Những thực phẩm người bị đái tháo đường lâu lâu hãy “đụng đũa”
Người bị bệnh đái tháo đường được khuyên hạn chế ăn phủ tạng động vật hay những thực phẩm chế biến sẵn được vì chúng có chỉ số đường huyết khá cao.
Những thực phẩm nói trên người bệnh đái tháo đường nên hạn chế sử dụng
Với người bệnh đái tháo đường, thức ăn cần phải được coi như thuốc để duy trì chỉ số đường huyết ổn định. Do đó, bên cạnh việc điều trị thuốc, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.
Theo đó, chỉ số đường huyết được coi là một chỉ tiêu để lựa chọn thực phẩm. Việc sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ làm tăng đường máu từ từ và chậm sau ăn, ngược lại thực phẩm với chỉ số đường huyết cao làm tăng đường máu nhanh và cao mức sau ăn.
Đối với bệnh nhân đái tháo đường, về nguyên tắc dinh dưỡng, cần đảm bảo đủ năng lượng, các chất glucid, protid, chất xơ, chất béo (ưu tiên lựa chọn chất béo có nguồn gốc thực vật). Bên cạnh đó, đảm bảo đủ vitamin và khoáng chất, chú ý tăng cường canxi, vitamin A, vitamin C, vitamin E. Nên ăn 3 bữa/ngày và ổn định giờ ăn.
Gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn là những sản phẩm được khuyên dùng
Những thực phẩm bệnh nhân đái tháo đường nên dùng gồm:
- Nhóm chất bột: gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn… Nên chọn: Gạo lứt, bánh mỳ đen hoặc ngũ cốc xay xát dối thay cho gạo trắng, bún, phở, gạo trắng hoặc các thực phẩm qua tinh chế.
- Nhóm chất đạm: Tăng cường các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít béo như thịt bò, thịt gà, cá, tôm… Đạm thực vật: đậu tương, đậu nành.
- Nhóm chất béo: Dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu vừng…)
- Nhóm rau: Đa dạng các loại rau, nhất là các loại rau mềm, non
Video đang HOT
Các loại quả có chỉ số đườg huyết thấp được khuyên sử dụng thường xuyên
- Nhóm quả: Các loại quả có hàm lượng đường ít, trung bình: Thanh long, roi, bưởi, ổi, cam, đu đủ chín
- Nhóm sữa: Các loại sữa có chỉ số đường huyết thấp.
Những thực phẩm cần hạn chế “đụng đũa”
Và hạn chế ăn các loại trái cây chín nói trên
- Các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như: Miến dong, bánh mỳ trắng, khoai củ chế biến dưới dạng nướng…
- Phủ tạng động vật như: Tim, gan, bầu dục, những thực phẩm chế biến sẵn như thịt, cá hộp, giò chả… Mỡ động vật
- Các loại quả có hàm lượng đường cao: Táo, na, nhãn, vải, mít, chuối, hồng xiêm, chôm chôm…
Nhóm thực phẩm không nên dùng
- Các loại bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường.
- Các loại quả sấy khô.
- Rượu, bia, nước ngọt có đường
Ngoài ra, khi chế biến thực phẩm cần hạn chế các món rán. Các loại mỡ động vật (thịt gà ăn bỏ da). Các loại củ không nên chế biến dưới dạng nướng vì có chỉ số đường huyết cao. Hạn chế các loại nước quả ép, xay sinh tố; nên ăn cả múi, miếng để có chất xơ.
Nên ăn món luộc, hấp, chế biến mềm nhừ dễ tiêu hóa. Hạn chế các món rán, các loại mỡ động vật. Thịt gà ăn nên bỏ da.
Bản chỉ số đường huyết trong một số thực phẩm
Thực đơn mẫu được khuyến cáo cho người bị đái tháo đường
6 giờ: Bữa sáng: bún cá.
9 giờ: Bữa phụ sáng khoai sọ luộc: 3 củ nhỏ (100g);
11 giờ: Bữa trưa: cơm gạo tẻ: 60g (lưng bát); thịt băm: 30g; đậu luộc: 1 bìa; rau luộc: 200g (miệng bát); dầu ăn 100ml
15 giờ: Bữa phụ chiều: quả chín (bưởi: 200g)
18 giờ: Bữa tối: cơm gạo tẻ: 60g (lưng bát); cá trắm rán: 100g; bí xanh luộc: 200g (miệng bát); dầu ăn 10 ml
21 giờ: Bữa phụ tối: sữa: 120ml (3 muỗng gạt miệng)
Bác sĩ Nguyễn Văn Nguyên, Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp
Theo nld.com.vn
Khoai tây giúp giảm đường huyết, có lợi cho người bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh tiểu đường thường tránh ăn khoai tây vì khoai tây đạt điểm tương đối cao về chỉ số đường huyết (GI).
Ăn khoai tây giúp hạ đường huyết - SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy rằng những loại thực phẩm có tinh bột này thực sự có thể có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nghiên cứu dinh dưỡng, cho thấy các hợp chất phenolic trong khoai tây có thể giúp điều chỉnh phản ứng đường huyết, theo Natulral News.
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Purdue (Mỹ) muốn xác định hồ sơ phenolic của các loại khoai tây tươi và khoai tây chiên khác nhau. Họ cũng xem xét tiềm năng của chiết xuất phenolic khoai tây trong việc điều chỉnh tiêu hóa tinh bột và vận chuyển glucose đường ruột trong cơ thể.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng khoai tây tươi có màu tím, đỏ và trắng để nghiên cứu.
Họ đã tiến hành cả một nghiên cứu trong ống nghiệm và một nghiên cứu lâm sàng thí điểm để xác định sự khác biệt trong đáp ứng đường huyết giữa khoai tây chiên từ khoai tây màu và khoai tây trắng.
Kết quả của thử nghiệm trong ống nghiệm cho thấy chiết xuất phenol khoai tây của các giống màu tím, đỏ và trắng chứa anthocyanin và a xít chlorogen, theo Natulral News.
Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu lâm sàng cho thấy rằng ăn khoai tây tím dẫn đến lượng đường huyết khiêm tốn nhưng thấp hơn đáng kể ở mức 30 và 60 phút sau khi tiêu thụ so với khoai tây trắng.
Nhóm nghiên cứu kết luận rằng các hợp chất phenolic trong khoai tây tươi có thể có lợi cho phản ứng đường huyết vì chúng có thể giúp giảm lượng đường huyết.
Prebiotic từ khoai tây cũng có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu được công bố trên Biên giới Y học về Lão khoa cho thấy một loại tinh bột kháng khoai tây giúp giảm kháng insulin và lượng đường huyết ở người lớn tuổi, theo Natulral News.
Theo nghiên cứu, tinh bột kháng tự nhiên đã ảnh hưởng tích cực đến hệ vi sinh vật đường ruột và đường huyết.
Theo Thanh Niên
Những thực phẩm tiềm ẩn nhiều nguy hiểm với trẻ nhỏ Hiện nay trẻ em rất thích ăn các thực phẩm chế biến sẵn...Đặc biệt là những loại thực phẩm có chứa nhiều đường. Điều này làm giảm độ nhạy cảm cho vị giác của trẻ, và ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bé nếu không được kiểm soát chế độ ăn khoa học. Những thực phẩm tiềm ẩn nguy hiểm với...