Những thủ thuật thú vị với đường dẫn YouTube
Bạn có biết với một đường dẫn đơn giản của YouTube có thể làm được rất nhiều điều hữu ích?
Trỏ đến một đoạn bất kỳ của video
Thông thường, khi bạn sao chép một liên kết của một video YouTube và mở ra, nó sẽ bắt đầu phát lại từ đầu. Nhưng nếu bạn muốn cho ai đó xem một đoạn của video hoặc bỏ qua phần giới thiệu dài dòng, bạn có thể thêm dấu thời gian vào URL để bắt đầu xem tại thời điểm đó.
Bạn có thể làm điều này theo một số cách. Thêm &t=YmXXs vào cuối URL của video, với Y là số phút và XX là số giây của đoạn video muốn bắt đầu xem từ thời điểm đó. Hoặc bạn có thể chỉ sử dụng đơn vị tính giây, chẳng hạn như 90 cho 1 phút rưỡi.
Ví dụ: với đường dẫn youtube.com/watch?v=hiHgVEYw-bQ bạn có thể đặt mốc thời gian bắt đầu trong 2 phút bằng cách thêm vào đường dẫn như sau youtube.com/watch?v=hiHgVEYw-bQ&t=120.
Nếu bạn không muốn sử dụng phương pháp thủ công, hãy tạm dừng video tại thời điểm bạn muốn chia sẻ, sau đó nhấp chuột phải và chọn Copy video URL at current time.
Kích hoạt chế độ phát lại liên tục cho video
Trường hợp này sẽ hữu ích khi bạn muốn YouTube phát lại video có bài hát yêu thích một cách liên tục mà không tự chuyển sang video khác. Bạn có thể thêm dòng repeater vào sau youtube trong đường dẫn URL.
Ví dụ: với đường dẫn youtube.com/watch?v=hiHgVEYw-bQ chỉ cần thay đổi thành youtuberepeater.com/watch?v=hiHgVEYw-bQ .
Hoặc bạn có thể nhấp phải trên video chọn Loop nếu không muốn thực hiện thủ công.
Bỏ qua giới hạn độ tuổi Age Restrictions
Video đang HOT
YouTube có giới hạn về độ tuổi đối với một số video bị gắn cờ là chứa nội dung người lớn. Nếu bạn không có tài khoản YouTube hoặc không muốn đăng nhập để xem video, bạn có thể thực hiện một thủ thuật nhỏ để bỏ qua việc đăng nhập. Rất đơn giản, hãy thêm dòng nsfw vào sau youtube trong đường dẫn URL.
Ví dụ: youtube.com/watch?v=hiHgVEYw-bQ sẽ được thay thế thành đường dẫn nsfwyoutube.com/watch?v=hiHgVEYw-bQ . Và bạn sẽ được chuyển đến một trang web mới để thoải mái xem video.
Cách bỏ qua xác nhận độ tuổi để xem video
Tự chọn đường dẫn cho kênh YouTube
Một đường dẫn tự chọn cho kênh YouTube của bạn có lẽ vẫn tuyệt vời hơn là một đường dẫn mặc định của YouTube cung cấp với nhiều ký tự ngẫu nhiên khó nhớ. Nếu kênh YouTube của bạn đáp ứng các yêu cầu nhất định, bạn có thể tự đặt URL cho trang của mình. Các yêu cầu cần thiết để có thể thay đổi URL của kênh cá nhân:
Có ít nhất 100 subscriber.
Phải được khởi tạo ít nhất 30 ngày.
Có đầy đủ hình ảnh đại diện và cover trên kênh.
Để thực hiện bạn truy cập vào studio.youtube.com, tiếp theo bấm vào ảnh đại diện của bạn ở trên cùng bên phải và chọn YouTube Studio. Từ menu bên trái, nhấp vào Customization> Basic Info. Tiếp theo bạn sẽ thấy ô Custom URL, hãy nhập đường dẫn tùy ý bạn muốn. Và người dùng có thể truy cập vào kênh của bạn qua đường dẫn có dạng youtube.com/duongdancuaban .
Thay đổi đường dẫn kênh YouTube theo ý thích
Lấy ảnh Thumbnail của video bất kỳ
Sử dụng đường dẫn img.youtube.com/vi/[VideoID]/maxresdefault.jpg để có thể dễ dàng lấy được ảnh Thumbnail (ảnh đại diện của video) của một video YouTube.
Ví dụ: đường dẫn youtube.com/watch?v=hiHgVEYw-bQ sẽ có ID là hiHgVEYw-bQ, bạn chỉ việc thay thế ID này vào dòng VideoID của đường dẫn trên.
