Những thực phẩm tăng cường sức đề kháng, chống virus cực tốt
Chúng ta có thể phòng vệ và chống lại các virus và tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, bằng cách bổ sung các loại thực phẩm chứa những dưỡng chất làm tăng sức đề kháng.
Sức đề kháng chính là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Có hai loại là sức đề kháng tự nhiên và sức đề kháng tổng hợp. Trong đó sức đề kháng tổng hợp hưởng lợi từ chế độ dinh dưỡng hợp lý, tiêm phòng vắc-xin và tập thể dục thể thao đều đặn.
Đầu tiên cần ghi nhớ rằng chế độ dinh dưỡng cân bằng là tiền đề cho việc giữ cơ thể khỏe mạnh. Một bữa ăn cần phải ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng: chất bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
Ngoài ra để nâng cao sức đề kháng thì chúng ta cần phải ăn nhiều hoa quả và rau xanh kèm với uống nhiều hơn 1,5 lít nước trong 1 ngày. Dưới đây là danh sách các thực phẩm vừa nâng cao sức đề kháng, vừa có tác dụng phòng bệnh cúm.
Gừng: Gừng có tính năng giúp giảm viêm, giảm đau họng và một số bệnh viêm khác. Ngoài ra nó còn giúp giảm cảm giác buồn nôn. Gừng giúp làm giảm các triệu chứng đau và làm chậm quá trình tạo cholesterol theo như một nghiên cứu mới đây trên động vật. Chế biến gừng vô cùng đa dạng, có thể dùng như gia vị trong bữa ăn, hoặc có thể dùng nấu chín, các gia vị ăn kèm, hoặc pha trà gừng để uống.
Rau bina: Rau bina chứa rất nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa, carotene, giúp tăng sức đề kháng và khả năng chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch. Việc nấu rau bina trong một thời gian ngắn giúp tăng cường vitamin A và các chất dinh dưỡng khác được giải phóng ra từ axit oxalic.
Sữa chua: Hãy dùng các loại sữa chua có các lợi khuẩn vì những lợi khuẩn này giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Tránh các loại sữa chua có nhiều đường. Bạn có thể làm sữa chua tại nhà bằng trái cây và thêm vào đó 1 ít mật ong. Sữa chua cũng chính là nguồn vitamin D tuyệt vời, vì vitamin D cũng chính là chất kích hoạt hiệu quả cho một hệ miễn dịch hoàn hảo.
Ảnh minh họa: Internet
Các trái cây thuộc họ cam quýt: Vitamin C chính là chìa khóa để tăng cường sức đề kháng, bởi Vitamin C làm tăng sự sản xuất bạch cầu. Các trái cây chứa nhiều vitamin C bao gồm bưởi, những quả thuộc họ cam, quýt, chanh,… Do vitamin C không được dự trữ trong cơ thể nên việc bổ sung vitamin C phải đều đặn hàng ngày. Đối với người đau dạ dày có thể bổ sung vitamin C bằng một số loại như ổi, đu đủ, rau cải thìa, bắp cải, rau mầm,…Bổ sung vitamin tăng sức đề kháng cho bé bằng cách thêm trái cây vào khẩu phần ăn là vô cùng cần thiết.
Ảnh minh họa: Internet
Ớt chuông đỏ: Ớt chuông đỏ chứa nhiều vitamin C gấp 2 lần so với họ cam quýt. Ngoài ra ớt chuông đỏ cũng là nguồn cung cấp beta carotene dồi dào. Bên cạnh giúp tăng sức đề kháng, vitamin C còn có tác dụng giữ một làn da khỏe mạnh, còn beta carotene giúp cho mắt và da khỏe mạnh hơn.
Ảnh minh họa: Internet
Bông cải xanh (súp lơ xanh): Không chỉ là nguồn chất sắt, calci, protein, crom, vitamin A, vitamin C, vitamin K… Bông cải xanh còn chứa rất nhiều chất phytochemical và chất chống ôxy hóa, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, nhờ đó cơ thể tránh được các loại bệnh.
Đây là những hợp chất có tác dụng chống lại bệnh tật và nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau. Ngoài ra, bông cải xanh còn được biết đến như một loại thực phẩm có thể phòng chống các bệnh ung thư nhờ chất sulforaphan, loại chất giúp tăng mức độ và hoạt động của các enzym ngăn chặn các tế bào ung thư.
Video đang HOT
Bổ sung bông cải xanh vào bữa ăn hàng ngày, nên hấp hoặc nướng, tránh chiên để không bị mất các chất dinh dưỡng.
Thịt bò: Ông William Boisvert (Chuyên gia Dinh dưỡng và Miễn dịch tại Viện nghiên cứu The Scripps, California, Mỹ) cho biết, thịt bò cung cấp nguồn chất kẽm dồi dào, giúp phát triển các tế bào bạch cầu, tế bào miễn dịch. Nhờ đó, nó giúp nhận biết và tiêu diệt các vi khuẩn, virus mang bệnh xâm nhập vào cơ thể. Thiếu chất kẽm có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, điển hình như cảm cúm. Trong 1 lạng thịt bò nạc sẽ cung cấp khoảng 30% lượng kẽm cần thiết mỗi ngày.
