Những thực phẩm tuyệt đối không ăn khi bụng đói nếu không muốn “tự rước họa vào thân”
Nhiều người không biết rằng, một số loại thực phẩm mà chúng ta tưởng là bữa sáng hoàn hảo lại không tốt cho sức khỏe nếu ăn khi bụng đói.
Một lát bánh mì, một cốc sữa chua hay một trái chuối thường là những món ăn nhẹ mà bạn nghĩ ngay cho một bữa sáng đơn giản hay khi bụng đang đói. Tuy nhiên, bạn chắc chắn sẽ không thể ngờ rằng những thực phẩm đó có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ của bạn khi bụng đang rỗng.
Cà phê
Uống cà phê khi đói sẽ khiến dạ dày sản xuất nhiều axit hơn, làm tăng tình trạng viêm trong niêm mạc dạ dày, khiến bạn gặp phải cảm giác khó chịu và buồn nôn. Một số triệu chứng khác cũng thường xuất hiện như cảm giác bồn chồn, tăng nhịp tim, dễ nổi nóng và thiếu khả năng tập trung.
Nhiều nghiên cứu còn cho thấy uống cà phê khi bụng đói còn gây gián đoạn nhịp sinh học bình thường của cơ thể.
Khoai lang
Trong khoai lang có chứa nhiều tannin và chất nhựa. Ăn khoai lang lúc đói sẽ kích thích tiết ra nhiều axit dạ dày, gây cảm giác khó chịu, cồn cào.
Nhiều người coi khoai lang như món ăn khoái khẩu hàng ngày vì vừa ngon miệng lại có những tác dụng tốt cho sức khỏe.
Không ít người còn biến khoai lang thành món ăn sáng trong những ngày bận rộn, Tuy nhiên, ít ai biết được, ăn khoai lang khi đói sẽ gây tổn thương dạ dày.
Video đang HOT
Các chất trong khoai lang kích thích dạ dày, gây nên gây cảm giác đầy bụng, khó chịu và ợ chua. Đặc biệt những người bị bệnh dạ dày càng nên tránh xa khoai lang lúc đói, nếu không bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Cà phê
Uống cà phê khi đói sẽ khiến dạ dày sản xuất nhiều axit hơn, làm tăng tình trạng viêm trong niêm mạc dạ dày, khiến bạn gặp phải cảm giác khó chịu và buồn nôn. Một số triệu chứng khác cũng thường xuất hiện như cảm giác bồn chồn, tăng nhịp tim, dễ nổi nóng và thiếu khả năng tập trung.
Nhiều nghiên cứu còn cho thấy uống cà phê khi bụng đói còn gây gián đoạn nhịp sinh học bình thường của cơ thể.
Sushi
Dù bạn đói bụng cơ nào đi chăng nữa thì cũng không nên ăn sushi. Trong sushi có thành phần chủ yếu là cơm trắng và không có chất xơ bão hòa nên thường sẽ nhanh được tiêu hóa.
Chưa kể, bạn sẽ phải ăn sushi kèm với nước chấm nhưng trong thành phần nước chấm mặn lại chứa nhiều natri. Điều này sẽ khiến bạn nhầm lẫn cảm giác đói và khát nên lại càng đói hơn sau khi ăn.
Phomai
Đói là lúc lượng đường trong máu thấp và bạn cần một nguồn năng lượng. Cách để vượt qua cơn đói lúc này tốt nhất là tiêu thụ carbohydrate (phân hủy thành glucose). Ngoài ra, các thực phẩm có chất xơ và protein cũng sẽ giúp bạn duy trì mức năng lượng lâu hơn.
Tuy nhiên, dù chứa nhiều dưỡng chất nhưng phô mai không chứa carbohydrate cung cấp năng lượng hay giảm cảm giác đói mà còn khiến bạn đói nhiều hơn.
Trong phô mai có nhiều hợp chất protein gọi là casomorphin có thể gây ra phản ứng gây nghiện giống như thuốc phiện. Cùng với hàm lượng muối cao, việc ăn phô mai chỉ khiến bạn càng thèm ăn nhiều hơn mà thôi.
Nước cam
Nước cam giàu axit, có thể gây ợ nóng, thậm chí là trào ngược dạ dày.
