dục, hội sinh viên cho 4 năm học là 775,3 triệu đồng.
Với chương trình ĐH London, học phí chương trình dự bị là 85,2 triệu đồng. Học phí 3 năm đại học là 194,6 triệu đồng. Cùng với các khoản phí khác, trong 4 năm, sinh viên đóng khoảng 1,1 tỷ đồng. Trong khi đó, học phí chương trình BUV chỉ xấp xỉ 144,7 triệu đồng mỗi năm, tương đương khoảng 578,8 triệu đồng cho toàn khóa.
ĐH VinUni
Trường ĐH VinUni có trụ sở đặt tại Hà Nội, đây là ngôi trường hợp tác chiến lược với hai đại học hàng đầu thế giới là ĐH Cornell và ĐH Pennsylvania. Năm học 2020 -2021, VinUni đã tập trung đào tạo các ngành trong lĩnh vực Kinh doanh và Quản lý, Kỹ thuật – Máy tính và Công nghệ thông tin và Sức khỏe. Cụ thể:
Lĩnh vực Kinh doanh và Quản lý: Ngành Quản trị Kinh doanh, Bất động sản, Quản trị Khách sạn.
Lĩnh vực Kỹ thuật – Máy tính và Công nghệ thông tin: Kỹ thuật Cơ khí, Kỹ thuật Điện, Khoa học máy tính.
Lĩnh vực Sức khỏe: Y khoa, Điều dưỡng
Trường dự kiến tuyển 300 sinh viên và 50 giảng viên cho năm học 2020-2021. Tỷ lệ giảng viên/sinh viên thực hiện theo các tiêu chuẩn QS tiên tiến nhất. 15-20 sinh viên/giảng viên cho các ngành thuộc lĩnh vực Kinh doanh và Quản lý, 15 sinh viên/giảng viên cho các ngành thuộc lĩnh vực Kỹ thuật – Máy tính và Công nghệ thông tin và 10 sinh viên/giảng viên cho các ngành thuộc lĩnh vực Sức khỏe.
Ước tính, chi phí một năm học tại VinUni là 35.000 USD (tương đương với 815,5 triệu đồng) với hệ đại học, 40.000 USD (tương đương 932 triệu đồng) hệ sau đại học. Chi phí này bao gồm các khoản chi cho giảng dạy, nghiên cứu, thực tập, thực hành lâm sàng, trao đổi quốc tế, học kỳ doanh nghiệp, hoạt động ngoại khóa, tất cả các trải nghiệm học tập…
Trong thời gian vào học, sinh viên được Hiệu trưởng và Viện trưởng đánh giá là Tài năng sẽ được cấp Học bổng Tài năng (merit based) ở mức 90% và 100% chi phí đào tạo. Riêng sinh viên đặc biệt Tài năng sẽ được xét cấp Học bổng toàn phần, bao gồm 100% chi phí và sinh hoạt phí liên quan.
Bên cạnh đó, VinUni cũng công bố các gói hỗ trợ tài chính (need based) với mức 50%, 70% và 80% chi phí đào tạo cho các sinh viên chưa đủ điều kiện tài chính. Liên tục trong 5 niên khóa đầu tiên, tất cả sinh viên sẽ được VinUni hỗ trợ 35% chi phí, tương đương với khoảng 12.000 – 14.000 USD trong suốt thời gian học tập tại trường.
Trường đại học phải giảm, nợ lương giảng viên vì dịch Covid-19
Dịch Covid-19 kéo dài khiến nhiều trường đại học phải cắt giảm thu nhập, thậm chí nợ lương cán bộ và giảng viên.
Không phải sinh viên nào cũng đăng ký học trực tuyến nên nguồn thu của các trường ĐH từ học phí giảm - Phạm Hữu
Giảm tới 50% thu nhập
Từ tháng 4 này, một số trường đại học (ĐH) bắt đầu thực hiện việc cắt giảm thu nhập của cán bộ, giảng viên và nhân viên do khó khăn tài chính.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết: "Nếu trường vẫn áp dụng mức chi cũ như năm trước thì cuối năm nay trường sẽ không đủ tiền. Do vậy, trong bối cảnh khó khăn chung hiện nay, trường đành phải thực hiện tiết kiệm chi tiêu".
"Dù dịch bệnh bắt đầu từ sau tết nhưng 2 tháng vừa qua (tháng 2, 3) trường vẫn trả đủ lương cho cán bộ, giảng viên và nhân viên. Nhưng tới tháng 4 này, trường sẽ giảm 10% thu nhập của nhân viên và giảng viên. Ở cấp cán bộ lãnh đạo, mức giảm có thể lên tới 30 - 40%. Sau thời điểm tháng 4, nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài thì trường sẽ tính tiếp", ông Dũng thông tin.
