Những trở ngại của quyền lực Trung Quốc vấp phải
Con đường để trở thành một quốc gia siêu cường trên chính trường thế giới không phải là con đường dễ dàng. Càng ngày Trung Quốc càng nhận ra những trở ngại mà nước này phải đối mặt khi sức mạnh của quốc gia đông dân nhất thế giới này gia tăng nhanh chóng.
Trung Quốc đang gặp nhiều trở ngại trong việc sử dụng quyền lực của mình.
Trên thực tế, những rắc rối về chính sách ngoại giao khu vực mà Trung Quốc gặp phải trong những năm gần đây cho thấy nước này đang đối mặt với những thử thách về cách sử dụng và củng cố quyền lực của mình.
Việc Trung Quốc mới nổi lên thành một cường quốc trên trường quốc tế khiến dư luận đặt câu hỏi về chiến lược tổng quát mà Trung Quốc chọn, việc nước này sử dụng quyền lực của mình thế nào và những hậu quả của chính sách đó là gì. Có thể nhận thấy 5 thách thức mà Trung Quốc đang phải đối mặt như sau.
Thứ nhất: Vấn đề đánh giá quyền lực thực sự của Trung Quốc thế nào là đúng đắn?
Hiện tại, sự “vươn lên” của Trung Quốc vẫn đang được định nghĩa, đo lường và quan sát theo một cách thức khá mâu thuẫn, điều đó dẫn đến những kết luận khác nhau về sự tồn tại và bước tiến của quốc gia này.
Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, là đối tác thương mại lớn nhất, quốc gia nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất và là nền kinh tế có GDP lớn thứ hai trên thế giới. Tuy vậy, theo tiêu chí của Liên Hợp Quốc, bình quân GDP đầu người của Trung Quốc chỉ đứng thứ 120 và chỉ số phát triển con người đứng thứ 101 trên thế giới.
Tính theo bình quân đầu người thì nguồn tài nguyên của Trung Quốc khá hạn chế, dân số già hóa nhanh chóng với hơn 700 triệu người sống ở khu vực nông thôn và 150 triệu người sống dưới mức nghèo khổ (số người có mức thu nhập dưới 2 USD mỗi ngày chiếm khoảng 36% tổng dân số – khoảng 500 triệu người).
Thứ hai: Trung Quốc có thể biến các nguồn lực thành quyền lực và tầm ảnh hưởng thực sự hay không?
Có được tiềm năng của quyền lực là một chuyện, có được quyền lực và tầm ảnh hưởng thực sự lại là chuyện khác. Do có dân số lớn cùng với sự tăng trưởng mạnh của GDP và chi tiêu quân sự, Trung Quốc đang sở hữu những tiềm năng quyền lực lớn, tuy nhiên còn rất xa nước này mới đứng ngang bằng với các quốc gia khác như Hoa Kỳ, đặc biệt là về “quyền lực mềm” – sự hấp dẫn của các giá trị chính trị và xã hội văn minh.
Trong thập kỷ tới, cơ chế để biến các tiềm năng quyền lực thành quyền lực thực sự sẽ còn phức tạp hơn rất nhiều. Không chỉ có vậy, hầu hết các nhận định về tiềm năng quyền lực của Trung Quốc đều dựa trên cách nhìn nhận phiến diện vì về lâu dài sự tăng trưởng của Trung Quốc là mất cân đối và không bền vững. Các yếu tố môi trường và xã hội có thể sẽ cản trở đáng kể sự phát triển của nước này trong tương lai.
Video đang HOT
Thứ ba: Trung Quốc có biết cách sử dụng quyền lực hợp lý và hiệu quả?
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên có thay đổi lớn lao, một thời điểm “co giãn” lớn trong lịch sử thế giới do sự chuyển dịch về quyền lực cùng sự phân tán quyền lực trên thế giới. Bản chất của quyền lực đang cải tiến và chuyển biến. Một quốc gia không thể nào có quyền lực thực sự nếu nước đó không trở thành trung tâm của các mạng lưới đồng thời có kỹ năng kiến tạo và duy trì sự liên kết với những người chơi khác.
