Những thực phẩm không nên ăn cùng sữa chua
Sữa chua là một nguồn dinh dưỡng dồi dào, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, không phải lúc nào kết hợp sữa chua với các loại thực phẩm cũng là lựa chọn tốt.
Những thực phẩm không nên ăn cùng sữa chua
Việc ăn sai cách có thể dẫn đến những vấn đề không mong muốn đối với sức khỏe của bạn. Dưới đây là 4 loại thực phẩm không nên ăn cùng sữa chua:
Thực phẩm nhiều dầu mỡ: các món chiên rán, tẩm bột, nhất là khoai tây chiên phô mai, đều chứa nhiều dầu mỡ. Khi ăn cùng với sữa chua, quá trình tiêu hóa có thể bị chậm lại, gây ra cảm giác đầy bụng và khó tiêu.
Cá: cả sữa chua và cá đều chứa protein cao. Việc ăn cùng nhau có thể gây ra vấn đề về tiêu hóa và da, đặc biệt là khi ăn sữa chua ngay sau khi ăn cá.
Sữa tươi: việc kết hợp sữa chua và sữa tươi có thể dẫn đến tiêu chảy, ợ chua và chướng bụng. Do cả hai đều chứa nhiều protein động vật và chất béo.
Trái cây có tính axít: mặc dù thường được kết hợp với sữa chua, nhưng trái cây như xoài, cam, quýt cũng có thể gây thừa acid trong cơ thể, không tốt cho hệ tiêu hóa.
Để tận dụng tối đa lợi ích của sữa chua và đảm bảo sức khỏe của bạn, hãy nhớ các lưu ý sau: ăn sữa chua sau bữa ăn chính khoảng 30 phút – 1 tiếng .
Video đang HOT
Không nên hâm nóng sữa chua trước khi ăn để tránh mất lợi khuẩn.
Bảo quản sữa chua ở nhiệt độ phù hợp từ 4-8 độ C để giữ được chất lượng và lợi khuẩn cần thiết.
'Bí kíp' tránh rối loạn tiêu hóa ngày Tết
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng phổ biến gây ra các vấn đề như buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy vào những ngày Tết.
Khi xuất hiện một số dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, người dân có thể bổ sung lợi khuẩn, các loại thực phẩm lên men như sữa chua, kombucha... để ổn định hệ tiêu hóa. Ảnh minh họa.
Một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là do thói quen ăn uống, nạp quá nhiều năng lượng vào khoảng thời gian ngắn khiến cơ thể không kịp thích ứng.
Nắm rõ nguyên nhân
Theo bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Thị Hòa, Viện Nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng (TPHCM), Tết đến Xuân về là dịp gặp mặt người thân trong gia đình, bạn bè với các bữa tiệc kéo dài, "mâm cao cỗ đầy". Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm khiến một số người gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa.
Bác sĩ Hòa cho biết, nguyên nhân thứ nhất của tình trạng rối loạn tiêu hóa là do việc ăn uống không đúng giờ và điều độ như ngày thường. Tết Nguyên đán là dịp mọi người dành thời gian để nghỉ ngơi và đi chơi Tết, không chú trọng nhiều đến việc ăn uống nên đôi khi sẽ bỏ bữa hoặc ăn quá nhiều bữa. Những điều này dễ có nguy cơ gây ra rối loạn tiêu hóa.
Cùng với đó là chế độ ăn không cân đối. Trong mâm cỗ ngày Tết, các gia đình thường rất đa dạng các món ăn. Thế nhưng, các món ăn chủ yếu là giàu chất đạm, đường, chất béo như bánh chưng, bánh tét, các loại giò chả, thịt đông.
Cách chế biến chủ yếu là chiên rán hoặc xào với nhiều dầu mỡ. Ngoài ra, các món ăn vặt trong ngày Tết rất nhiều như bánh ngọt, mứt, kẹo, nước uống có gas; trong khi đó trái cây tươi và rau xanh lại rất ít.
Ngoài ra còn do người dân bảo quản thực phẩm chưa đúng cách. Chuyên gia dinh dưỡng này cho biết bảo quản thực phẩm sai cách là một tình trạng thường gặp vào mùa Tết.
Trước những ngày Tết, người dân thường có có thói quen tích trữ rất nhiều thực. Đến ngày Tết, thực phẩm lại bị dư thừa, cần phải bảo quản lại.
Tuy nhiên, nhiều gia đình không biết cách bảo quản thực phẩm đúng hoặc tâm lý chủ quan dẫn đến sử dụng những thực phẩm ôi thiu, bị nhiễm khuẩn chéo từ các loại thực phẩm khác gây rối loạn tiêu hóa.
