Những thực phẩm ăn quá nhiều sẽ nguy hiểm
Nước, táo, chuối hay cá rất tốt và quan trọng cho cơ thể, nhưng cũng như mọi điều trong cuộc sống, quá nhiều không bao giờ là tốt.
Bơ
Bơ là một thứ quả rất tốt cho sức khỏe, chúng giàu chất xơ và chất béo tốt giúp hạ cholesterol xấu. Hầu hết các loại thực phẩm sẽ gây tăng cân nếu bạn ăn quá nhiều, nhưng bơ có khả năng làm tăng cân hơn hẳn các loại trái cây khác. Một quả bơ trung bình chứa khoảng 227 calo, thế nên chỉ ăn 1/5 quả để duy trì cân nặng. Phụ nữ trung bình cần nạp 2.000 calo mỗi ngày, trong khi đàn ông cần 2.800 calo, vì vậy chỉ 2 quả bơ là đã chiếm khoảng 1/4 lượng calo người trung bình cần.
Cà rốt chứa đầy vitamin, khoáng chất và chất xơ rất tốt cho sức khỏe. Nhưng trong cà rốt chứa beta-carotene, phân tử tạo nên màu cam sáng nên khi ăn quả nhiều cà rốt có thể làm màu da bị thay đổi. Carotenemia (tình trạng quá nhiều carotene) dẫn đến da bị vàng hoặc da cam, đặc biệt là ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối và vùng mũi. Mặc dù carotenemia xảy ra chủ yếu ở trẻ sơ sinh khi được cho ăn quá nhiều cà rốt nghiền nhuyễn, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở người lớn. Tuy nhiên một chén cà rốt xắt nhỏ có khoảng 15mg carotene nên cần ăn nửa cốc cà rốt xắt nhỏ mỗi ngày trong nhiều tháng thì da mới có thể biến đổi màu. Dù bề ngoài carotenemia trông rất nguy kịch, nhưng bệnh này lại không hề nguy hiểm và dễ chữa.
Chuối
Chuối chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ rất tốt cho sức khỏe nhưng ăn quá nhiều cũng không tốt. Chuối chưa chín có thể gây táo bón vì chúng chứa nhiều tinh bột, rất khó để cơ thể tiêu hóa hoàn toàn. Chuối cũng chứa rất nhiều chất xơ pectin hút nước từ ruột và khiến bạn bị táo bón nhiều hơn nếu bạn bị mất nước.
Chuối được phân loại là thực phẩm đường huyết “trung bình”, có nghĩa là chúng có chỉ số đường huyết đủ cao để gây ra một số biến động về lượng đường trong máu. Ăn nhiều thực phẩm có mức đường huyết tương đối cao có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 hoặc bệnh tim và khó kiểm soát cân nặng hơn.
Ăn 2 quả chuối mỗi ngày là hợp lí nhất.
Video đang HOT
Chuối nhiều dinh dưỡng và rất tốt, nhưng cũng có chỉ số đường huyết đủ cao để gây ra một số biến động về lượng đường trong máu.
Táo
Táo là một nguồn rất tốt của cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Một quả táo cỡ trung bình chứa từ 4 đến 5g chất xơ, với phần lớn là cellulose(xenlulôzơ). Các cellulose không hòa tan tập trung nhiều nhất trong lõi táo. Ngược lại, chất xơ pectin hòa tan được tìm thấy chủ yếu ở vỏ táo. Táo là một trong những loại hoa quả có nhiều chất xơ nhất.
Ăn quá nhiều táo có thể gây táo bón và tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa. Chất xơ không hòa tan hút nước ra khỏi ruột già, có thể khiến các lớp màng nhầy trở nên quá khô khi không đủ nước. Màng nhầy khô tạo ra ma sát chống lại chất thải thay vì cung cấp dầu bôi trơn như bình thường. Khi đường ruột không hoạt động trôi chảy sẽ dẫn đến đầy hơi, đau bụng và tiêu hóa chậm. Để giảm nguy cơ táo bón, hãy uống nhiều nước khi ăn thực phẩm nhiều chất xơ.
Táo cũng rất giàu fructose – còn được gọi là đường trái cây – thường được chuyển hóa thành glucose và được hấp thụ hoàn toàn bởi ruột non của bạn. Tuy nhiên, ăn quá nhiều táo sẽ tạo ra một lượng fructose không tiêu hóa được ở ruột già, nơi nó là bữa ăn cho các vi khuẩn có lợi. Vi khuẩn đường ruột làm fructose lên men, tạo ra nhiều khí và dẫn đến đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy.
Cá ngừ
Cá ngừ là một loài cá ăn được ăn rộng rãi nhưng tuy nhiên, cá ngừ đóng hộp thường là nguồn thủy ngân “dồi dào” nhất trong các loại thực phẩm.
Các vi khuẩn tự nhiên hấp thụ thủy ngân và chuyển đổi thành methylmercury, đưa nó vào chuỗi thức ăn. Cá nhỏ tiêu thụ hoặc hấp thụ methylmercury và bị cá lớn hơn ăn. Tuy nhiên, thay vì phá vỡ hoặc hòa tan, thủy ngân tích tụ trong chuỗi thức ăn. Thủy ngân không mùi và vô hình với con người. Tuy nhiên, khi vào cơ thể, nó có như một chất độc can thiệp vào não và hệ thần kinh.Tiếp xúc với thủy ngân có thể đặc biệt có hại cho trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai. Não của trẻ đang phát triển hấp thụ chất dinh dưỡng rất nhanh chóng. Thủy ngân ảnh hưởng xấu đến sự hấp thụ đó, gây chậm phát triển. Ở trẻ sơ sinh và thai nhi, liều cao thủy ngân có thể dẫn đến khó khăn về nhận thức, bại não, điếc và mù.
