Những tình huống giả định
Khi tôi nghe thông tin từ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) rằng: Hoãn giải AFF năm 2020 và chuyển sang năm 2021. Tôi chợt nghĩ: Nếu sang năm lại có dịch, thì giải đấu này sẽ “chuyển tiếp” về đâu? Một giải bóng đá còn khó khăn vậy, huống chi là chuyện học, chuyện thi cử của các em học sinh.
Năm nay, học sinh gần như không có kỳ nghỉ hè. Mới học xong năm học, trừ các em thi tốt nghiệp THPT phải học ôn, các em thi vào lớp 10 phải thi chuyển cấp, còn lại, các em học sinh các bậc học khác có thể được nghỉ hè, được cha mẹ dẫn đi chơi đâu đó để thư giãn, lấy năng lượng chuẩn bị năm học mới. Thì đùng một cái, dịch bệnh sau 99 ngày không lây trong cộng đồng đã đột nhiên bùng phát chính trong cộng đồng.
Học sinh Trường THPT chuyên Lê Khiết rửa tay sát khuẩn khi đi học trở lại vào đầu tháng 5.2020. Ảnh: TL
Video đang HOT
Các cuộc nghỉ hè lẽ ra đến với học sinh Quảng Ngãi đã đột ngột bị cắt bởi dịch bệnh. Bây giờ thì chỉ chơi ở nhà, tự học ở nhà, và chờ đợi. Nếu những chuyến đi nghỉ hè kèm du lịch bây giờ chỉ còn là “tình huống giả định” không thể thành hiện thực, thì chuyện sang năm học mới, liệu Covid-19 chủng mới có ghé thăm lần nữa không, quả thật không ai dám chắc.
Vậy thì, Bộ GD&ĐT không nên chờ năm học mới không còn dịch bệnh để bố trí chương trình và lịch học, mà ngay từ bây giờ, nên đặt ra những “tình huống giả định” ví dụ như: Sau ngày khai giảng năm học 2020 – 2021, dịch bệnh lại bùng phát, lúc bấy giờ nên xử lý thế nào? Vẫn cho học, nhưng là học như thế nào? Nếu phải tinh giản, rút gọn chương trình, thì ngay từ bây giờ, phải có kế hoạch rút gọn ra sao, để không bị động. Rồi cách học phải thế nào?
Nếu học trực tuyến thì làm sao bảo đảm khi ở miền núi, việc học kiểu này là bất khả thi? Nếu vừa kết hợp học trực tuyến với học từng nhóm nhỏ, cùng với hình thức dạy học trên ti vi, thì phải làm sao phối hợp đồng bộ để chương trình dạy và học không bị đứt đoạn? Những tình huống giả định được đặt ra từ bây giờ như thế là vô cùng cần thiết, nó giúp chúng ta có thể chủ động trong việc dạy và học. Đừng để nước đến chân mới nhảy, vì “nhảy” kiểu đó dễ sa lầy lắm!
Với tình hình dịch bệnh phức tạp này, không ai dám nói, sang năm sẽ hết dịch. Vì thế, phải chuẩn bị dạy và học trong những tình huống không thuận lợi nhất mà vẫn bảo đảm chương trình và chất lượng đào tạo.
Bây giờ mới thấy, tinh giản trong giáo dục, kiên quyết cắt những phần chương trình không thiết yếu là cần thiết như thế nào. Thậm chí, phải chuẩn bị hai chương trình: Chương trình dạy và học trong điều kiện bình thường và chương trình dạy và học trong điều kiện dịch bệnh.
Ngày xưa trong chiến tranh chống Mỹ, nhiều thế hệ chúng tôi đã đi học trong điều kiện thời chiến, mà vẫn bảo đảm học phần, bảo đảm chương trình. Bây giờ chưa đến nỗi đang thời chiến, nhưng tình hình cũng rất nghiêm trọng do dịch bệnh. Vì thế, phải hết sức chủ động và năng động.
Năm 2021 sẽ có quy định về dạy học trực tuyến, qua truyền hình
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định số 489/QĐ-TTg ngày 8-4-2020 của Thủ tướng Chính phủ về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Theo kế hoạch, sau khi tổng kết đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020", Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xây dựng và triển khai đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030" và đề án "Xây dựng nguồn tài nguyên giáo dục mở phục vụ nhu cầu học tập suốt đời của mọi người".
Năm 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành quy định về dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình; tổ chức biên soạn tài liệu dạy học trực tuyến trong các cơ sở giáo dục thường xuyên...
Kế hoạch đặt ra 5 nhiệm vụ cụ thể, gồm: Thứ nhất, quán triệt, phổ biến nội dung các chỉ thị, quyết định về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Thứ hai, đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông, đa dạng hóa các loại hình đào tạo và học tập, kiểm tra, công nhận kết quả học tập, đẩy mạnh phát triển giáo dục từ xa, học trực tiếp kết hợp với học trực tuyến.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả xóa mù chữ, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc, bồi dưỡng thường xuyên, chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; thứ tư, các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng sư phạm đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên, sinh viên về tầm quan trọng, vị trí, vai trò, lợi ích của việc học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập; thứ năm, giao Vụ Giáo dục thường xuyên thường trực tham mưu, giúp lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện.
Mỗi tỉnh chọn từ ba bộ sách giáo khoa trở lên Vụ trưởng Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT Thái Văn Tài cho biết: Đến ngày 20-5 đã có 47 tỉnh gửi kết quả lựa chọn sách giáo khoa (SGK) lớp một về Bộ GD và ĐT. Trong đó, tất cả 46 SGK của chín môn học của lớp một được Bộ GD-ĐT phê duyệt đều được các tỉnh lựa chọn. Học sinh Trường...