"Tình trạng này đa số có dấu hiệu đau âm ỉ nhưng cũng có một số trường hợp đau bụng dữ dội. Những trường hợp này cần đi khám để xem có phải đau bụng ngoại khoa như đau ruột thừa, thủng tạng rỗng (một bệnh lý cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao)", bác sĩ Hòa nhấn mạnh.
Nói về những dấu hiệu nhận biết của tình trạng trên, bác sĩ Hòa cho biết, rối loạn tiêu hóa là tổng hợp các triệu chứng bất thường của đường tiêu hóa từ miệng tới ống hậu môn.
Một số biểu hiện thường gặp của rối loạn tiêu hóa có thể kể đến như buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, thay đổi thói quen đi tiêu như tiêu chảy hoặc táo bón.Đáng lưu ý biểu hiện đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất khi xuất hiện rối loạn tiêu hóa.
Cách phòng ngừa hữu hiệu
Để phòng ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa ngày Tết, bác sĩ Nguyễn Thị Hòa khuyến cáo người dân nên có chế độ ăn cân đối. Theo đó, chế độ ăn cân bằng không có nghĩa là bỏ hết những món ngon ngày Tết như bánh chưng, bánh tét, giò chả, bánh kẹo... mà người dân cần có ý thức hơn trong việc lựa chọn thực phẩm.
Những ngày Tết, việc tiêu thụ quá nhiều đồ ăn trong một thời gian ngắn là một trong những khiến hệ tiêu hóa bị quá tải, từ đó dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Ảnh minh họa.
"Mọi người có thể áp dụng nguyên tắc dinh dưỡng là 80/20. Cụ thể, "người dân không cần kiêng hoàn toàn các loại thực phẩm vào dịp Tết nhưng nên giới hạn sử dụng dưới 20% là bánh kẹo, mứt, nước ngọt. Còn lại 80% là thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Đối với những bữa phụ ngày Tết, người dân có thể tăng cường ăn các loại trái cây và nhiều loại hạt như hạt dưa, hạt hướng dương, hạt điều, vị bác sĩ này khuyến cáo.
Bên cạnh lựa chọn thực phẩm an toàn thì việc bảo quản thực phẩm đúng cách cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, bảo vệ cơ thể khỏi những triệu chứng khó chịu của rối loạn tiêu hóa. Người dân cần phân loại thực phẩm tươi và thực phẩm chín để tránh lây nhiễm chéo khi dự trữ trong tủ lạnh", Bác sĩ Hòa cho hay.
Cũng theo bác sĩ Hòa, tủ lạnh cũng cần được vệ sinh định kỳ ít nhất một lần/tháng vì đây là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất mà mọi người không nhìn thấy được. Mọi người phải luôn nhớ rằng thực phẩm phải được hâm nóng trước khi ăn, ưu tiên ăn đồ ăn nấu chín. Đồ ăn để bên ngoài trên hai tiếng cũng phải hâm lại để tránh ngộ độc thực phẩm.
Bác sĩ Hòa cũng khuyến cáo, khi gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa vào những ngày Tết, người dân nên ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp; đồng thời bổ sung lợi khuẩn để ổn định hệ tiêu hóa, lựa chọn các loại thực phẩm lên men như sữa chua, kombucha.
Để bù nước nếu có tình trạng tiêu chảy nhiều, người dân cần uống đủ nước và có thể dùng oresol, uống thêm trà gừng ấm, gừng là vị thuốc dân gian thường được sử dụng rộng rãi để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Một số loại thuốc thường được sử dụng để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa gồm thuốc giảm đầy hơi, khó tiêu, thuốc chống tiêu chảy, bổ sung men vi sinh, nước chứa điện giải để cải thiện các triệu chứng.
"Trước khi sử dụng các loại thuốc liên quan đến rối loạn tiêu hóa, người bệnh cần được thăm khám và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Trường hợp xuất hiện cảm giác mệt mỏi liên tục, nôn ói hoặc tiêu chảy nhiều, đau bụng dữ dội, những dấu hiệu nặng của rối loạn tiêu hóa, người bệnh nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị" - Bác sĩ Hòa khuyến cáo.
Tiết lộ món ăn đồng thời giúp giảm béo, mỡ máu, đường huyết Món ăn cực kỳ phổ biến có thể là công cụ hữu hiệu để phòng ngừa và kiểm soát tình trạng béo phì, tiểu đường, mỡ máu cao... Theo một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Frontiers in Nutrition, tăng tiêu thụ sữa chua vừa phải có khả năng cải thiện tới 10% mật độ dinh dưỡng trong chế độ ăn...