Những tính năng trên smartphone Q-Smart Dream
Hãng Q-mobile trang bị cho dòng Q-Smart Dream nhiều tính năng hữu ích giúp người sử dụng tận dụng tối đa thiết bị thông minh của mình.
Đầu tiên là tính năng cuộc gọi thông minh ( Smart Call). Khi nhận được tin nhắn từ một số điện thoại nào đó, chỉ cần đưa điện thoại vào tai thì Q-Smart Dream sẽ tự động gọi điện đến số đó. Việc này không chỉ tiết kiệm thời gian bấm số gọi mà còn tăng tính “hi-tech” cho chiếc smartphone, biến nó thành một thiết bị thông minh thực sự.
Với tầm giá 4- 6 triệu đồng, các dòng Q-Smart Dream tích hợp nhiều tính năng cao cấp.
Để thực hiện chức năng này, những điện thoại Q-Smart Dream tận dụng cảm biến ánh sáng được đặt ngay phía trên màn hình. Khi áp điện thoại vào tai, ánh sáng giảm đột ngột và máy sẽ tự động kích hoạt cuộc gọi đến số điện thoại vừa nhận. Vì thế, thay vì áp điện thoại vào tai, người dùng có thể lấy tay che phần trên ở mặt trước điện thoại để kích hoạt tính năng này.
Một giải pháp mà nhiều người thường dùng mỗi khi muốn chuyển dữ liệu ( nhạc, phim, tài liệu) giữa hai điện thoại là sử dụng kết nối Bluetooth. Tuy vậy, Bluetooth có những điểm hạn chế như phạm vi truyền dữ liệu hẹp (chỉ trong tầm khoảng từ 15m đến 20m), tốc độ truyền tải thấp.
Vì thế Wi-Fi Direct là giải pháp hữu hiệu vì có phạm vi kết nối rộng và tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn. Đây là công nghệ mới cho phép hai hay nhiều thiết bị (di động, máy tính, máy in, TV…) ghép nối với nhau để truyền dữ liệu. Ví dụ như khi hai người đang ở công ty muốn chia sẻ file cho nhau, thay vì gửi e-mail, họ chỉ cần bật Wi-Fi Direct trên hai máy là sau đó có thể gửi dữ liệu ngay.
Chia sẻ dữ liệu nhanh chóng giữa các smartphone Dream nhờ Wi-Fi Direct.
Không chỉ điện thoại mà có rất nhiều thiết bị khác cũng hỗ trợ Wi-Fi Direct như TV, máy in, khung ảnh số… Khi người dùng có một chiếc máy in hỗ trợ Wi-Fi Direct, có thể tạo kết nối không dây giữa điện thoại với máy in đó thông qua Wi-Fi Direct để thực hiện in ấn từ xa. Các dòng Q-Smart Dream có hỗ trợ Wi-Fi Direct, nên “ghép đôi” được với thiết bị khác cũng hỗ trợ công nghệ này.
Điện thoại khá tiện lợi nhờ thiết kế nhỏ gọn có thể mang đi khắp nơi. Nhưng khi người dùng cần thưởng thức phim HD hay chơi game thì màn hình nhỏ cũng gây nên sự bất tiện. Tính năng Wi-Fi Display (hiển thị không dây) trên những chiếc Q-Smart Dream sẽ giúp hiển thị nội dung lên những màn hình lớn hơn.
Video đang HOT
Tính năng này cho phép chuyển nội dung đang hiển thị trên màn hình điện thoại ra TV, máy chiếu mà không cần dây nhợ loằng ngoằng. Wi-Fi Display hoạt động không dây, dựa trên Wi-Fi Direct. Việc kết nối điện thoại với TV hay máy chiếu hỗ trợ Wi-Fi Display khá dễ dàng. Chỉ cần đồng thời bật tính năng Wi-Fi Display trên điện thoại và thiết bị TV hay máy chiếu thì điện thoại sẽ tự kết nối.
Hiển thị nội dung từ Q-Smart Dream lên TV với Wi-Fi Display.
Thử nghiệm thực tế kết nối Q-Smart Dream EIII với TV Sony KDL-42W674A cho thấy kết nối thành công trong khoảng 10 giây. Độ phân giải full HD của Dream SI khi hiển thị lên TV cho hình ảnh khá tốt. Chơi game Diamond Dash cho màu sắc hiển thị tốt, tốc độ ổn định, tuy nhiên đôi lúc các hiệu ứng nổ kim cương bị giật nhẹ. Kết nối tốt khi khoảng cách giữa TV với điện thoại trong vòng 10 m, đi xa hơn tín hiệu có độ trễ tăng dần.
