Những thực phẩm nên và không nên cho bé ăn vào bữa sáng
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, nhất là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, việc lựa chọn những thực phẩm bổ dưỡng cho bé là điều không hề đơn giản.
Thực phẩm nên cho bé ăn vào mỗi bữa sáng
Ảnh minh họa
Sữa và các loại hạt
Để trẻ thích thú với bữa sáng và giúp các mẹ chuẩn bị bữa sáng cho trẻ không mất quá nhiều thời gian, bạn hãy thử cho trẻ uống sữa và ăn các loại ngũ cốc, những loại hạt và trái cây xem sao. Nguyên nhân là do những thực phẩm này rất giàu protein, nhiều các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng khác cần thiết cho mọi hoạt động hàng ngày của trẻ
Được coi là một nguồn thực phẩm tuyệt vời giàu canxi và rất dễ ăn cho bé. Hãy thử cho trẻ ăn sữa chua trộn cùng với 2 loại trái cây vào đó như chuối, xoài, dâu tây cắt lát.
Ảnh minh họa
Sinh tố hoa quả
Sinh tố trái cây rất dễ làm và không cần phải có một công thức cụ thể nào. Hầu hết các loại trái cây theo mùa bạn đều có thể tận dụng và pha trộn với nhau cùng sữa chua, tạo thành một bữa ăn sáng ít calo, ít chất béo và có hương vị ngon tuyệt vời!
Có rất nhiều bé thích uống nước hoa quả. Điều này là một bổ sung khá tốt cho bữa sáng của con, miễn là bạn cho trẻ uống nước hoa quả 100% nguyên chất và không cho thêm đường. Chú ý cho trẻ uống nước trái cây bằng một ống hút và súc miệng ngay sau khi uống xong để tránh cho trẻ bị sâu răng.
Bạn nên cho trẻ ăn những thứ tươi mới, đầy đủ chất dinh dưỡng không nên sử dụng thực phẩm vào hôm trước.
Ảnh minh họa
Thực phẩm không nên cho bé ăn
Video đang HOT
Sức đề kháng và hệ miễn dịch của bé chưa phát triển toàn diện như ở người lớn nên dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Ăn thức ăn đóng hộp dù đã chế biến vẫn có nguy cơ gây hại nhất định cho cơ thể bé.
Đặc biệt, một số loại thực phẩm đóng hộp có chứa chất hóa chất, chất bảo quản… không tốt cho sức khỏe. Điều đáng nói, hóa chất xâm nhập vào thực phẩm sẽ tác động tiêu cực đến hornmone trong cơ thể, ảnh hưởng tới quá trình phát triển thể chất của trẻ.
Trứng chưa nấu chín
Trứng là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp thể chất và trí não trẻ phát triển. Tuy nhiên nếu mẹ cho trẻ ăn trứng sai cách sẽ có hại cho sức khỏe của bé.
Trên thực tế, trứng sống chứa rất nhiều vi khuẩn, ngay cả khi không bị hỏng. Trẻ ăn những món ăn từ trứng chưa được nấu chín sẽ gây khó tiêu, khó hấp thụ protein và dinh dưỡng vốn có.
Đồ ăn để qua đêm
Có rất nhiều người không có thời gian và phải nấu ăn từ tối hôm trước, nhưng đây là một trong những điều không nên. Thực phẩm để qua đêm sẽ có những chất độc hại được sinh ra và nhiều loại thực phẩm còn có thể gây nên bệnh ung thư.
Những loại thực phẩm để qua đêm thường mất đi ít nhiều những dưỡng chất và việc đun nóng lại cũng là một trong những điều gây nên mất dinh dưỡng. Thêm vào đó, không phải thực phẩm nào cũng có thể đun lại được. Vì vậy, tốt nhất các mẹ nên tận dụng thời gian buổi sáng để nấu bữa sáng cho trẻ giúp con có được nguồn dinh dưỡng cần thiết nhất.
Ảnh minh họa
Đồ ăn nhanh
Hãy nói không với đồ ăn nhanh vào bữa sáng của trẻ. Những món ăn như cánh gà chiên, bánh mì kẹp thịt, cà phê, sữa… như người phương tây cũng là những thực đơn tốt nhưng các bạn không nên tận dụng. Những thức ăn nhanh có chứa nhiều dầu mỡ và điều này không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Mì ăn liền, đồ chiên rán
Mì ăn liền là thức ăn chứa nhiều muối, ăn quá nhiều loại đồ ăn nhanh này sẽ ảnh hưởng đến sự ngon miệng và thèm ăn của bé. Trong khi, trẻ đang ở giai đoạn phát triển tối đa về thể chất cần đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng.
Bên cạnh mì ăn liền, thực phẩm chiên rán cũng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên cho bé ăn. Quá trình chiên rán, nhiệt độ dầu có thể đạt tới 150 đến 300 độ C. Ở nhiệt độ cao như vậy, chất dinh dưỡng nhanh chóng bị phá hủy.
