Những tin đồn khiến người Việt náo loạn
Ở Việt Nam, chưa ai thống kê được rằng những tin đồn đã gây thiệt hại bao nhiêu cho nền kinh tế nhưng dân Việt đã nhiều phen lao đao, dựng đứng vì tin đồn.
Xăng dầu là vấn đề được dư luận quan tâm hàng đầu
Tin đồn gây chấn động ngành ngân hàng
Ngày 21/2/2012, tin đồn Chủ tịch BIDV bị bắt khiến chứng khoán giảm mạnh, người dân đổ xô đi mua vàng còn tỉ giá USD thì tăng vọt.
Tin đồn không chỉ ảnh hưởng lớn đến BIDV mà còn tác độn đến thị thường vàng, chứng khoán và tỉ giá. Ngay sau khi xuất hiện tin đồn, tỉ giá USD niêm yết trong ngân hàng vượt qua mức 21.000 đồng/USD. Bị ảnh hưởng nặng nề nhất chứng khoán khi hai chỉ số sàn Hà Nội và TP. HCM giảm với tốc độ chóng mặt. Chính ông Trần Bắc Hà – Chủ tịch BIDV cho rằng những kẻ tung tin đồn này kiếm lợi ít nhất 500 đến 700 tỷ đồng.
Còn nhớ hồi tháng 5/2011, có tin đồn cho rằng Tổng giám đốc NH TMCP Phương Nam (SouthernBank) ông Phan Huy Khang bỏ trốn. Đang có việc ở miền Bắc, ông Khang phải bay gấp về TP.HCM để bác tin đồn này. Ông Trầm Bê – Phó chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) SouthernBank cho biết trước đó tin đồn này nhắm vào ông. Thấy có vẻ không ăn thua, tin đồn chuyển qua vị chủ tịch HĐQT rồi sau đó lan sang tổng giám đốc.
Chỉ vài ngày sau đó, tin đồn ông Nguyễn Hồ Nam – Chủ tịch HĐQT Công ty CP chứng khoán Sacombank (SBS) và Tổng giám đốc NH TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) Trần Xuân Huy sắp rời khỏi vị trí lãnh đạo và Chủ tịch HĐQT Công ty địa ốc Sài Gòn Thương tín (Sacomreal) ông Đặng Hồng Anh bỏ trốn lại được tung ra.
Cũng tương tự ông Hà, cuối năm 2012, thi trường chứng khoán cũng được một phen tụt đốc khủng khiếp khi có tin ông Đặng Văn Thành – Chủ tịch Sacombank bị bắt.
Năm 2003, tin đồn thất thiệt Tổng giám đốc NH TMCP Á Châu (ACB) bỏ trốn khiến hàng loạt khách hàng kéo đến rút tiền gửi. Khi đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã phải đứng ra tuyến bố bác bỏ tin đồn để trấn an dư luận và lấy lại lòng tin của người gửi tiền.
Hoang tin in tiền mệnh giá một triệu đồng
Video đang HOT
Năm 2009, một loạt các tin đồn như “Chính phủ sắp bắt buộc các ngân hàng thương mại dành tới 50% vốn điều lệ để mua trái phiếu Chính phủ”, “Ngân hàng Nhà nước sắp nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc” và “Ngân hàng Nhà nước in tiền có mệnh giá tới 1 triệu đồng”… được tung ra gần như trong cùng một thời điểm đã gây hoang mang cho người dân.
Ngày 2/12/2009, dư luận xôn xao với thông tin Việt Nam sẽ phát hành tiền mệnh giá 1 triệu đồng. Ngoài thông tin sẽ có thêm tiền mệnh giá lớn, giới đầu tư còn hoang mang khi nghe tin Chính phủ bắt các ngân hàng mua trái phiếu bắt buộc với tỷ lệ lên tới 50% vốn điều lệ, cao gấp 5 lần mức yêu cầu đưa ra hồi khủng hoảng tiền tệ đầu năm 2008, đồng thời tăng tiếp lãi suất cơ bản và nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng tiền đồng.
Thậm chí, dư luận còn bàng hoàng với tin đồn Việt Nam sẽ đổi tiền.