Ngoài ba tính năng tiêu biểu trên, dòng Q-Smart Dream còn có nhiều tính năng khác như Quick Launch (thanh chứa các ứng dụng giúp truy cập nhanh ở hầu hết giao diện điện thoại), video PIP (chơi video ở góc màn hình trong khi thực hiện các tác vụ khác), điều khiển nhạc bằng cử chỉ (điều khiển chơi, dừng, qua bài nhạc… bằng cách vẽ lên màn hình)…
Theo VNE
Đánh giá smartphone Full HD giá tốt Q-Smart Dream SI
Với mức giá 6,6 triệu đồng ở phân khúc tầm trung, Dream SI là mẫu smartphone Android tỏ ra khá thú vị nhờ sở hữu màn hình 5 inch với độ phân giải cao Full HD, cho chất lượng hiển thị tốt hơn nhiều model cùng tầm.
Smartphone màn hình Full HD Q-Smart Dream SI.
Bên cạnh đó, thông số kỹ thuật của sản phẩm cũng ghi điểm với chip xử lý 4 nhân tốc độ 1,5 GHz, hệ điều hành Android 4.2 Jelly Bean cùng với camera 13 "chấm".
Thiết kế và màn hình
Là model cao cấp nhất trong loạt smartphone Dream mà Q-Smart vừa giới thiệu ở thị trường Việt Nam, Dream SI đã được chăm chú khá kỹ từ thiết kế so với mẫu điện thoại thương hiệu Việt khác. Vỏ hộp của máy được làm khá lớn từ nhôm, thay vì bằng giấy và nhựa như thông thường. Tuy nhiên, phụ kiện đi kèm máy không nhiều khi ngoài sạc, cáp và tai nghe chỉ có thêm một miếng dán bảo vệ màn hình.
Dream SI mang thiết kế đơn giản với kiểu dáng mỏng, không có nhiều điểm nhấn về ngoại hình do hầu hết các chi tiết có màu đen. Ngay cả đường viền cũng có màu ghi sẫm. Với màn hình 5 inch, nhưng sản phẩm có trọng lượng khá nhẹ, cảm giác cầm thoải mái nhờ độ mỏng chỉ 8,4 mm. Mặt phía trước đen bóng giúp cho màn hình 5 inch Full HD trở nên nổi bật nhưng lại khiến cho việc hiển thị ngoài trời không thật tốt.
Mặt lưng làm từ nhựa bóng dế bám vân tay.
Smartphone Full HD của Q-Smart không sở hữu thiết kế nguyên khối, thay vào đó, nắp lưng vẫn có thể tháo rời. Người dùng có thể dễ dàng thay thế SIM, gắn thêm thẻ nhớ nhưng riêng pin được nhà sản xuất đề nghị người dùng không tự ý tháo lắp. Khác với mặt trước, dù vẫn có màu đen nhưng mặt sau của Dream SI sử dụng lớp sơn nhũ khiến cho máy có cảm giác hơi cũ, dễ bám vân tay. Chất liệu thiết kế chưa để lại nhiều ấn tượng cho sản phẩm.
Trong khi màn hình đương nhiên là điểm đáng chú ý nhất trên Dream SI. Với độ phân giải Full HD, kích thước 5 inch, nó thể hiện hình ảnh với độ sắc nét rất cao, mọi chi tiết từ các đường viền bao quanh logo hay font chữ đều mịn màng. Độ phân giải cao giúp việc lướt web, truy cập Facebook hay xem ảnh trên Dream SI đều tỏ ra tốt hơn các smartphone Android tầm trung khác.
Màn hình - ưu điểm của sản phẩm.
Nhà sản xuất cho biết họ sử dụng tấm nền màn hình LCD của Sharp, nên chất lượng hiển thị tạo được ấn tượng mạnh và là ưu điểm giúp sản phẩm vượt lên các smartphone cùng tầm tiền trên thị trường. Màu sắc khá rực rỡ, độ tương phản và độ đen thể hiện tốt và chỉ có góc nhìn màn hình chưa được rộng. Với mức giá tầm 5 đến 7 triệu động, màn hình là điểm tạo ra sự hấp dẫn của Dream SI so với nhiều smartphone chính hãng khác.