Trong tình trạng khó khăn chung nhưng không cắt giảm thu nhập, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM đành chọn phương án nợ lương cán bộ, giảng viên. Theo một đại diện trường này, tình hình tài chính của trường hiện có nhiều khó khăn. Từ tết đến nay, trong 2 tháng liên tiếp trường chỉ trả được 50% lương cho người lao động, nửa còn lại trường đành nợ. "Dù khó khăn nhưng trường chưa dám thực hiện cắt giảm thu nhập, tạm thời xử lý theo hướng nợ lương, khi nào có sẽ trả sau", đại diện trường này chia sẻ.
Trường ĐH Văn Lang cũng thực hiện giảm tổng thu nhập cán bộ giảng viên bắt đầu từ tháng 4. Theo đó, phó hiệu trưởng mức giảm lên tới 50%, giảm 30 - 40% với trưởng phó các đơn vị. Riêng với giảng viên và người lao động mức giảm khác nhau từ 20 - 30%. Mức giảm này có thể kéo dài 3 - 4 tháng.
Theo tìm hiểu của phóng viên, một số trường ĐH tư thục khác cũng đứng trước nhiều khó khăn và đang áp dụng nhiều cách để giảm chi. Có trường giảm 40% tổng thu nhập với mức cắt giảm khác nhau tùy vị trí công việc. Có trường cán bộ nhân viên làm việc tháng này mới được nhận lương tháng trước đó hoặc khuyến khích cán bộ nhân viên nghỉ phép và hưởng lương cơ bản trong giai đoạn này.
Mất nguồn thu từ học phí
Theo đại diện các trường, khó khăn tài chính của các trường thời điểm này do tác động chung từ dịch Covid-19 kéo dài.
Thạc sĩ Võ Văn Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang, cho biết khó khăn trên một phần do trường thực hiện chính sách giảm học phí, chia sẻ với khó khăn chung của sinh viên (SV) trong mùa dịch. Theo đó, trường đã quyết định hỗ trợ 20% học phí cho SV học trực tuyến tính trên khối lượng học phần SV đăng ký và tham gia học. Trường cũng hỗ trợ 10% học phí cho SV không học trực tuyến. Ngoài ra, đợt này SV xin gia hạn thời gian nộp học phí nhiều nên càng kéo theo khó khăn của trường.
Hiệu trưởng một trường ĐH công lập tại TP.HCM nhìn nhận kinh tế khó khăn đang là tình hình chung của nhiều đơn vị, không chỉ trường học. Ở bậc ĐH dù triển khai hình thức dạy học trực tuyến nhưng số lượng SV đăng ký học theo hình thức này không nhiều. Một số SV đăng ký nhưng không quen cách học trực tuyến, xin rút môn nên ảnh hưởng tới nguồn thu học phí. Ước tính nếu chỉ cần khoảng 20% SV không đăng ký học trực tuyến, nguồn thu học phí của trường trong học kỳ này có thể giảm tới 80 tỉ đồng.
Đại diện một trường ĐH khác cho biết nguồn thu chính của nhiều trường hiện nay là học phí. Tuy nhiên, dịch bệnh kéo theo khó khăn của các gia đình nên số SV chưa nộp học phí hiện rất nhiều. Các trường hiện đang áp dụng nhiều biện pháp xử lý với SV nợ học phí như không đưa vào danh sách thi hết học phần, không xét dự thi tốt nghiệp, không làm khóa luận và không được đăng ký học phần mới... Tuy nhiên, thực tế có không ít SV chấp nhận không đăng ký môn trong học kỳ này dù trường triển khai dạy học trực tuyến.
Nghỉ nhưng vẫn trả đủ lương và thu nhập
Ngược lại với xu hướng trên, hiện một số trường ĐH cho biết vẫn đảm bảo chi trả các khoản lương, thu nhập tăng thêm cho người lao động như: Công nghiệp TP.HCM, Nha Trang, Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM, Lạc Hồng... Đặc biệt, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM cho toàn bộ cán bộ và người lao động nghỉ phòng chống dịch bệnh trong 1 tháng kể từ ngày 1.4 nhưng vẫn trả đủ 100% thu nhập.
Hà Ánh
Học sinh náo nức đến thư viện sau khi trở lại trường Hêt cach ly xã hội, hoc sinh, sinh viên trơ lai trương vơi bao niêm vui phân khơi vì găp thây cô, ban be va nhất là được đoc những cuốn sách, quyển truyện, tờ bao mà mình yêu thích tai thư viện nhà trường. Theo ghi nhận của chúng tôi, tai nhiêu trương Đai hoc trên cả nước, cac thư viện trương...