Nước trái cây sẽ làm tăng lượng đường trong máu, khiến bạn chỉ có cảm giác no ngắn ngủi nhưng lại đói cồn cào không lâu sau đó. Không những thế, cam còn có thành phần rất giàu axit, nên có thể gây ợ nóng và làm trầm trọng hơn các triệu chứng trào ngược dạ dày.
Chuối
Chuối có chứa nhiều nguyên tố magiê. Nếu như ăn chuối lúc bụng đói thì dĩ nhiên sẽ làm cho hàm lượng magiê ở trong máu tăng cao, tạo thành sự mất cân bằng giữa tỷ lệ canxi và magiê ở trong máu không tốt cho sức khỏe.
Sữa
Sữa là loại thực phẩm chứa đạm cao, giàu vitamin. Tuy nhiên, nếu dùng nó vào đồ ăn nhanh để chống đói thì lại phản tác dụng. Nguyên nhân là bởi lượng protein lúc này không làm đúng vai trò dinh dưỡng của nó, khiến cơn đói của bạn không được xoa dịu.
Lý do giới khoa học vẫn chưa cảnh báo về virus Corona trên thực phẩm
Gà nhiễm khuẩn Salmonella, xà lách có E.coli... đều gây nguy hiểm cho con người. Tuy nhiên, đến nay các nhà khoa học vẫn chưa hề cảnh báo về việc ăn thức ăn có virus Corona chủng mới trên bề mặt.
Nhân viên siêu thị đeo khẩu trang và găng tay tại San Francisco (Mỹ). Ảnh: AP
Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết lý do là những vi khuẩn, virus này gây hại cho sức khỏe con người khác với SARS-CoV-2.
Virus tấn công hệ hô hấp như SARS-CoV-2 thường bám vào các tế bào ở cơ quan hô hấp như phổi. Còn vi khuẩn như Salmonella và E. coli lại tồn tại cả trong môi trường acid của dạ dày rồi sinh sôi sau khi bám vào tế bào trong ruột của con người.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) nhấn mạnh rằng SARS-CoV-2 vẫn là virus mới và cần nghiên cứu thêm. CDC cũng nhận định chưa có bằng chứng cho thấy COVID-19 gây tổn hại cho con người qua hệ tiêu hóa mặc dù đã tìm thấy virus này trong phân của người bệnh.
Chuyên gia Alison Stout tại Đại học Cornell (Mỹ) cho rằng việc phát hiện SARS-CoV-2 trong phân người là phản ánh về nhiễm trùng hệ thống thay vì cho thấy virus này có thể tồn tại trong hệ tiêu hóa.
Virus tấn công hệ hô hấp như SARS-CoV-2 thường lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc hoặc các giọt li ti bắn ra khi ho, hắt hơi.
Vi khuẩn gây bệnh cho người qua thức ăn thường gây triệu chứng là tiêu chảy. Trong một số trường hợp, vệ sinh kém còn khiến vi khuẩn bám vào tay người và lan truyền sang bất cứ thứ gì họ chạm vào. Đó là lý do người lao động làm việc trong ngành thực phẩm cần tạm nghỉ làm khi họ mắc bệnh tiêu hóa bởi có khả năng lây lan cho nhiều người khác.
SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên một số bề mặt, do vậy các chuyên gia khuyên người dân nên hạn chế chạm tay lên mặt khi mua sắm tại siêu thị và chợ.
Tuy nhiên, virus cũng khó tồn tại trên thực phẩm. Chuyên gia Alison Stout tại Đại học Cornell cho biết: "Đó là một bề mặt nhiều lỗ rỗng. Cơ hội để những thứ khác tồn tại hoặc phát tán từ thực phẩm là khá nhỏ".
Hà Linh
Giữ vệ sinh tay và vệ sinh hô hấp như thế nào giữa dịch virus corona? Vệ sinh hô hấp và vệ sinh tay là hai trong số những cách hiệu quả để ngăn ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh và bảo vệ bản thân khỏi các bệnh nhiễm trùng mà người khác có thể mắc phải. Với sự bùng phát của dịch Covid-19 hiện nay, giữ gìn vệ sinh tay và vệ sinh hô hấp là...