Theo Sức khỏe đời sống
Hỏi khó: Thuốc độc lúc hết hạn sẽ không độc nữa hay còn nguy hiểm hơn?
Đã bao giờ bạn tự hỏi chuyện gì sẽ xảy ra với chai thuốc diệt chuột hết hạn từ năm ngoái của nhà mình chưa? Thời gian chắc chắn đã làm nó bị hỏng - nhưng mà "hỏng" theo cách nào nhỉ?
Ảnh minh họa
Thuốc độc là tên gọi chung cho vô số hóa chất hoặc hỗn hợp các hóa chất có khả năng gây hại lên sức sống của sinh vật, với vô số đặc tính khác nhau.
Vậy nên về độ độc của thuốc khi hết hạn thì câu trả lời là: tùy thuộc vào loại thuốc độc và cách mà bạn bảo quản nó.
Khi để lâu không dùng, chúng phải tiếp xúc với tác nhân oxi hóa, tia UV, nhiệt độ, hơi nước,... mỗi ngày và sẽ biến đổi thành các chất mới. Độc tính riêng và cách thức mà cơ thể tiêu hóa chúng sẽ nắm vai trò quyết định liệu thuốc độc sẽ trở nên nguy hiểm hơn hay bị mất tác dụng.
Các chất độc hữu cơ
Phần lớn các thuốc diệt cỏ, diệt bọ, nấm... sẽ phân hủy theo thời gian và dần mất đi tác dụng sau trung bình từ 3 - 5 năm. Mặc dù cần thêm một thời gian khá dài nữa sau khi quá hạn trên bao bì thì thuốc mới hoàn toàn bị vô hiệu hóa, nhưng giống như mọi hóa chất khác, chúng được khuyến cáo đem đi tiêu hủy bởi liều dùng hiệu quả lúc này đã thay đổi đáng kể.
Rất khó có thể tính toán được chính xác khoảng thời gian này mà không nhờ tới phòng thí nghiệm, và việc tăng liều thì đôi khi hiệu quả, đôi khi không.
Một ví dụ rất phổ biến chính là thuốc diệt chuột, bởi loài chuột có sức đề kháng cực kì tốt nên đa phần có thể miễn nhiễm với độc tính bị suy giảm của bả. Nếu thuốc hết hạn và bạn phải trộn thêm thuốc, chắc chắn chúng sẽ đánh hơi ra đấy vì chất tạo mùi đánh lừa thính giác lũ chuột cũng bị phân hủy theo thời gian.
Số đông là như vậy, nhưng vẫn có một vài loại khi biến tính lại trở thành những chất còn nguy hiểm hơn nhiều.
Chẳng hạn như thuốc diệt cỏ nổi tiếng là 2,4D (2,4-Dichlorophenoxyacetic acid) để lâu sẽ sinh ra Dioxin. Có những thuốc trừ sâu biến tính khi gặp nước và tạo nên các khí độc thần kinh rất mạnh hoặc gây suy yếu, gây chết đối với thực vật, làm giảm đáng năng suất của mùa màng.
Rất may, bạn có thể dễ dàng nhận ra thuốc độc kiểu này với 2 đặc điểm: hạn hiệu lực (expiration) ngắn và thường được in thêm 1 loại hạn nữa là hạn sử dụng (shelf-life).
Ngoài ra, chúng ta còn có các loại độc tự nhiên có bản chất là protein được chiết xuất từ nọc của các loài có độc như rắn, nhện, bọ cạp,... Không rõ giới khoa học đã có nghiên cứu nào về hạn sử dụng của chúng hay chưa bởi tính ứng dụng trực tiếp và phổ cập khá thấp, nhưng dựa trên thành phần chính của nó ta cũng hoàn toàn có thể dự đoán được rằng những chất độc loại này không bền, rất dễ biến tính và mất sạch tác dụng nếu để quá lâu.
Nói tóm lại, nhóm hữu cơ đa phần bị mất tác dụng, tuy nhiên khả năng còn lại không phải là không xảy ra.
Các chất độc vô cơ
Độc chất vô cơ thì lại không như vậy, mà thường thì trước hay sau hạn cũng đều độc ngang ngửa nhau. Hạn sử dụng của chúng thường mang ý nhắc nhở rằng: sau ngày này, chúng đã bị biến đổi về mặt hóa học.Loại này thường có thành phần chính là kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadimi, asen... - không chỉ độc ở dạng đơn chất mà thậm chí còn có khả năng gây hại cao hơn khi có mặt trong hợp chất. Trong điều kiện thường, hiếm khi có chuyện chúng bị biến đổi thành một chất nào đó không gây hại.
Ở một số trường hợp đặc biệt, độc vẫn hoàn độc, nhưng cách nó gây ảnh hưởng lên cơ thể sinh vật thì có đôi chút khác biệt. Điển hình nhất là asen, một khi đã biến đổi thì sẽ độc hơn (chỉ cần một liều nhỏ) nhưng lại tốn nhiều thời gian hơn để phát tác.
Như vậy, mỗi loại độc quanh ta đều có những biểu hiện rất riêng khi quá hạn sử dụng và chắc chắn là liều lượng, cách thức và hiệu quả lúc này đã khác xa những gì được ghi trên bao bì của nó. Với sự màu nhiệm của hóa học, chuyện gì cũng có thể xảy ra nên tốt nhất - dù để lâu đến đâu thì độc vẫn là độc.
Theo Helino
Truyện Mìn Lèo #452: Nghịch lửa Chái Dò thì nó miễn nhiễm với tất cả các thể loại nguy hiểm! Theo truyentranhnhamnhi.com