Những tố chất cần thiết của Hiệu trưởng trong kỷ nguyên giáo dục mới
Gần 100 hiệu trưởng đã tham gia chương trình “Học viên hiệu trưởng”, lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, sau khi đã được tổ chức thành công ở nhiều nước trên thế giới. Khóa học diễn ra trong 2 ngày (10 và 11/10), tại Hà Nội.
Các học viên chủ động thảo luận tại chương trình.
Tầm quan trọng của Hiệu trưởng trong cơ sở giáo dục
Đổi mới giáo dục những năm gần đây được xác định là trọng tâm và ưu tiên của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Điều này đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục, các hiệu trưởng nhiều thách thức, đặc biệt trong lĩnh vực quản trị và vận hành nhà trường.
Theo Bà Nguyễn Kiều Linh – Tổng Giám đốc công ty FCE Việt Nam: “Khóa học này nhằm mang lại cho những người đứng đầu các cơ sở giáo dục những kiến thức để nâng cao năng lực và tầm vóc, để dẫn dắt chính mình và và toàn trường không những vượt qua những thách thức của thời đại mà còn đạt được những kỳ tích mới.”
FCE Việt Nam (For Children Education Vietnam) là đối tác toàn cầu của Tập đoàn giáo dục FranklinCovey Worldwide (Hoa Kỳ) từ năm 2014. FCE là đơn vị độc quyền triển khai các chương trình đào tạo nổi tiếng thế giới về phát triển cá nhân và nâng cao hiệu suất của FranklinCovey Worldwide tại Việt Nam trong mảng giáo dục và đào tạo.
Dưới sự dẫn dắt của các chuyên gia nước ngoài, các học viên sôi nổi thảo luận về những điều làm nên thành công của một hiệu trưởng, với những đặc thù đào tạo con người, cùng những bài học về xây dựng chiến lược, kiên trì mục tiêu, vượt trở ngại,… để chinh phục các mục tiêu.
Chia sẻ tại chương trình, bà Brooke Judd – Giám đốc toàn cầu phụ trách chuyên môn của FranklinCovey Education tại Mỹ phân tích 4 vai trò trọng yếu của người lãnh đạo xuất sắc: Làm gương; Mở đường; Điều chỉnh; Trao quyền. Nội dung này đã thu hút sự quan tâm, thảo luận sôi nổi của các thầy cô.
Bà Brooke Judd – Giám đốc toàn cầu phụ trách chuyên môn của FranklinCovey Education tại Mỹ chia sẻ tại chương trình.
Thứ nhất, làm gương sẽ tạo nên sự tín nhiệm. Các lãnh đạo xuất sắc là những tấm gương tốt. Họ hiểu được rằng, kỹ năng lãnh đạo lan tỏa từ trong ra ngoài. Đối với người lãnh đạo, vai trò làm gương đặc biệt quan trọng, làm nền tảng cho mọi việc tiếp theo.
Thứ hai, mở đường sẽ tạo mệnh lệnh mà không cần đòi hỏi. Các lãnh đạo xuất sắc luôn nhìn về phía trước. Họ xây đắp một tầm nhìn chung, bao gồm cả con người toàn diện – thể chất, tình cảm, trí tuệ và tinh thần – rồi gắn kết các cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và các bên liên quan. Mở đường sẽ định hướng cho mọi việc tiếp theo.
Thứ ba, điều chỉnh hỗ trợ cho tầm nhìn. Các lãnh đạo xuất sắc điều chỉnh sao cho các hệ thống trong nhà trường phù hợp với tầm nhìn để đạt được tầm nhìn đó. Điều chỉnh là để biến tầm nhìn thành hành động.
Thứ tư, trao quyền giải phóng tiềm năng của con người, để họ tự dẫn dắt chính mình mà không cần có sự thúc giục từ bên ngoài. Các lãnh đạo xuất sắc luôn biết trao quyền cho người khác. Họ mở đường để những người khác có thể làm tốt nhất công việc của mình. Vai trò này chính là thành quả của 3 vai trò trên.