Thịt bò được dùng trong chế biến nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn quá 1g thịt bò mỗi ngày.
Ảnh minh họa: Internet
Quả hạnh nhân: Khi nói đến việc ngăn ngừa và phòng chống cảm lạnh, việc bổ sung vitamin E cũng là cần thiết. Vitamin E là loại vitamin tan trong dầu. Nó cần một lượng chất béo thì cơ thể mới hấp thu được vitamin E. Vì vậy hạnh nhân chính là thực phẩm cung cấp vitamin E hoàn hảo, do nó có một lượng chất béo tốt cho sức khỏe. Một khẩu phần ăn gồm nửa cốc chứa 46 hạt hạnh nhân nguyên vỏ cung cấp 100% lượng vitamin E được khuyến nghị hàng ngày.
Nghệ: Nghệ được sử dụng nhiều nhất trong món cà ri, nhưng nó cũng được sử dụng như một chất chống viêm và chống đau xương khớp dạng thấp. Ngoài ra nồng độ curcumin cao có tác dụng giảm tổn thương cơ do tập thể dục.
Trà xanh: Trà xanh là một chất chống oxy hóa tuyệt vời, ngoài ra trà xanh giàu epigallocatechin gallate, hoặc EGCG, một chất oxy hóa mạnh mẽ khác trong khi EGCG là chất tăng khả năng sức đề kháng. Trà xanh cũng là một nguồn axit amin L-theanine tốt. L-theanine có thể hỗ trợ sản xuất các hợp chất chống vi trùng trong các tế bào T của bạn.
Ảnh minh họa: Internet
Đu đủ: Đu đủ là một loại cây khác chứa vitamin C hàm lượng cao. Ngoài ra đu đủ có một loại enzyme tiêu hóa là papain có tác dụng chống viêm. Đu đủ còn giàu Kali, vitamin B và folate dồi dào. Tất cả đều có lợi cho sức khỏe chung của bạn.
Ảnh minh họa: Internet
Quả kiwi: Giống như đu đủ, kiwi có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết, gồm folate, kali, vitamin K và vitamin C. Vitamin C có tác dụng tăng các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng trong khi các thành phần khác trong quả kiwi giúp cơ thể của bạn hoạt động tốt.
Thịt gà: Khi bạn bị ốm thì món cháo gà không chỉ giúp bạn có cảm giác ăn uống ngon miệng mà còn là một loại thuốc. Nó giúp cải thiện các triệu chứng cảm lạnh. Ngoài ra thịt gà cũng giàu vitamin B giúp lợi ích cho miễn dịch đường ruột, tăng sức đề kháng.
Động vật có vỏ: Động vật có vỏ chính là một trong những thực phẩm xuất hiện trong tâm trí chúng ta ngay lập tức khi muốn bổ sung kẽm. Kẽm tuy không được biết đến nhiều như vitamin và các khoáng chất khác nhưng có tác dụng cực tốt giúp các tế bào miễn dịch thực hiện được tốt chức năng của nó. Một số loại động vật có vỏ có thể kể đến là: cua, sò tôm, trai,…
Ảnh minh họa: Internet
Tỏi: Loại gia vị quen thuộc và có mùi thơm hấp dẫn này được coi là loại thuốc chữa bệnh kì diệu của thiên nhiên. Thành phần allicin trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn rất cao, giúp ngăn ngừa nhiều bệnh trong đó có bệnh ung thư.
Ảnh minh họa: Internet
Và nhờ tính sát khuẩn, tỏi thường được sử dụng để phòng chống và chữa trị viêm nhiễm đường tiêu hóa và hô hấp. Tác dụng của tỏi tươi sáng ngang với thuốc kháng sinh trong việc tiệt trùng các vết thương nhỏ. Ăn tỏi cũng giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại vi khuẩn, virus và các loại bệnh do nấm gây ra.
Càng nghiền nát thì tỏi càng phát huy tác dụng. Acillin được tạo ra khi các tế bào tỏi bị phá hủy, vì vậy bạn nên sử dụng dụng cụ ép tỏi để nghiền nát hoặc băm nhỏ tỏi trước khi cho vào nước chấm hoặc các món ăn. Lưu ý không nên ăn quá nhiều tỏi mỗi lần.
Khoai lang: Theo Đông y, khoai lang có tính bình, vị ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, tiêu viêm… với những tính năng vượt trội về dinh dưỡng. Nhiều nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng một số protein trong khoai lang có khả năng chống ôxy hóa rất cao. Những protein này chứa khoảng 1/3 lượng chất chống ôxy hóa quan trọng trong cơ thể đó là glutathione.
Ngoài ra, khoai lang còn chứa các loại protein khác có khả năng chống bệnh tim mạch, thậm chí ung thư. Nguồn chất xơ chứa trong khoai lang có tác dụng trong việc thúc đẩy tiêu hóa, giảm đau đớn, giảm viêm nhiễm các vết lở loét và tăng cường hệ miễn dịch.