Trung Quốc vẫn chưa quen thuộc với các trò chơi quyền lực mới này.
Những nguy cơ về an ninh quốc gia mà Trung Quốc đang đối mặt càng nhấn mạnh sự cần thiết rằng nước này phải nỗ lực hơn nữa trong việc tích hợp các công cụ chiến lược về ngoại giao, quốc phòng và phát triển. Ngoài ra, Trung Quốc vẫn chưa biết cách sử dụng “quyền lực dân sự” để đạt được thành công bền vững về mặt ngoại giao.
Thứ tư: Trung Quốc có biết cách chia sẻ quyền lực và trấn an các quốc gia khác?
Một điều không thể tránh khỏi là quyền lực quân sự của Trung Quốc sẽ lớn mạnh cùng với sự lớn mạnh của nền kinh tế và các lợi ích toàn cầu của nước này và điều đó có thể khiến Trung Quốc trông có vẻ nguy hiểm hơn. Điều đó sẽ có tác dụng ngược lại là dẫn đến sự hình thành các liên minh đối trọng với Trung Quốc, khiến vị thế quyền lực của nước này suy giảm.
Trên thực tế, Trung Quốc đang có vị trí địa lý bất lợi và thiếu kinh nghiệm lịch sử trong việc chia sẻ quyền lực cũng như trải nghiệm môi trường đa phương hóa.
Mặc dù Trung Quốc có thể tuyên bố các mục đích của mình là hòa bình, nước này cần phải thuyết phục các quốc gia khác đặc biệt là Hoa Kỳ và các láng giềng châu Á. Trung Quốc cần phải tăng cường tham gia vào các diễn đàn đa phương và điều chỉnh cách tiếp cận của mình để chứng minh rằng nước này thực sự đi theo cam kết phát triển hòa bình.
Thứ năm: Trung Quốc có biết cách duy trì quyền lực và tránh tầm nhìn thiển cận về chiến lược?
Sự cám dỗ lớn nhất đối với một quốc gia quyền lực là sử dụng quyền lực hay đôi lúc là lạm dụng quyền lực.
Đối với Trung Quốc, trong những năm tới, nước này cần thiết phải duy trì chiến lược kiềm chế trong các cuộc tranh chấp với các quốc gia láng giềng, thúc đẩy tinh thần yêu nước và đa dạng hóa chính sách ngoại giao.
Chiến lược tốt mà Trung Quốc có thể sử dụng là hành động theo hoàn cảnh chứ không phải theo vị thế quốc gia. Sẽ rất tốn kém và sai lầm nếu Trung Quốc coi bất kỳ quốc gia nào đó là mối đe dọa hàng đầu và tập trung vào ganh đua thay vì đầu tư tạo một môi trường bên ngoài thuận lợi cho mình.
Về mặt tích lũy quyền lực, nếu Trung Quốc có thể chấp nhận rằng “nhiều hơn không phải luôn luôn là tốt hơn” thì nước này cần thay đổi cách ứng xử, các giá trị và các chính sách để điều khiển năng lực ngày càng lớn mạnh và kiềm chế những lúc bốc đồng kiểu đế quốc của mình.
Trung Quốc cần phải học cách lắng nghe và làm nhiều hơn nữa để gắn chặt hơn vào một trật tự thế giới mở và tồn tại theo luật lệ và đây là con đường đi duy nhất dành cho Trung Quốc.
Đồng thời, cộng đồng quốc tế cũng nên hiểu đúng hơn những lo lắng, nguyện vọng và khó khăn của Trung Quốc trong quá trình xây dựng và hiện đại hóa bản thân cũng như xử lí những trở ngại phức tạp của việc sử dụng quyền lực.
