Những trận tranh biện ‘nảy lửa’ giúp 10X trúng học bổng hơn 5 tỷ
Từng trải qua những trận tranh biện “nảy lửa”, điều đó đã rèn cho Linh cách tư duy, tiếp cận vấn đề bằng góc nhìn đa chiều. Những đam mê, cá tính ấy được thể hiện đồng nhất trong hồ sơ, giúp Linh thuyết phục được các trường ĐH Mỹ.
Với hồ sơ ’sáng’ cùng thành tích học tập tốt và hoạt động ngoại khóa nổi bật, nữ sinh lớp chuyên Anh của Trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam nhận được thư báo trúng tuyển của ĐH Washington and Lee (xếp thứ 9 trong số các trường đại học giáo dục khai phóng ở Mỹ) cùng mức học bổng 220.000 USD cho 4 năm học.
Nguyễn Hoàng Phương Linh từng giành được huy chương Đồng kỳ thi Olympic Toán học khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APMOPS 2016), huy chương Đồng giải Violympic Toán Tiếng Anh cấp Quốc gia.
Bí kíp để luôn có một tinh thần thoải mái trong suốt “mùa apply”, theo Linh, là phải quản lý thời gian thật tốt, vạch ra và giải quyết lần lượt từng vấn đề theo các mốc thời gian.
“Em biết nhiều bạn trong khoảng thời gian ‘apply’ áp lực rất nhiều, có khi chỉ ngủ vài tiếng mỗi ngày. Nhưng em thấy đó không phải là cách để đi đường dài. Vì thế, em luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc và luôn có thời gian biểu chặt chẽ hàng ngày. Cách làm này em thấy rất hiệu quả”.
Nữ sinh cũng lên thời khóa biểu chi tiết theo từng khung giờ và làm theo kế hoạch đã đặt ra.
“Ví dụ, em luôn vạch chi tiết khoảng thời gian 2 – 4 giờ, 4 – 5 giờ, 5 – 6 giờ em sẽ phải làm gì. Khi đặt ra cường độ như thế, mình làm việc cũng sẽ tập trung hơn rất nhiều. Và khi nắm được khối lượng công việc của một tuần, mình cũng có thể phân bổ thời gian hợp lý hơn”.
Nhờ có chiến lược cụ thể, điểm các bài thi chuẩn hóa của Linh ở mức khá cao. Em đạt điểm 1550 SAT 1 (superscore), 800 SAT 2 Toán và 110 TOEFL IBT.
Phương Linh (ngoài cùng bên trái, hàng đầu tiên) cùng các bạn trong câu lạc bộ.
Niềm đam mê với Tranh biện
Bên cạnh đó, Phương Linh cũng nhấn mạnh việc cần phải thể hiện cá tính, đam mê một cách đồng nhất để thuyết phục hội đồng tuyển sinh. Niềm đam mê với tranh biện đã được Phương Linh thể hiện xuyên suốt trong hồ sơ của mình. Đây là hoạt động mà Linh nói đã thể hiện rõ ràng nhất con người mình trong suốt ba năm THPT.
Tại trường Ams, Phương Linh là Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Tranh biện, Phó Trưởng ban tổ chức Giải Tranh biện Hà Nội mở rộng (Hanoi Debate Tournament).
Nữ sinh 18 tuổi cũng “ẵm” một vài giải thưởng về tranh biện như quán quân và top 3 người nói xuất sắc nhất của giải Hanoi Debate Tournament 2019; lọt vào bán kết giải National Novice Debating Championship 2018.
Ngoài ra, Linh cũng là nhân vật tham gia chương trình Trường Teen 2019 của VTV7 với chủ đề từng “gây bão”: Học sinh có lỗi hay không khi điểm Lịch sử thấp.
Không chỉ tham gia với tư cách tranh biện viên (debater), Phương Linh còn tham gia nhiều giải trong vai trò giám khảo.
Linh (ngoài cùng bên phải) làm giám khảo trong trận chung kết Hanoi Debate Tournament
Video đang HOT
Dù vậy, Linh thừa nhận, bản thân không phải là người có năng khiếu về tranh biện. “Em bắt đầu từ con số 0, từng luyện tập tranh biện để thử thách giới hạn của bản thân”.
Giai đoạn đầu, Phương Linh chủ yếu ngồi xem các video đấu tập; cập nhật thông tin liên tục và xây dựng cho bản thân một nền tảng kiến thức đủ dày. Nữ sinh cũng thường xuyên phải tự tập luyện nói một mình trước gương.