Những thông tin đồn thổi đã khiến lãi suất liên ngân hàng tăng vọt, và được xem là một phần nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán giảm sàn cho dù đầu phiên vẫn không đến nỗi xấu. Chiều cùng ngày, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông báo chưa có chủ trương tăng lãi suất cơ bản. Thông tin mua tín phiếu bắt buộc, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và phát hành tiền mệnh giá 1 triệu hay đổi tiền cũng là bịa đặt, hoàn toàn không có cơ sở.
Tin đồn nhấn chìm chứng khoán
Tháng 3/2010, có tin đồn cho rằng SSI cho phép nhà đầu tư bán khống một số mã chứng khoán gây bất ngờ, hoang mang với nhiều nhà đầu tư. Ngay sau đó, SSI đã khẳng định: “Đây là thông tin không chính xác vì hiện tại SSI không cho phép bán khống bất kỳ cổ phiếu nào”.
Trước đó, SSI cũng dính tin đồn Chủ tịch có nhiều ảnh hưởng trong làng chứng khoán bị bắt vì những sai phạm trong giao dịch chứng khoán. Cả thị trường được một phen rùng mình chao đảo. Tuy nhiên, ngay trong buổi chiều người ta vẫn thấy ông Hưng xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Cuối năm 2008, tin đồn Công ty chứng khoán VNDirect phá sản, lãnh đạo doanh nghiệp bị bắt rộ lên đã gây hoang mang cho các nhà đầu tư. Đích thân Tổng giám đốc VNDirect đã có văn bản gửi cơ quan công an đề nghị điều tra làm rõ. Và sau đúng nửa năm “truy lùng”, 2 thành viên một diễn đàn chứng khoán được xác định là thủ phạm.
Đổ xô mua ôtô vì tin đồn tăng thuế
Năm 2009, thị trường xôn xao tin đồn Bộ Tài chính tăng thuế nhập khẩu ôtô từ 83% lên 91% trong vài ngày tới. Giới buôn xe hay tin cũng vội thúc hàng về thị trường để tránh thuế mới.
Tin đồn khiến cuối tháng 10/2009, ở Hà Nội và TP người có nhu cầu xe hơi đổ xô đến các đại lý, showroom để mua ôtô. Ngay cả những người chưa có nhu cầu cấp thiết cũng dốc tiền tích góp ra để tậu xe. Họ lo ngại thuế nhập khẩu thay đổi, cộng với chính sách giãn, giảm thuế VAT, phí trước bạ chấm dứt từ ngày 31/12/2009 có thể khiến giá ôtô tăng cao trong năm 2010.
Bộ Tài chính đành phải ban hành quyết định thuế sớm hơn dự kiến cả nửa tháng, đồng thời khẳng định: Biểu thuế nhập khẩu với ôtô không xáo trộn nhiều trong năm 2010 mà chỉ có một vài dòng xe thay đổi không đáng kể.
Sở dĩ người tiêu dùng Việt nhạy cảm với những tin đồn về thuế là do chính sách này thường thay đổi bất ngờ. Năm 2007, thuế nhập khẩu ôtô tăng tới 4-5 lần song các quyết định đều được ban hành và không theo lộ trình.
Tin hết gạo làm khổ dân nghèo
Đầu tháng 12/2009, trùng thời điểm VN ký hợp đồng xuất khẩu gạo lớn cho Philippines với giá rất cao, nhiều người dân Sài Gòn lại bị một phen hú vía khi tin đồn thiếu gạo chẳng biết bắt nguồn từ đâu nhanh chóng lan toàn thành phố.
Hầu hết loại gạo bán ở chợ đều tăng giá, ít nhất 500 đồng và nhiều nhất là 2.500 đồng một kg. Đợt tăng này được các tiểu thương nhận định là cao nhất từ trước tới nay, song không có cảnh người dân ùn ùn kéo nhau đi mua gạo như cơn sốt hồi tháng 4/2008.
Trước thông tin “khan hiếm gạo”, Bộ Công Thương phải có văn bản gửi khẳng định đó chỉ là tin đồn, lượng gạo dự trữ của Việt Nam hiện có hơn 1 triệu tấn. Vì vậy không có chuyện thiếu gạo, an toàn an ninh lương thực vẫn được đảm bảo.