Bản thân sự lo sợ thái quá về quyền lực và ý định của Trung Quốc cũng có thể trở thành nguồn gốc của xung đột và dẫn đến những hậu quả thảm khốc. Trung Quốc có thể hòa nhập vào thế giới được hay không là nhờ vào sự thích nghi và điều tiết của cả Trung Quốc và thế giới.
Theo Infonet
Ấn Độ - "mồi ngon" của hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc
Khi hai siêu cường Trung Quốc và Mỹ chạy đua vị trí bá chủ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thì Ấn Độ bị đẩy vào tình thế khó xử. Cả Bắc Kinh và Washington đều muốn có được Ấn Độ và nước này trở thành mục tiêu để hai siêu cường hàng đầu thế giới "ve vãn", giành giật.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đang ở thăm Ấn Độ
Trung, Mỹ "ve vãn" Ấn Độ
Trong bối cảnh cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc ngày một leo thang, giới lãnh đạo hai nước này đã tranh thủ tìm cách lôi kéo sự ủng hộ của Ấn Độ - một cường quốc quan trọng trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Bất kỳ nước nào "ve vãn" được Ấn Độ thì nước đó sẽ giành được lợi thế lớn trong cuộc chay đua tranh giành ảnh hưởng ở khu vực năng động nhất thế giới này.
Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đang có chuyến thăm đến Ấn Độ thì ở bên kia, Trung Quốc cũng đang ra sức ve vuốt Ngoại trưởng của nước láng giềng.
Bộ trưởng Quốc phòng Panetta đã đưa ra những phát biểu cho thấy Mỹ coi trọng Ấn Độ như thế nào. Theo ông chủ Lầu Năm Góc, Ấn Độ là "trục chính" trong chiến lược quốc phòng mới vừa được công bố của Washington. Đây là chiến lược chuyển trọng tâm của Mỹ về Châu Á-Thái Bình Dương, Ông Panetta hôm qua (6/6) đã ca ngợi quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ là mối quan hệ "đối tác định hình của thế kỷ 21 và hai nước là "những đồng minh tự nhiên" của nhau. Bộ trưởng Quốc phòng Panetta tin rằng, Mỹ và Ấn Độ chia sẽ lợi ích và quan điểm chung với nhau.
Trong một nỗ lực nhằm giành được sự ủng hộ của Ấn Độ, Bộ trưởng Panetta đã cam kết củng cố mối quan hệ quân sự song phương giữa hai nước. Mỹ hứa sẽ cung cấp những công nghệ vũ khí tốt nhất cho New Delhi. "Mỹ cam kết chắc chắn sẽ cung cấp những công nghệ vũ khí tốt nhất có thể cho Ấn Độ. Chúng ta đều là những nước hàng đầu về phát triển công nghệ và chúng ta có thể hợp tác để làm nên những điều kỳ diệu", Bộ trưởng Quốc phòng Panetta đã nói như vậy với giới báo chí ở thủ đô New Delhi.
Trong khi đó, ở Bắc Kinh, Phó Thủ tướng Li Keqiang cũng đang nỗ lực thuyết phục Ngoại trưởng Ấn Độ SM Krishna rằng, quan hệ Trung Quốc-Ấn Độ là mối quan hệ song phương quan trọng nhất của thế kỷ 21. Ông Krishna đang ở thăm Trung Quốc.
Trước đó, sau khi Ấn Độ thử thành công tên lửa Agni-V có tầm bắn hơn 5.000km, Trung Quốc đã liên tục chỉ trích, chế giễu New Delhi về tham vọng trở thành siêu cường. Tuy nhiên, thái độ của Bắc Kinh với New Delhi giờ đây đã thay đổi rõ rệt. Cường quốc số 1 Châu Á đã trở nên mềm mỏng, hòa dịu hơn với nước láng giềng của mình.
Ấn Độ sẽ nghiêng về ai?