Hiệu năng và tính năng
Thông số kỹ thuật của Q-Smart Dream SI cũng chứng tỏ đây là một mẫu smartphone hấp dẫn trong tầm tiền, khi được trang bị vi xử lý 4 nhân tốc độ 1,5 GHz, RAM 1 GB cùng với bộ nhớ trong 16 và khe cắm thẻ nhớ đi kèm, tương đương với các dòng smartphone Android cao cấp như Galaxy S3, One X của năm ngoái. Kết quả đánh giá bằng các công cụ benchmark thông dụng như Antutu Benchmark, Quadrant hay Nena Mark 2 thể hiện khá rõ điều này. Dream SI cũng có thể chạy ổn hầu hết game 3D đồ họa cao như Asphalte 7 hay Temple Run 2...
Máy có cấu hình ổn trong tầm tiền.
Tuy nhiên, với màn hình độ nét cao và giao diện được Q-Mobile tùy biến đi nhiều so với Android Jelly Bean gốc, cấu hình trên lại chưa mang lại trải nghiệm mượt mà thực sự cho Dream SI. Các thao tác vuốt chuyển trang, truy cập vào một số ứng dụng có độ trễ nhẹ. Điểm hạn chế này có thể xuất phát từ việc bộ giao diện của máy ôm đồm quá nhiều thứ.
Thanh thông báo Notification của Google đã được tùy biến lại, hiển thị thêm biểu đồ hoạt động của chip, dung lượng trống của RAM cũng như quản lý lưu lượng dữ liệu của SIM nhưng khiến cho thao tác tỏ ra rườm rà. Một thanh công cụ truy cập nhanh các ứng dung cũng được đặt ẩn ở viền trái màn hình, tuy nhiên, không có chế độ dùng đa nhiệm với các cửa sổ con như trên Galaxy Note 3 hay dòng Xperia mới của Sony.
Ngoài màn hình, camera độ phân giải lên tới 13 megapixel cũng là điểm đáng chú ý trên Dream SI. Cho ảnh chụp ra ở kích thước lớn, chất lượng ảnh ở mức trung bình khá khi màu sắc có phần nhạt, bắt nét và thu chuyển động chậm.
Camera nhiều tính năng để bù đắp lại chất lượng.
Điểm thú vị là việc máy có rất nhiều các tiện ích camera mở rộng. Ngoài việc có thể chỉnh sửa màu sắc, lựa chọn các khung cảnh mặc định thì người dùng có thể tự thiết lập các thông số như độ sáng, ISO (tối đa 1.600). Q-Smart cũng tích hợp chế độ chụp hình HDR, tối ưu chụp ảnh chân dung hay chụp toàn cảnh. Riêng tính năng quay video còn được bổ sung thêm các hiệu ứng vui nhộn như làm to mắt, mũi, bóp miệng nhỏ lại...
Giống như nhiều smartphone tầm trung khác, Q-Smart cũng trang bị đầy đủ kết nối Wi-Fi chuẩn b/g/n, GPS, Bluetooth chuẩn 4.0 mới với tính năng tiết kiệm năng lượng. Dream SI cũng hỗ trợ 2 khe cắm SIM, một trang bị đang ngày càng được ưa thích trên smartphone hiện nay.
Tuy vậy, viên pin chỉ có dung lượng 2.300 mAh lại là điểm chưa làm hài lòng người dùng. Sử dụng cả 2 khe cắm SIM với kết nối 3G luôn mở, truy cập mạng bằng Wi-Fi, push mail và sử dụng các dịch vụ nhắn tin OTT được từ sáng tới chiều, đủ một ngày làm việc. Nhưng nếu như điều chỉnh lại các kết nối mạng, hạn chế mở khi không dùng đến, thời lượng pin có thể kéo dài trọn vẹn 24 giờ.
Màn hình 5 inch sắc nét, thiết kế và hiệu năng thực tế khá ổn cùng giá là những điểm mang tới sự hấp dẫn cần thiết cho mẫu smartphone Full HD tới từ thương hiệu Việt. Nhưng hạn chế nhỏ về pin hay giao diện có thể chấp nhận được đối với một model tầm trung như Dream SI.
Theo VNE
Cận cảnh Q-Smart Dream EIII - smartphone mỏng nhất trong dòng họ Dream Dream EIII - là chiếc smartphone mỏng nhất (với độ mỏng 7,52 mm) trong bốn chiếc smartphone của dòng sản phẩm Dream mới được thương hiệu Q-Mobile chính thức tung ra thị trường vào đầu tháng 11 năm nay. Khi trực tiếp cầm trên tay sản phẩm, Dream EIII mang đến cảm giác khác chắc chắn và đẹp mắt. Các chi tiết từ...