Những tiết học trầm lặng
Thực tế cho thấy các teen cấp 2 hăng hái xây dựng bài bao nhiêu thì sau khi lên cấp 3 lại thụ động bấy nhiêu. Điều này khiến cho tiết học trở nên nặng nề, mệt mõi, thầy cô và học sinh đều cảm thấy chán nản…
Học có thể được xem là quyền và nghĩa vụ của mỗi học sinh chúng ta, nhưng học làm sao cho có hiệu quả thì lại cả một vấn đề. Có rất nhiều lý do khiến cho mỗi tiết học trở nên nhàm chán: nhác học, lười, thầy cô dạy chưa hay… Đặc biệt là khi học mà chỉ nghe thầy cô nói thì thật là chán, học sinh sẽ không tư duy, không sáng tạo, mạnh dạn trong giờ học được. Chính vì những điều này đã tạo nên những tiết học trầm lặng, “khó thở” đối với mỗi học sinh.
Những tiết học nhàm chán
Video đang HOT
Học mà không có hứng thú thì không thể nào tiếp thu được bài vở khiến cho nhiểu teen mất căn bản. Trong mỗi tiết học, thầy và trò phải phối hợp với nhau mới tạo nên một bài học sinh động và thú vị. Nếu như chỉ có một mình giáo viên nói thì học sinh sẽ thụ động rất nhiều hoặc ngược lại nếu chỉ có học sinh đóng vai trò chủ đạo thì làm cho những tiết học đó trở thành một áp lực với nhiều teen.
Lan (teen 10) đã tâm sự rằng: “Lúc còn ở cấp 2 tớ khá mạnh dạn và năng nổ trong mỗi tiết học, nhưng không hiểu sao sau khi lên cấp 3 tớ thấy mọi người rất lười giơ tay, làm cho tớ rụt rè luôn. Với lại cách giảng dạy của thầy cô cấp 3 rất khác so với cấp 2 nên nhiều lúc tớ muốn hỏi nhưng lại ngại .Có khi trong giờ học tớ bị ngủ gật lúc nào không biết…”
Cũng có khá nhiều teen 10 nghĩ giống như Lan nên các giờ học trở nên tẻ nhạt, thầy cô tự nói tự trả lời. Các bạn chỉ lắng nghe và không phát biểu, góp ý cho tiết học. Điều này làm mỗi thầy cô giáo thấy rất khó chịu.
Những môn phụ càng khiến cho mỗi teen chúng ta thụ động hơn rất nhiều. Một số người cho rằng môn phụ không cần học, chính vì thế mà nhiều tiết học như Công Nghệ, Tin… được bình chọn là những tiết học tẻ nhạt nhất.
Hậu quả
Nhiều bạn có khi suốt 1 năm học không giơ tay lấy một lần, từ đó làm cho việc học tập ngày càng giảm sút. Sự tự tin, mạnh dạn được thay thế bằng sự lầm lì, khép kín. Có thể nói rằng chính những tiết học này làm cho mỗi học sinh kém tự tin trong giao tiếp, khoảng cách giữa thầy trò trở nên xa lạ hơn.
Lan sau một năm phó mặc cho số phận thì kết quả đã minh chứng ngay trong phiếu liên lạc: “Em không xung phong xây dựng bài, không có tinh thần học tập, hay ngủ gật trong lớp. Hạnh kiểm khá”. Hạnh kiểm quan trọng không kém gì học lực. Đây quả là bài học đáng giá cho Lan và cũng như nhiều người đang rơi vào trường hợp giống như bạn ấy.
Hãy mạnh dạn giơ tay đóng góp cho tiết học trở nên sinh động. (Ảnh minh họa)
Vậy làm sao để có được một tiết học “bùng nổ”?
Sự kết hợp đồng đều và hài hòa giữa học sinh và thầy cô sẽ tạo nên một tiết học vô cùng hứng thú. Học sinh phải tham gia phát biểu bài, thầy cô giáo phải tìm và đề ra những phương pháp học tập mới lạ có sức hút với mỗi bài học. Không nên rạp theo khuôn mẫu mà phải sáng tạo ra những thứ phù hợp góp phần tạo nên một tiết học như mong đợi.
Teen nhà mình thường rất thích học trên Power point, có minh họa bằng thực tế hình ảnh, video. Từ đó, tụi mình sẽ có dịp nhớ lại bài cũ hơn, đồng thời hưng phấn hơn trong quá trình học. Hoặc một mẫu chuyện vui có liên quan tới bài học từ thầy cô sẽ xua tan bầu không khí trầm lặng đi rất nhiều nữa đấy!
Còn với mỗi học sinh thì cách để khắc phục tình trạng này là mạnh dạn hơn, tự tin hơn. Học là để khẳng định mình, không ai muốn mình bị lu mờ cả, ai cũng muốn mình nổi bật được bạn bè biết đến. Cách duy nhất chỉ có thể là vứt bỏ sự tự ti hay vào sự tin. Ngoài ra nếu bạn rãnh hãy lên mạng tìm những tư liệu không có trong sách vở, một câu hỏi ngoài của thầy cô mà bạn trả lời được sẽ khiến bạn hăng hái hơn đó.