Trong tình thế được cả hai siêu cường "ve vãn", Ấn Độ chắc chắn sẽ không dại gì ngả hẳn về một bên nào cả. Thay vào đó, nước này sẽ tranh thủ cả hai để phục vụ lợi ích tốt nhất cho họ. Tuy nhiên, New Delhi được cho là sẽ nghiêng một chút về phía Mỹ bởi nước này có mối quan ngại lớn đối với nước láng giềng khổng lồ của mình.
Ấn Độ ngày càng trở nên dè chừng trước sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc. New Delhi tin rằng, sự lớn mạnh của Trung Quốc đe dọa đến vị thế, an ninh và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ấn Độ. Ấn Độ là một cường quốc ở Châu Á-Thái Bình Dương. Nước này cũng đang muốn dần khẳng định vai trò cường quốc của thế giới. Ấn Độ đang ngày một mạnh lên. Đó là điều không ai có thể phủ nhận. Cùng với sự phát triển kinh tế của mình, New Delhi đã mạnh tay đầu tư cho quân đội. Ấn Độ là nước mua sắm vũ khí nhiều nhất thế giới trong 5 năm qua.
Tuy nhiên, quá trình khẳng định vai trò cường quốc của Ấn Độ đang bị vấp phải cản trở từ phía Trung Quốc. Điều đó được thể hiện rõ nhất qua việc, Bắc Kinh thường xuyên phản đối việc New Delhi tìm kiếm một chiếc ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mở rộng.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng tin rằng, một Trung Quốc mạnh lên là mối đe dọa đối với an ninh và sự toàn vẹn lãnh thổ của họ. Giới lãnh đạo ở New Delhi cáo buộc, hai nước láng giềng Trung Quốc và Pakistan đang để mắt tới lãnh thổ của Ấn Độ. "Trung Quốc đang đòi chủ quyền đối với toàn bộ một bang nằm trong lãnh thổ Ấn Độ, đó là bang Arunachal Pradesh. Nhiều người trong chúng tôi tin rằng, Trung Quốc đang tìm cách bao vây Ấn Độ từ mọi phía để kiềm chế sự phát triển của chúng tôi. Vì thế, thỉnh thoảng họ lại khiêu khích chúng tôi ở biên giới", một quan chức cấp cao của Ấn Độ cho biết.
Với những lý do trên, chắc chắn Ấn Độ muốn dựa vào Mỹ - cường quốc số 1 thế giới, để kiềm chế bớt sức mạnh, ảnh hưởng cũng như tham vọng của Trung Quốc. New Delhi muốn dùng mối quan hệ với Mỹ làm đối trọng với Trung Quốc. Ngoài ra, Ấn Độ cũng muốn tranh thủ Mỹ để củng cố sức mạnh cả về kinh tế lẫn quân sự cho nước này.
Tuy nhiên, New Delhi cũng không vì thế mà hoàn toàn ngả về phía Mỹ, quay lưng lại với Trung Quốc. Điều đó không có lợi cho sự phát triển của Ấn Độ. Nếu để Bắc Kinh tức giận, New Delhi cũng sẽ "mất ăn mất ngủ" vì sự quấy phá của nước láng giềng, đặc biệt là ở khu vực biên giới. Hơn nữa, Trung Quốc là một thị trường khổng lồ, có thể giúp Ấn Độ phát triển nền kinh tế đất nước.
Theo VNMedia
Mỹ "ăn miếng trả miếng" Trung Quốc trên Biển Đông Hiếm khi nào người ta lại chứng kiến hai siêu cường hàng đầu thế giới Trung-Mỹ đối đầu nhau cùng lúc trên nhiều mặt trận như trong thời gian vừa qua. Những cuộc đối đầu liên tiếp trên Biển Đông, trong lĩnh vực quân sự, kinh tế, nhân quyền... đã khiến quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh chao đảo. Tàu chiến Mỹ...