Những tiết lộ thú vị về nền giáo dục các quốc gia trên thế giới mà không phải ai cũng biết
Bạn nghĩ giáo dục mọi nơi đều giống nhau? Thực tế là những ngôi trường trên thế giới có cực nhiều điều thú vị mà chắc bạn sẽ không được nghe kể ở trường.
1. Trường phổ thông có số lượng học sinh lớn nhất trên thế giới là trường Montessori ở thành phố ở Lucknow, Ấn Độ. Ngôi trường có tới 32.000 học sinh đến lớp mỗi ngày, vận hành hơn 1000 phòng học và 3.700 máy tính.
2. Học sinh ở Trung Quốc phải nhận số lượng bài tập về nhà lớn nhất thế giới. Mỗi tuần một học sinh ở đây mất khoảng 14 giờ để là, chưa tính những giờ làm bài tập trên lớp.
3. Trẻ em ở Pakistan không có quyền hợp pháp để được giáo dục miễn phí. Chỉ có những em nhỏ trong độ tuổi 5-9 được hưởng giáo dục bắt buộc.
4. Kỳ nghỉ hè ở Chile bắt đầu vào tháng 12 và kết thúc vào tháng 3. Học sinh có hơn 3 tháng được rời xa trường học và bài vở.
5. Vào ngày đầu tiên quay lại năm học, trẻ em ở Đức sẽ được nhận một món quà hình nón chứa đầy sách vở, bút chì và đồ ăn nhẹ. Đây là điều khiến những đứa trẻ hào hức quay lại trường nhất.
6. Học sinh ở Nhật Bản được đánh giá là độc lập nhất. Tự đi học, tự làm vệ sinh lớp và mang theo bữa trưa.
Video đang HOT
7. Turin có một ngôi trường nhỏ nhất trên thế giới với 1 giáo viên và một vài học sinh. Thậm chí năm 2014, chỉ có duy nhất một giáo viên và một học sinh.
8. Trẻ em ở Phần Lan sẽ không đến trường cho đến khi 7 tuổi. Đây là độ tuổi bắt đầu đi học lớn nhất trên thế giới.
9. Tại Iran, học sinh nam và nữ được giáo dục riêng biệt cho đến khi họ vào đại học.
10. Ở Kenya, trẻ em không bắt buộc phải đi học nhưng thật may mắn vì phần lớn chúng vẫn được đến trường.
11. Ở Brazil, có bữa ăn với gia đình là một phần quan trọng của nền văn hóa, đó là lý do tại sao các trường bắt đầu lúc 7 giờ sáng và quay lại vào buổi chiều để các em có thể ăn trưa với cha mẹ.
12. Ngôi trường cao nhất thế giới nằm ở Phumachangtang, Tây Tạng, ở độ cao 5.373 mét so với mực nước biển.
Theo toquoc
Nếu một lớp có 100 học sinh thì có được bổ nhiệm 3 giáo viên không?
Không thể vì lớp đông mà tăng giáo viên/lớp, nếu cứ như vậy thì đến bao giờ mới giải quyết được bài toán cơ sở vật chất, đáp ứng đủ phòng học cho học sinh.
Từ những ngày đầu tháng 8 đến nay nhiều ý kiến đề cập thực trạng thiếu giáo viên, thiếu trường, lớp công và sự quá tải học sinh tiểu học trong nội thành.
Theo định mức, một giáo viên quản 35 học sinh/ lớp nhưng hiện nay khá nhiều trường tiểu học trong cả nước (đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh...) sĩ số lớp học thường ở mức 50, 60 thậm chí gần 70 em/lớp.