Sau này, khi đã tự tin hơn, Linh đi đấu tập với những người bạn trong câu lạc bộ. Dần dần, nữ sinh trường Ams kết nối với các bạn trường khác để tổ chức những buổi giao lưu, làm quen với không khí thi đấu.
“Để chuẩn bị cho một buổi tranh biện có khi phải tập luyện suốt cả một tháng trời. Nhưng điều này đã giúp em học được cách thể hiện quan điểm bản thân rõ ràng hơn mỗi khi lên ’sàn’ tranh biện”.
“Tranh biện đã tạo cơ hội cho em hiểu biết hơn về các vấn đề trong đời sống và có cái nhìn đa chiều. Khi đã quen với tư duy phản biện thì không chỉ trong một trận tranh biện mà trong bất cứ hoàn cảnh nào, trước một hiện tượng trong đời sống, em cũng sẽ có xu hướng nhìn bao quát hơn, từ các góc độ khác nhau thay vì chỉ nghĩ mình luôn đúng.
Ngoài ra, tranh biện còn khiến em tự tin hơn vào bản thân. Trước đây, khi mới vào cấp 3, em không có kinh nghiệm về tranh biện. Nhưng em đã dám thử một lĩnh vực mà em chưa từng thử. May mắn, sau rất nhiều cố gắng và nỗ lực tập luyện, em lại có những dấu mốc khẳng định mình trong lĩnh vực ấy.
Việc ấy khiến em cảm thấy tự tin hơn và nó đã thôi thúc em đi ra khỏi vùng an toàn của mình, dám thử những thứ mới”, Phương Linh nói.
Bảng dày các hoạt động ngoại khóa.
Đó là dự án Life Shield (dự án Tấm chắn) do Linh khởi xướng. Trong 21 ngày cách li xã hội, dự án đã làm được 12.000 tấm chắn bảo hộ gửi đến 18 bệnh viện, trong đó có Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức…
Ngoài ra, Linh còn là đồng sáng lập, Trưởng ban tổ chức của dự án “Phù thủy Kinh tế” – một dự án từng gây được “tiếng vang” tại trường Ams.
Linh cho rằng, nhiều học sinh mong muốn tìm hiểu những kiến thức về kinh doanh nhưng trong chương trình chính khóa lại không có bộ môn này. Các tài liệu trên mạng hầu hết lại bằng tiếng Anh, do đó rất khó để tiếp cận.
Vì vậy, dự án ra đời với mục đích đưa những kiến thức về kinh tế trở nên gần gũi hơn với những học sinh cấp 3. Tại đây, học sinh có thể lắng nghe các chuyên gia tài chính chia sẻ kiến thức thông qua các buổi talkshow, với các chủ đề chính như về thị trường chứng khoán Việt Nam, các công việc trong ngành tài chính và triển vọng phát triển Fintech tại Việt Nam. Hoạt động này cũng đã thu hút đông đảo học sinh tham dự.
Làm nhiều hoạt động một lúc, nữ sinh trường Ams cho rằng điều đó không làm em cảm thấy “lộn xộn” vì “quan trọng nhất vẫn là sắp xếp thời gian để làm được nhiều việc một cách hiệu quả”.
Hiện tại, ngoài việc học, Phương Linh còn làm trợ lý cho một tiến sĩ nghiên cứu về các vấn đề vaccine. Thời gian tới, nữ sinh 18 tuổi dự định sẽ chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và thử sức thêm một vài lĩnh vực mới trước khi sang Mỹ.
Bí quyết đỗ học bổng 6,6 tỷ của 'nữ sinh không giải thưởng'
Giành được học bổng hơn 6,6 tỷ đồng trong 4 năm đến Mỹ, nhưng Ngọc Anh nói em từng khá lo khi hồ sơ không có thành tích này, giải thưởng kia. Điều em thuyết phục hội đồng tuyển sinh là chứng minh được 'mình là người thế nào'.
Cuối tháng 12, Lê Ngọc Anh (học sinh lớp chuyên Anh, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) nhận được tin trúng tuyển vào Trường ĐH Washington and Lee, ngôi trường xếp thứ 9 trong số các trường đại học giáo dục khai phóng ở Mỹ. Ngọc Anh nhận suất học bổng trị giá hơn 72.000 USD/ năm, bao gồm cả học phí và chi phí sinh hoạt.