Không nên ăn khoai lang lúc đói. Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất, vì vậy không nên gọt vỏ nếu không cần thiết.
Quảng An (tổng hợp)
Theo Tiền phong
Thực phẩm tăng sức đề kháng trong mùa dịch virus Corona
Để tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống đỡ lại những tác nhân nguy hại, ngoài việc rèn luyện thể lực, dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng.
Theo Healthline, để tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống đỡ lại những tác nhân nguy hại, ngoài việc rèn luyện thể lực, dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng. Healthline đã chỉ ra một số thực phẩm cung cấp nhiều chất chống ôxy hóa giúp bảo vệ sự tấn công của các gốc tự do trước khi gây hại cho cơ thể.
Nhóm rau củ quả
Trái cây có múi: Chứa nhiều vitamin C giúp cải thiện hệ miễn dịch bằng cách giúp cơ thể tăng cường sản sinh các tế bào bạch cầu và kháng thể chống lại virus và vi khuẩn.
Bưởi chứa nhiều chất giúp bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể. Ảnh: Vitamini.hr
Đơn cử như bưởi là loại trái cây chứa nhiều các chất flavonoid - hợp chất hóa học tự nhiên được tìm thấy để tăng kích hoạt hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, trong bưởi hàm lượng vitamin C cao nhất trong các loại hoa quả là 95 mg/100 g ăn được; tiếp đến là kiwi 93 mg/100 g, cao hơn cả chanh, dâu tây, ổi, quýt.
Nhóm quả mọng: Như quả nam việt quất, mâm xôi... chứa nhiều chất antocyanozid, chống ôxy hóa cao giúp ngăn ngừa cục máu đông, rối loạn mạch máu. Các chất này còn tham gia chống tăng nhãn áp và đục nhân mắt, cũng như hạ thấp lượng đường trong máu... Ngoài ra, quả nam việt quất còn giúp làm chậm tiến trình suy thoái chức năng nhận thức do tuổi tác gây ra.
Bông cải: Thường được gọi là súp lơ xanh có nhiều chất kích thích hệ thống miễn dịch lại thêm nhiều betacaroten, vitamin A, C, E glutathione rất tốt cho cơ thể. Ngoài ra, bông cải còn giúp ngăn ngừa sự phát triển bất bình thường của các tế bào có nguy cơ dẫn đến ung thư.
Tỏi, gừng: Trong tỏi có chứa chất allicin là một kháng sinh tự nhiên mạnh, chất ajoen tác dụng ngăn cản sự tạo thành cục máu đông trong động mạch chống đột quỵ cũng như kiểm soát cholesterol trong máu.
Ngoài ra còn chứa selen làm chậm sự ôxy hóa tế bào và lão hóa, chất saponinlàm giảm huyết áp và fructose giúp kích thích hệ thống miễn dịch. Tỏi được kết hợp với cây cỏ xạ hương (húng tây) sẽ làm tăng tác dụng kháng sinh gấp bội và càng dễ tiêu hóa nhóm ngũ cốc.
Cũng như tỏi, gừng chứa các thành phần chống viêm, giảm đau rất tốt.
Khoai lang: Giống như cà rốt, có nhiều betacaroten là chất chống ôxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa và có thể giảm nguy cơ mắc ung thư.
Nhóm thực phẩm có nguồn gốc động vật
Theo Healthline, các thực phẩm giàu kẽm có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể. Các nghiên cứu chỉ ra kẽm có một số tác dụng kháng virus, kẽm cũng góp phần quan trọng đối với một số nhiệm vụ của hệ thống miễn dịch bao gồm chữa lành vết thương.
Thực phẩm giàu kẽm có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Ảnh: Internet
Một số món ăn giàu kẽm như sò chứa tới 13,40 mg/100 g, lòng đỏ trứng gà có 3,70 mg kẽm (zn)/100 g, thịt cừu có 2,9 mg/100 g, thịt heo nạc có 2,5 mg/100 g và thịt bò có 2,2 mg/100 g...
Ngoài ra, súp gà cũng được cho là món ăn tăng sức đề kháng. Bởi các acid amin cysteine được sản sinh từ thịt gà trong quá trình nấu súp có tác dụng tương tự như thuốc viêm phế quản acetylcystein, ngăn chặn sự lây lan của tình trạng viêm và giảm triệu chứng cảm lạnh.
HẠ QUYÊN
Theo PLO
Bác sĩ tuyến đầu chia sẻ sáng tạo chống dịch Covid-19 của Việt Nam Cùng với những kinh nghiệm chống dịch sẵn có, Việt Nam áp dụng sáng tạo nhiều giải pháp để chống dịch Covid-19 và đã bước đầu thành công. Kinh nghiệm sống còn học từ dịch SARS Chia sẻ tại tọa đàm "Tăng sức đề kháng phòng chống dịch Covid-19" ngày 28/2, khi nói về kinh nghiệm chống dịch của Việt Nam, BS Nguyễn...