Video đang HOT
Tốc độ của niềm tin và truyền cảm hứng
Cách đặt vấn đề và dẫn dắt giải quyết vấn đề của các chuyên gia trong chương trình thực sự hấp dẫn, khơi gợi được hứng thú và nhiều ý kiến đóng góp của các học viên.
Thầy giáo Hà Xuân Nhâm – Hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú – Đống Đa (Hà Nội) nhận xét: “Những nội dung các học viên được tiếp cận và chia sẻ trong chương trình vô cùng hữu ích cho công việc hiện tại của các hiệu trưởng. Nó bám sát những hoạt động trong nhà trường, giúp giải quyết cả những vấn đề khó như quan hệ với đồng nghiệp, làm sao khai thác tối đa năng lượng và tình cảm của họ, thu hút một tập thể đồng hành và tương trợ nhau vượt mọi trở ngại đến thành công.”
Các hiệu trưởng hứng thú và tập trung cao độ với các nội dung của khóa học.
Các chuyên gia đã sử dụng sự hỗ trợ của công nghệ, dùng các clip xây dựng từ các tình huống cụ thể trong cuộc sống để mang tới cho các học viên những cảm nhận gần gũi, thấm thía, sâu sắc cùng những bài học đầy ý nghĩa.
Trong khuôn khổ khóa học, các hiệu trưởng sẽ cùng chuyên gia phân tích, tìm phương án cho các vấn đề sát thực như: cách thức và hành vi tạo nên sự tín nhiệm, tự đánh giá khả năng lãnh đạo của bản thân, tìm phương thức tối ưu giải quyết các vấn đề… với giải pháp tích hợp đầy đủ bộ: Tư duy – Kỹ năng – Công cụ.
Khóa học đã đưa đến các giải pháp có tính thực tiễn cao, áp dụng triết lý “thay đổi từ bên trong” và “chuyển hóa nhận thức” trong từng giải pháp. Đây là giá trị thực cũng là mong muốn của bất kỳ cá nhân nào khi tham gia khóa đào tạo hữu ích này.
Nhà lãnh đạo tầm vóc là người truyền cảm hứng và động lực cho người khác làm chủ chính họ.
Lãnh đạo con người là một nghệ thuật và hoàn toàn khác với quản lý một công việc cụ thể. Lãnh đạo thực thụ cần nắm bắt 4 yếu tố của một con người gồm: trí tuệ, thể chất, cảm xúc, tinh thần.
Một khi Hiệu trưởng thấu hiểu và trân trọng sức mạnh của giáo viên và cán bộ nhân viên trên cả 4 yếu tố, họ sẽ phát hiện và phát huy được sự sáng tạo, đam mê và tiếng nói của toàn thể đội ngũ vào mục tiêu chung của toàn trường.
Kim Thoa
Theo GDTĐ
Xử lý nghiêm người đứng đầu nhà trường thì lạm thu mới chấm dứt được
Để thực hiện việc thu các khoản tiền xã hội hóa hiệu quả, một số trường học vẫn thực hiện nhưng chiêu trò rất cũ nhưng lại rất thành công.
Năm nào cũng vậy, cứ bước vào đầu năm học mới là Bộ và các Sở Giáo dục lại phải ra công văn nghiêm cấm tình trạng lạm thu trong các nhà trường. Công văn được triển khai, được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, được chuyển email về các nhà trường.
Đương nhiên, hiệu trưởng các trường học đều đọc, đều thẩm thấu được nội dung và họ luôn biết mình cần phải làm gì để không xảy ra lạm thu. Vậy nhưng, tình trạng lạm thu vẫn xảy ra ở một số trường học như chúng ta đang thấy.