Tháng 8/2011, có hiện tượng các DN xuất khẩu nhận được tin nhắn không đúng sự thật từ các số máy lạ thông báo về giá gạo sẽ tăng do Việt Nam vừa ký được nhiều hợp đồng lớn.
Các tin nhắn này được gửi tới cả ban lãnh đạo và nhân viên của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo khiến doanh nghiệp lo ngại và đi thu mua, kéo giá gạo tăng thêm 400 nghìn đồng/tấn.
Giá xăng dầu – nạn nhân của tin đồn
Mỗi khi xuất hiện tin đồn là người dân lại đổ xô đến các cây xăng để mua xăng dầu dự trữ. Đặc biệt đầu năm 2011, rộ lên tin đồn xăng dầu sẽ tăng giá thêm 6.000 – 8.000 đồng/lít, hàng nghìn người dân đã đổ xô đến các cây xăng để tranh thủ mua trước khi xăng tăng giá.
Tại địa bàn TP. Vinh (Nghệ An), tất cả các cây xăng đều chật kín người, dân đua nhau mang theo can, thùng và tất cả những gì có thể đựng được xăng, dầu để “dùng dần”, có người còn mang cả loại can 20 lít ra để chứa. Tin đồn xăng tăng giá đúng vào thời điểm các cơ quan công sở tan tầm, làm cho các tuyến đường có cây xăng đều xẩy ra tình trạng tắc nghẽn, gây hỗn loạn cho cả đoạn đường dài và gây ách tắc giao thông.
Cuối ngày 4/4/2011, tin đồn giá xăng dầu sẽ tăng cao đã lan ra khắp các tỉnh từ Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế…
Cơ quan chức năng đã thông báo cho người dân tin đồn xăng, dầu tăng giá là thất thiệt và huy động lực lượng loa thông báo thông tin xăng, dầu tăng giá là tin đồn “nhảm nhí” và yêu cầu người dân giải tán, không tụ tập, chen lấn nhốn nháo trước cây xăng sẽ rất nguy hiểm.
Trước đó, năm 2008, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh cũng xuất hiện tin đồn tăng giá xăng khiến người dân đổ xô đến các cây xăng để mua. TP Hồ Chí Minh sau đó đã tung quân đi điều tra nguồn gốc tin đồn nhưng không có kết quả.
Theo xahoi
Giá xăng dầu lại sắp tăng?
Giá xăng dầu thế giới tăng trong khi quỹ bình ổn đang cạn dần, thậm chí âm quỹ, làm nhiều người lo ngại một đợt tăng giá mới.
"Ông lớn" Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và nhiều doanh nghiệp (DN) đầu mối xăng dầu khác cho biết dù được sử dụng quỹ bình ổn nhưng vẫn lỗ khoảng 800 đồng/lít xăng và 400 đồng/lít dầu.
Quỹ bình ổn đã âm
Từ giữa cuối tháng 1 đến tuần đầu của tháng 2, liên bộ Tài chính - Công Thương đã 3 lần kìm giá bán lẻ xăng dầu trong nước vào các ngày 15/1, 28/1 và 8/2. Theo công văn Bộ Tài chính phát đi ngày 8/2, giá cơ sở bình quân 30 ngày (từ 8/1 đến 6/2) các mặt hàng xăng dầu cao hơn giá bán hiện hành từ 260 đồng đến 475 đồng/đơn vị, do đó liên bộ cho phép các DN tăng mức sử dụng quỹ bình ổn giá để bù lỗ.
Tính toán mới nhất của các chuyên gia kinh tế cũng cho thấy hiện nay, giá cơ sở xăng Mogas 92 cao hơn 985 đồng/lít so với giá bán lẻ 23.150 đồng/lít (đã bao gồm 1.000 đồng trích từ quỹ bình ổn). Sau 3 lần xả quỹ bình ổn giá thì quỹ này không còn đáng là bao. Chưa kể đến mức trích quỹ 1.000 đồng chưa thấm vào đâu trong khi DN lỗ tới 800 đồng/lít xăng.