Mức hỗ trợ này nằm ngoài mong đợi của Ngọc Anh, bởi lẽ dù đã chuẩn bị khá kỹ, nhưng em đánh giá, hồ sơ của mình không có quá nhiều thành tích, giải thưởng nổi bật.
"Điều em thể hiện được trong hồ sơ, có lẽ là những định hướng rõ ràng để ban tuyển sinh "đọc" được em là người thế nào".
Khẳng định mình bằng các hoạt động ngoại khóa
Ngọc Anh bắt đầu tìm hiểu về Trường ĐH Washington and Lee khi được giới thiệu ngôi trường này nằm ở một vùng đất khá bình yên. Tại đây, số lượng sinh viên tương đối ít, hầu hết đều dưới 20 người/lớp.
"Việc chọn trường để học khá quan trọng vì đây sẽ là nơi gắn bó với mình trong suốt 4 năm. Đó phải là ngôi trường có sứ mệnh phù hợp, có môi trường sống và học tập phù hợp với tính cách của mình.
Ở ĐH Washington and Lee, em có thể tham gia vào các hoạt động leo núi, chạy bộ, đạp xe đạp xung quanh trường. Mọi thứ đều lôi cuốn và hấp dẫn em".
Lê Ngọc Anh (học sinh lớp chuyên Anh, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam)
Yêu thích ngành Quản trị kinh doanh, trong hồ sơ của mình, Ngọc Anh đã thể hiện sự nghiêm túc khi nghiên cứu kỹ về trường cũng như ngành học này.
Mất 2 tháng tập trung làm hồ sơ, nhưng nữ sinh đã phải chuẩn bị từ rất lâu trước đó.
"Em biết, có những trường luôn mong muốn tìm kiếm những cá nhân đặc biệt. Nhưng tại ngôi trường này, điều họ kỳ vọng ở ứng viên là những cá nhân sẵn sàng cống hiến cho cộng đồng".
Trong danh sách dài những hoạt động mà Ngọc Anh tham gia, hầu hết đều hướng về người lao động và những em bé kém may mắn.
Đó là hoạt động gây quỹ bằng việc tổ chức hội chợ đồ cũ kết hợp với hội chợ ẩm thực được Ngọc Anh thực hiện vào năm 2019. Qua một mùa hè, nhóm của Ngọc Anh đã quyên góp được hơn 70 triệu đồng.
Cho rằng, việc dùng số tiền này để xây một căn bếp giúp trẻ em Sapa được học nấu ăn như một nghề sẽ bền vững hơn rất nhiều, nhóm của Ngọc Anh xây một căn bếp và mời những đầu bếp nhà hàng tại Lào Cai làm giảng viên đứng lớp, đào tạo cho các em nhỏ.
Kỳ vọng của cô gái 17 tuổi là giúp các em nhỏ sau này có thể làm việc trong các nhà hàng, khách sạn tại Sapa thay vì phải đi xin tiền từ những người dân du lịch.
Ngọc Anh giành được học bổng 6,6 tỷ trong 4 năm của trường đại học Mỹ.
Tại trường Ams, Ngọc Anh là Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Làm bánh và Câu lạc bộ Cờ vua. Em từng cùng bạn bè tham gia dạy làm bánh cho những trẻ em mồ côi tại chùa Hương Lan (Chương Mỹ, Hà Nội); dạy làm bánh cho những trẻ em khuyết tật ở Thuận Thành (Bắc Ninh).
Em còn khởi xướng một dự án làm nước rửa tay để tặng cho người lao động, người cung cấp thực phẩm tại một số chợ và điểm cách ly trong thời gian dịch Covid-19 phức tạp.
Ngọc Anh cho rằng, mặc dù điểm yếu trong hồ sơ của mình là không có các giải thưởng quốc gia, quốc tế nhưng em đã cố gắng khẳng định mình bằng rất nhiều hoạt động ngoại khóa có tác động xã hội.
"Em nghĩ từ những hoạt động ngoại khóa ấy, ban tuyển sinh có thể "đọc" được con người em khá rõ ràng".
"Bài luận không tô hồng, em là chính em"
Trường ĐH Washington and Lee không phải ngôi trường duy nhất Ngọc Anh nộp hồ sơ và được chấp nhận.
Bí quyết để giành được thư đồng ý từ các trường Mỹ, theo Ngọc Anh, một phần vì em không dùng chung một bài luận cho tất cả.