Tình trạng lạm thu vẫn xảy ra hàng năm ở một số nhà trường (Ảnh minh họa Giadinh.net)
Thực tế, kinh phí nhà nước cấp cho các trường công lập thường có hạn, chỉ đủ chi tiêu những khoản cơ bản, cần thiết nhất. Việc xã hội hóa giáo dục cũng rất cần và đây cũng là chủ trương chung của nhà nước trong việc phát triển giáo dục.
Song, xã hội hóa như thế nào là phù hợp với bối cảnh chung của nhà trường và hoàn cảnh chung của các phụ huynh học sinh trong nhà trường là điều mà Ban giám hiệu cần phải tính đến.
Việc vận động phải phù hợp và không đánh đồng tất cả các khoản thu xã hội hóa giáo dục với tất cả các học sinh, phụ huynh trong nhà trường bởi hoàn cảnh mỗi phụ huynh có sự khác nhau. Trong khi, nhà trường kêu gọi trên tinh thần đóng góp tự nguyện.
Hàng loạt trường học bị tố lạm thu
Những ngày qua, chúng ta thấy phụ huynh ở một số địa phương đã lên tiếng về chuyện lạm thu của nhà trường- nơi mà con em họ đang theo học. Trong các khoản thu có nhiều khoản thu qúa cao, chẳng hạn như:
Phụ huynh lớp 1 tại trường Tiểu học Hùng Vương (Hải Phòng) bức xúc, kiến nghị về nhiều khoản đóng góp như: tiền đồ dùng bán trú là 1.180.000 đồng/học sinh; tiền đồng phục 385.000 đồng (gồm 2 bộ);
Quỹ cha mẹ học sinh thu 500.000 đồng/cháu; sách giáo khoa, bảng, phấn 380.000 đồng; bảo hiểm y tế 700.000 đồng; nước uống 50.000 đồng...tổng cộng số tiền mà phụ huynh phải đóng lên khoảng 6 triệu đồng.
Tiền học phí: 540.000 đồng/ năm/ 9 tháng; Tiền bảo vệ, vệ sinh: 200.000 đồng/ năm; Nước uống: 80.000 đồng/ năm; Bảo hiểm y tế: 564.000 đồng/ năm; Học thêm: 10.000 đồng/ buổi/ 9 tháng; Xây dựng: 250.000 đồng/ năm;Phụ huynh trường Trung học cơ sở Giao Hà (xã Giao Hà, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) liệt kê các khoản thu như sau:
Tu bổ trường: 600.000 đồng/ năm; Phụ huynh học sinh: 60.000 đồng/ năm; Bảo trì phòng tin học: 50.000 đồng/ năm; Duy trì trường chuẩn: 150.000 đồng/ năm; Khuyến học: 50.000 đồng/ năm; Sổ liên lạc: 50.000 đồng/ năm; Giấy kiểm tra: 100.000 đồng/ năm...
Nhìn những khoản tiền mà phụ huynh phải đóng, chúng ta dễ dàng nhận ra một số khoản thu vô lý hoặc thu quá cao. Chẳng hạn như tiền tu bổ nhà trường, tiền duy trì trường chuẩn, tiền xây dựng. Những khoản này thuộc vào danh mục đầu tư của nhà nước, sao lại vận động phụ huynh đóng tiền?
Hay tiền giấy kiểm tra hàng năm mà thu đến 100.000/năm/ học sinh thì quá khủng khiếp.
Giá photo ngoài thị trường hiện nay chỉ có 200-250 đồng/ tờ. Chẳng lẽ mỗi năm học thì học sinh làm đến 400-500 tờ giấy kiểm tra hay sao?
Thầy cô làm đề kiểm tra là trách nhiệm, việc nhà trường photo cũng là nhiệm vụ chứ đâu phải là kinh doanh mà thu học sinh với giá cắt cổ như vậy?
Nếu siêng đọc báo, gần như ngày nào chúng ta cũng thấy báo chí phản ánh một vài trường để xảy ra lạm thu- đây thực sự là một điều nhức nhối đã xảy ra nhiều năm, nó cứ như những bóng ma lởn vởn hết năm này sang năm khác.