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng Giám đốc Petrolimex, cho biết với mức lỗ như hiện nay mà diễn biến giá xăng dầu thị trường tiếp tục cao thì các DN khó lòng chịu đựng nổi. Theo ông Năm, tuy Petrolimex chưa nắm được con số chính xác tình hình quỹ bình ổn tại các DN đầu mối khác nhưng theo thông tin được biết, hiện nay nguồn quỹ này ở một số nơi đã âm hoặc đang trong tình trạng khó khăn.
Ông Năm cho biết phải trích lập quỹ trong 3-4 tháng mới đủ để xả quỹ chỉ trong 1 tháng nên nếu tiếp tục trích quỹ với mức 1.000 đồng/lít xăng như hiện nay, chắc chắn quỹ bình ổn sẽ không còn.
Giá cơ sở xăng Mogas 92 hiện cao hơn 985 đồng/lít so với giá bán lẻ. Ảnh: TẤN THẠNH
Tiềm ẩn nguy cơ tăng giá
Theo các chuyên gia kinh tế, để hòa vốn, giá xăng sẽ phải tăng 1.000 - 1.300 đồng/lít, lên mức 24.150 - 24.450 đồng/lít (mức cao nhất từ trước đến nay). Nếu giá xăng tăng như thế sẽ làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thêm khoảng 0,12% - 0,16% vào tháng tới. Một giải pháp khác là giảm mức thuế nhập khẩu xăng dầu hiện tại. Nếu Chính phủ giảm thuế nhập khẩu 2%-4% (hiện thuế nhập khẩu xăng dầu đang là 12%) thì chỉ cần tăng thêm 300 - 900 đồng/lít để các DN có thể hòa vốn, như thế, CPI tháng 3 cũng chỉ tăng thêm 0,05% - 0,1%.
Tuy nhiên, bài toán đặt ra là Chính phủ còn nhiệm vụ cân đối nguồn thu để giảm thâm hụt ngân sách, đặc biệt là khi thuế thu nhập cá nhân sẽ thay đổi vào giữa năm làm giảm khoảng 5.000 tỉ đồng tiền thuế. Theo các chuyên gia kinh tế, nhiều khả năng thuế nhập khẩu chỉ có thể giảm khoảng 2%, giá xăng bán lẻ tăng 600 - 900 đồng/lít, lên mức 23.750 - 24.050 đồng/lít. Như vậy, chỉ số CPI tháng 3 sẽ tăng thêm 0,06% - 0,1%.
Theo chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong, nếu giá xăng dầu thế giới tăng cao trong khi DN lỗ lớn thì điều chỉnh giá là hợp lý. Tuy nhiên, nếu lạm dụng tăng giá hoặc tăng giá "sốc" thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tăng CPI. "Tình hình giá xăng dầu có tăng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào diễn biến giá thế giới. Nếu giá thế giới tăng mà quỹ bình ổn cạn kiệt, trong khi thuế khó giảm thì xu hướng tăng giá thành là tất yếu".
Chưa quyết việc điều chỉnh giá
Theo một vị đại diện Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương, hiện vẫn chưa có quyết định chính thức về việc điều chỉnh giá xăng dầu. Có 3 giải pháp đã được áp dụng từ trước đến nay là sử dụng quỹ bình ổn giá, giảm thuế và tăng giá. Tuy nhiên, sử dụng biện pháp nào phải phụ thuộc vào tình hình cụ thể. "Có thể sử dụng 1 hoặc cả 3 biện pháp nhưng phải được quyết định bởi tổ công tác liên bộ. Hiện chưa thể nói trước bởi nếu không cẩn trọng sẽ dẫn tới hiện tượng một số DN, cây xăng găm hàng, đầu cơ chờ tăng giá" - vị này cho biết.
Theo 24h
Chiều nay, xăng dầu sẽ cùng tăng giá? Theo một nguồn tin đáng tin cậy, chiều nay 21/2, xăng dầu sẽ đồng loạt tăng giá... Xăng dầu tăng giá, chỉ số CPI tháng 3 sẽ tăng cao Tính toán của các chuyên gia kinh tế cho thấy, nếu tăng giá xăng 1.000 - 1.300 đồng/lít sẽ làm chỉ số CPI tăng thêm 0,12-0,16%. Một giải pháp khác là giảm mức thuế...