Người bị bệnh cao huyết áp cần hạn chế ăn các loại thức ăn gì? 7 thực phẩm nên tránh
Người bị bệnh cao huyết áp cần hạn chế ăn các loại thức ăn dưới đây để tránh tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới việc điều trị bệnh.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm trên thế giới có 17,5 triệu người chết vì các bệnh tim mạch mà tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu. Số người chết này cao gấp 4 lần so với số người chết do 3 bệnh nguy hiểm khác cộng lại: HIV, sốt rét, lao phổi. Tại Việt Nam, tỷ lệ người bị tăng huyết áp cũng tăng cao hàng năm.
Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng tới huyết áp, theo Healthline, người bị bệnh cao huyết áp cần hạn chế ăn các loại thức ăn dưới đây:
1. Muối
Muối là một trong những thành phần gây khó khăn nhất cho những người bị huyết áp cao. Vì vậy những người bị cao huyết áp nên chú ý không ăn quá nhiều muối. Người bệnh cao huyết áp lượng hấp thu muối ăn hằng ngày nên
Một số thực phẩm chứa nhiều muối nhất bao gồm:
- Thịt nguội
- Bánh pizza đông lạnh
- Nước ép rau
- Súp đóng hộp
- Sốt cà chua
2. Đồ hộp
Nhiều loại thực phẩm đóng hộp thường có chứa khá nhiều muối để bảo quản được lâu và giữ hương vị. Tốt nhất nên tránh xa các thực phẩm đóng hộp và lựa chọn ăn thực phẩm tươi.
3. Đường
Nhiều người chỉ biết rằng hấp thụ quá nhiều đường có liên quan đến các vấn đề tăng cân và béo phì nhưng lại ít biết được lượng đường cao cũng liên quan đến huyết áp cao.
Đường, đặc biệt là đồ uống có đường, đã góp phần làm tăng tình trạng béo phì ở mọi lứa tuổi. Huyết áp cao cũng xảy ra phổ biến hơn ở những người thừa cân hoặc béo phì.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo rằng phụ nữ nên ăn lượng đường trong khoảng 24 gram mỗi ngày, nam giới nên ăn trong khoảng 36 gram mỗi ngày.
4. Thức ăn giàu chất béo
Mặc dù thực phẩm giàu chất béo có thể không trực tiếp làm tăng huyết áp, nhưng chúng có thể gây ra các vấn đề khác, như tăng nguy cơ mắc bệnh cholesterol cao và tiểu đường loại 2. Cùng lúc bị tăng huyết áp, tiểu đường và cholesterol cao có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề về tim.
Những người bị huyết áp cao nên giảm chất béo bão hòa và tránh chất béo chuyển hóa. Các mặt hàng nhiều chất béo bão hòa bao gồm:
- Da gà
- Sữa đầy đủ chất béo
- Thịt đỏ
- Bơ
Chất béo chuyển hóa được tìm thấy tự nhiên trong một lượng nhỏ thịt mỡ và các sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên, chất béo chuyển hóa có nhiều nhất trong các thực phẩm chế biến sẵn.
Để giảm những rủi ro này, đừng tăng lượng đường của bạn. Cũng thay thế chất béo động vật, bão hòa và chất béo chuyển hóa bằng chất béo thực vật.
5. Rượu
Một lượng nhỏ rượu có thể làm giảm huyết áp, nhưng uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp. Uống quá nhiều cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư.
Rượu cũng có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc huyết áp mà bạn đang sử dụng. Ngoài ra, rượu chứa đầy calo, phải được chuyển hóa ở gan và có thể dẫn đến tăng cân. Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, bạn có nhiều khả năng bị huyết áp cao.
6. Caffeine
Cà phê, trà và nước tăng lực thường đi kèm với caffeine, có thể khiến huyết áp của bạn tăng cao. Đối với những người có huyết áp khỏe mạnh. Caffeine thực sự không phải là một vấn đề, nhưng nếu bạn bị tăng huyết áp, bạn nên hạn chế tiêu thụ caffeine.
7. Thực phẩm ngâm, muối
Các loại rau dưa muối, rau ngâm cũng mang theo nhiều muối. Nó ngăn không cho rau củ bị thối rữa và giữ được lâu hơn. Bởi vì điều này, thực phẩm ngâm, muối thường có nhiều muối. Nếu bạn lo lắng về huyết áp của mình, hãy tránh ăn dưa chua hoặc các loại thực phẩm ngâm khác như kim chi và dưa cải muối, hoặc ít nhất rửa sạch chúng trước khi ăn để loại bỏ một ít muối.
Đồ hộp để được bao lâu, quá hạn có ăn được không? Các loại thực phẩm đóng hộp như sữa, thịt, rau rất phổ biến. Một trong những lợi thế của thực phẩm đóng hộp là có thể để lâu, thậm chí rất lâu so với thực phẩm tươi, theo MSN. Không nên ăn nếu đồ hộp xuất hiện các dấu hiệu hư hỏng như vỏ hộp bị móp nghiêm trọng, rỉ sét hoặc hộp...