Nhà trường áp dụng những chiêu trò rất cũ nhưng vẫn hiệu quả
Để thực hiện việc thu các khoản tiền xã hội hóa hiệu quả, một số trường học vẫn thực hiện nhưng chiêu trò rất cũ nhưng lại rất thành công.
Thông thường thì các khoản xã hội hóa giáo dục phải tiến hành đại hội Ban đại diện cha mẹ học sinh, phải có sự thống nhất của phụ huynh rồi mới thu. Nhưng, thực tế thì chúng ta thấy là nhiều trường học khi bắt đầu nhập học là phụ huynh đã phải đóng tiền trường. Tất nhiên, nhà trường nói bao nhiêu thì phụ huynh bắt buộc phải đóng, phải mua những sản phẩm của nhà trường đã liệt kê ra sẵn.Đó là khi họp phụ huynh thì thường có những người "tâm phúc" của hiệu trưởng đã được cơ cấu và những người này hay làm nhiệm vụ "mớm" ý tưởng để việc vận động xã hội hóa giáo dục của nhà trường đạt được mục tiêu đã đề ra.
Đừng để tiền trường trở thành nỗi ám ảnh của phụ huynh
Cho con đi học, tất nhiên phụ huynh phải tuân thủ theo những quy định của nhà trường về các khoản phải đóng góp. Nhiều ý kiến của phụ huynh phản ánh đôi lúc lại trở nên lạc lõng trong các cuộc họp phụ huynh và thậm chí còn chịu nhiều điều tiếng không đáng có.
Nhiều lúc đóng tiền cho con mà một số phụ huynh bực dọc vì những khoản tiền vô lý. Nhiều khi mua những sản phẩm của nhà trường mà phụ huynh cảm thấy không hài lòng vì giá thành cao hơn ở bên ngoài rất nhiều.
Tuy nhiên, dù khó khăn thì các phụ huynh có con học ở những ngôi trường để xảy ra lạm thu đó vẫn phải nộp trên tinh thần tự nguyện. Ấm ức, bực dọc cũng phải miễn cưỡng đóng cho con để con em mình không phải phiền phức trong những giờ học trên lớp.
Trước tình trạng lạm thu vẫn xảy ra ở một số trường học hiện nay, tất nhiên phụ huynh không thể làm được gì bởi mỗi khi vận động một khoản tiền nào đó thì hiệu trưởng nhà trường đã tính rất kỹ các phương án có lợi và không gây hậu quả cho họ.
Vì vậy, có thể họ mượn tay Hội cha mẹ học sinh, cũng có thể làm kế hoạch và đã được cấp trên của họ đồng ý, phê duyệt nên phụ huynh có phản đối thì đa phần họ...vẫn đúng.
Chính vì vậy, để tránh lạm thu trong nhà trường, không có giải pháp nào tốt hơn là mỗi khi phê duyệt một kế hoạch vận động tiền phụ huynh từ Ban giám hiệu các nhà trường thì lãnh đạo địa phương, lãnh đạo Phòng, Sở Giáo dục cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Đồng thời, cần có kế hoạch thanh tra, kiểm tra các khoản thu đầu năm ở các nhà trường để tránh tình trạng lạm thu, tránh được những thị phi, những ấm ức từ phía phụ huynh.
Tài liệu tham khảo:
//giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/phu-huynh-lop-1-buc-xuc-vi-truong-hung-vuong-thu-nhieu-khoan-post203195.gd
//giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/phu-huynh-phan-anh-nhung-khoan-thu-la-cua-truong-giao-ha-post203047.gd
THANH AN
Theo giaoduc.net
Nâng chất đội ngũ cán bộ quản lý: "Chìa khóa" đổi mới giáo dục Quá trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông... đặt ra những yêu cầu mới đối với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD). Điều đó đòi hỏi mỗi CBQL phải có đủ năng lực, phẩm chất và sự thay đổi phù hợp để hoàn thành trọng trách của mình trong...