Tạo ảnh GIF từ video YouTube
Chỉ cần thêm tiền tố gif vào trước từ youtube trong đường dẫn của video cần trích xuất ảnh GIF là bạn sẽ có được ảnh động từ video mình muốn. Bạn sẽ được chuyển đến trang gifs.com và có thể thêm nhiều hiệu ứng, cắt ảnh GIF theo ý thích của mình. Sau khi hoàn tất có thể chia sẻ dễ dàng.
Ví dụ: youtube.com/watch?v=hiHgVEYw-bQ sẽ được thay thế thành gifyoutube.com/watch?v=hiHgVEYw-bQ .
Trích xuất ảnh GIF từ video YouTube
Nhiều kênh YouTube đăng tin giả nhạc sĩ Trần Tiến qua đời
Dù Trần Tiến vẫn khỏe mạnh nhưng nhiều YouTuber đã đăng tải video giả livestream thông báo nhạc sĩ qua đời để thu hút người xem.
Ngày 19/1, trên mạng xã hội lan truyền thông tin nhạc sĩ Trần Tiến qua đời vì bị bệnh ung thư vòm họng. Một số kênh YouTube còn đăng tải video giả livestream với nội dung nhạc sĩ Trần Tiến qua đời để thu hút người xem.
Theo đó, nhiều video được đăng tải với tiêu đề như "Nhạc sĩ Trần Tiến bất ngờ qua đời, hưởng thọ 73 tuổi", "Nhạc sĩ Trần Tiến qua đời, mặt trời bé con không còn nữa", "Nhạc sĩ Trần Tiến qua đời vì bệnh ung thư". Những video này thu hút được hàng nghìn lượt xem sau ít giờ đăng tải.
Tuy vậy, đây chỉ là video giả livestream. Nội dung video này chủ yếu là phát lại từ những hình ảnh của tác giả Mặt trời bé con kèm theo giọng đọc thể hiện sự tiếc thương.
Bên dưới phần bình luận, nhiều người vẫn tin nhạc sĩ Trần Tiến qua đời và gửi lời chia buồn với gia đình cũng như thể hiện sự tiếc thương.
Tuy nhiên, một số người dùng đã phản ánh tình trạng lừa đảo này. "Tôi không tin", "Nhạc sĩ Trần Tiến vẫn còn chứ đã qua đời đâu" hay "nhạc sĩ Trần Tiến vẫn còn sống nhé các bạn", nhiều tài khoản để lại bình luận dưới video.
Nhiều kênh YouTube đăng tải video giả livestream thông báo nhạc sĩ Trần Tiến qua đời.
Để đánh lừa người xem, nhiều kênh còn sử dụng biểu tượng vòng tròn màu đỏ tương tự logo trực tiếp của YouTube. Số khác lại chọn cách thiết kế thumbnail (ảnh mô tả, đại diện cho video) với di ảnh và quan tài của nhạc sĩ Trần Tiến. Cùng với đó, các YouTuber còn ghép ảnh của một số nghệ sĩ nổi tiếng như Hoài Linh, Trần Thành khóc thương vào trong thumbnail.
Trưa 19/1, Trần Xuân Nhật Vy, con gái lớn của Trần Tiến xác nhận thông tin về sức khỏe của nhạc sĩ. Theo Nhật Vy, nhạc sĩ Trần Tiến có sức khỏe bình thường, tinh thần minh mẫn. Thông tin nhạc sĩ qua đời là không chính xác.
"Gia đình sẽ làm việc với luật sư để gửi đơn trình báo, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý về các hành vi trái pháp luật trên", Nhật Vy cho biết.
Đây không phải lần đầu các YouTuber, Facebooker giả livestream đưa thông tin sai sự thật của người nổi tiếng để thu hút người xem. Đầu tháng 12/2020, đám tang nghệ sĩ Chí Tài chưa diễn ra, nhiều YouTuber đã đăng tải video giả livestream để thu hút người xem.
Mẹo hay giúp nghe nhạc trên Youtube ngay cả khi tắt màn hình smartphone Thủ thuật dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng nghe nhạc từ Youtube trên smartphone ngay cả khi đã tắt màn hình. Không chỉ là trang web chia sẻ video như trước đây, Youtube đã được nhiều người xem như một công cụ nghe nhạc trực tuyến, vì nó có khá đầy đủ các bản nhạc, bài hát mới và cũ. Tuy nhiên,...