"Mỗi trường đều sẽ có tôn chỉ riêng. Vì thế, em đã dành thời gian tìm hiểu về từng trường và đặc điểm riêng biệt để viết cho phù hợp. Em nghĩ rằng, ban tuyển sinh sẽ dễ dàng nhận ra một ứng viên có thực sự tâm huyết và tha thiết với trường hay không chỉ thông qua bài luận.
Bên cạnh đó, các ý trong các bài luận khác nhau cũng không nên lặp lại. Ví dụ, trong bài luận thứ nhất đã viết về một hoạt động nào đó rồi thì trong bài luận khác cũng không nên nhắc thêm về hoạt động đó nữa".
Ngọc Anh chọn theo học ngành Quản trị kinh doanh.
Một bí quyết khác giúp ban tuyển sinh nhận ra ứng viên phù hợp giữa hàng ngàn bài luận, theo Ngọc Anh, là "bài luận không nên tô hồng; em phải là chính em".
"Em nghĩ rằng hãy cứ sống thật với bản thân, có gì viết nấy sẽ tốt hơn việc tưởng tượng và viết ra những lời lẽ sáo rỗng, thiếu chân thực. Vì thế, mỗi khi đặt bút viết, em đều luôn nghĩ những điều đó có thực sự đúng với bản thân em không, và những điều đó có thực sự là điều nhà tuyển sinh đang tìm kiếm không".
Trong bài luận của mình, Ngọc Anh đã chọn chủ đề về gia đình. Đó là mối quan hệ với chị gái - người trước đây em không thực sự thân thiết, nhưng cả hai đã cùng nhau trải qua nhiều hoạt động ý nghĩa và trở nên hiểu nhau hơn.
Cũng trong bài luận ấy, Ngọc Anh đã nhắc đến một hoạt động kinh doanh nhỏ mà hai chị em cùng làm. Việc làm này giúp em hiểu hơn về ngành Quản trị Kinh doanh, biết việc kiếm tiền rất khó và biết trân trọng đồng tiền hơn.
Ngọc Anh (áo vàng, hàng 1) cùng các bạn trong lớp.
"Về quy trình, đầu tiên em sẽ lên dàn ý, vạch ra tất cả những gì mình có thể nghĩ được. Em viết bao nhiêu tùy thích mà không cần quan tâm đến giới hạn từ. Sau đó, em sẽ cắt dần những ý không thực sự hay và cần thiết đi. Khi có một dàn ý thực sự ưng ý rồi, em sẽ viết hoàn chỉnh, nhờ các anh chị đi trước, thầy cô đọc và sửa lại về văn phong, ý tưởng".
Có giai đoạn, Ngọc Anh bị áp lực và chán nản. Một số bài luận khi viết ra em rất tâm đắc nhưng lại được nhận xét là không thực sự trúng với câu hỏi.
Rất nhiều lần phải viết lại toàn bộ, qua rất nhiều bản nháp, Ngọc Anh mới hài lòng với những nét phác họa về con người mình thông qua những câu chuyện mà em chia sẻ.
Ngọc Anh cho rằng, bài học lớn nhất là việc cần phải sắp xếp thời gian hợp lý.
"Trước đó, em quá sa đà vào các hoạt động ngoại khóa nên không tập trung vào các bài thi chuẩn hóa. Lần đầu thi SAT em chỉ đạt 1.400 điểm. Điều đó khiến em rất hoảng loạn.
Tiếp đó, kỳ thi SAT lại bị hủy tới tận tháng 10 vì Covid-19. Tới lần thi thứ 3, khi sát những ngày cuối của quá trình nộp đơn, em mới đạt được 1.540 điểm. Sau cùng, em nhận ra rằng, việc sắp xếp thời gian hiệu quả cùng một chiến lược rõ ràng sẽ giúp em trải qua một "mùa apply" nhẹ nhàng hơn".
Nữ sinh Hà Nội giành học bổng trường top 4 của Mỹ Gấp rút làm hồ sơ trong 5 tháng, bài luận chính không theo cấu trúc truyền thống, Quỳnh Du vẫn giành học bổng gần 7 tỷ đồng từ Đại học Yale. Giữa tháng 12/2020, Nghiêm Quỳnh Du, học sinh lớp 12 Anh 1, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, bận rộn ôn thi hết học kỳ I môn Văn, đồng thời hồi...