Trước tình hình này, Hà Nội đề xuất giao hai cô giáo phụ trách lớp trên 60 học sinh.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, Không thể vì lớp đông mà tăng giáo viên/lớp, nếu cứ như vậy thì đến bao giờ mới giải quyết được bài toán cơ sở vật chất, đáp ứng đủ phòng học cho học sinh. (Ảnh: Thùy Linh)
Tuy nhiên, trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận định:
Một lớp học mà có tới gần 70 học sinh là không đúng tuy nhiên trong tình thế bất đắc dĩ thiếu cơ sở vật chất như hiện nay buộc thầy cô đó vẫn phải quán xuyến lớp thì cần có thêm phụ cấp đứng lớp cho giáo viên nhằm bù đắp cho sức lao động mà họ bỏ ra.
Bởi lẽ, nếu lớp chỉ 35 học sinh thì chỉ cần quản lý, chấm bài cho 35 bài thi nhưng nay sĩ số lên tới 69,70 em thì chắc chắn giáo viên phải vất vả hơn nhiều.
Chứ đừng vì sĩ số đông mà đề xuất giao 2 cô giáo phụ trách là không cần thiết.
Ông Nhĩ nêu lý do, năm sinh 2012 được cho là năm "rồng vàng", năm đẹp nên tỉ lệ sinh tăng cao dẫn tới năm nay tỷ lệ học sinh vào lớp 1 tăng mạnh khiến một số trường áp lực nặng nề về sĩ số, lớp học.
Nhưng nếu chúng ta đề xuất giao 2 giáo viên/lớp tức là cần phải tuyển dụng bổ sung thêm giáo viên so với hiện nay.
Vậy sang năm sĩ số học sinh giảm đi thì bài toán thừa giáo viên giải quyết thế nào?
Sĩ số học sinh lớp 1 ở các quận nội thành Hà Nội (Ảnh: VTV)
Hơn nữa, theo ông Nhĩ, không thể vì lớp đông mà tăng giáo viên/lớp, nếu cứ như vậy thì đến bao giờ chúng ta mới giải quyết được bài toán cơ sở vật chất, đáp ứng đủ phòng học cho học sinh hay cứ nhồi nhét 100 học sinh/lớp rồi tăng lên 3 giáo viên/lớp là xong.
Khi đó chất lượng giáo dục sẽ thế nào?
Từ đó, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, muốn giải quyết bài toán này chúng ta cần khuyến khích xã hội hóa, những cá nhân nào có điều kiện mở trường, mở lớp thì cần phải khuyến khích để giảm tải sĩ số cho các trường khác.
Trước đó, như Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, thông tin, ngày 28/8, ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nhấn mạnh, sĩ số một số nơi ở Hà Nội quá tải cũng mong nhận được sự thông cảm của người dân.
"Thực tế là như vậy, đó là bất khả kháng.
Việc sĩ số cao một phần do phụ huynh, dồn vào một khu vực.
Về giải pháp, Sở sẽ làm sao giảm bớt trái tuyến và bổ sung phòng học", ông Lê Ngọc Quang nói.
Ông Quang cũng chia sẻ thêm, giáo viên định mức trên đầu lớp 35 học sinh/lớp.
Giờ nếu lớp 60 học sinh trên một lớp thì phải tăng giáo viên lên, có thể một lớp 2 giáo viên.
Chúng ta cũng cần phải tính toán đến phương án đó.
Năm học 2018-2019, thành phố Hà Nội có gần 2 triệu học sinh từ mầm non đến trung học phổ thông, riêng lớp 1 là 180.000, tăng 30.000 so với năm học trước.
Nhiều lớp 1 trong quận nội thành có sĩ số học sinh lên đến 60-68, cao gần gấp đôi so với chuẩn 35 học sinh/lớp.
Theo giaoduc.net.vn
Ba học sinh Hà Nội đi cấp cứu vì sập vữa trần phòng học Một mảng trần lớn trong phòng học lớp 12A12 trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) sập xuống khiến ba học sinh nhập viện. Hình ảnh tại phòng học lớp 12A12 trường THPT Trần Nhân Tông sau vụ sập vữa trần nhà ngày 20/3. Ngày 20/3, học sinh lớp 12A12 trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) đang ở trong lớp thì bất...