Những thứ teen 11 cần chuẩn bị cho hành trình vượt 12
Những sĩ tử 12 vừa hoàn thành xong nhiệm vụ của mình thì các teen 11 lại nơm nớp lo lắng. Thời điểm này là lúc teen 11 cần chuẩn bị rất nhiều thứ cho hành trình vượt vũ môn. Nhưng những gì là quan trọng nhất để chuẩn bị?
Chuẩn bị một ý chí đối đầu với căng thẳng
Học tập, căng thẳng nhất là giai đoạn thi cử. Khi đã là sĩ tử 12, các teen cần làm quen sẵn với tư tưởng bài kiểm tra luôn theo sát mình. Hầu như, ngày nào teen cũng phải giải quyết những bài kiểm tra bất chợt. Ăn cũng thấy kiểm tra, ngủ cũng thấy kiểm tra. Nếu teen không có ý chí vững vàng rất dễ buông xuôi cho… đến đâu thì đến.
Phúc Kiến (cựu học sinh trường NTN) chia sẻ: “Tớ đã từng chứng kiến cảnh đứa bạn cùng lớp gục ngã khi thầy giám thị vừa bóc đề thi. Có lẽ do quá căng thẳng nên bạn ấy mới ngất xỉu. Hoàn cảnh bạn ấy tội nghiệp lắm, gia đình nghèo nên bạn ấy rất cố gắng học và học rất giỏi. Vậy mà đến giờ phút quan trọng nhất thì lại… ngã ngựa”.
Không chỉ căng thẳng về mặt học tập, đôi khi sự hi vọng của gia đình, bạn bè, thầy cô cũng khiến teen vô cùng áp lực. Nguyên nhân là khi thấy những người thân yêu hi vọng quá nhiều vào mình, mà mình không thực hiện được sẽ dẫn đến hiện tượng… “stress”.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Một sức khỏe vững vàng để chiến đấu
Sức khỏe là yếu tố vô cùng quan trọng để đương đầu trong giai đoạn khó khăn này. Chẳng ai có thể học tập khi ốm cả. Với khối lượng bài học, bài tập ngày nào cũng chồng chất, nếu teen không đủ sức khỏe, nay ốm, mai đau, thì không thể nào cáng đáng nổi.
Video đang HOT
Hay khi học những bài quan trọng, teen bỗng ốm và không còn đủ sức khỏe đến lớp. Nếu có lên lớp cũng chỉ nằm mê mệt mà không thể học tập được. Cứ như thế, thì dù chỉ vài ngày, teen rất có thể sẽ bị bạn bè bỏ xa, khó mà lấy lại căn bản được.
Không chỉ chuyện ốm đau bệnh tật do thời tiết, teen cần chuẩn bị cho mình cách ăn uống hợp lí. Một chế độ ăn uống đảm bảo vệ sinh và chất dinh dưỡng là rất cần thiết. Nhiều bạn đã gục ngã vì sức khỏe yếu lại không chịu ăn uống. Thiếu ngủ, người gầy còm, hay cảm thấy mệt mỏi và chán ăn là căn bệnh chung của nhiều sĩ tử khi vượt 12.
Đừng để chuyện tình cảm làm xao lãng
Lại có teen ban đầu chuẩn bị rất tốt. Sức khỏe, ý chí tuyệt vời, nhưng những giờ phút quan trọng nhất thì lại vướng vào chuyện tình cảm. Mà đừng nói trong giai đoạn căng thẳng, ngay cả khi bình thường, tình cảm lục đục cũng dễ kéo theo tinh thần teen chán ngán chẳng muốn làm gì nữa.
Nhất là trong giai đoạn 12, nhiều gia đình quyết định cho con đi nước ngoài thay vì học và thi đại học. Do đó, chuyện đau thương vì chia ly rất thường xảy ra. Nếu không chuẩn bị cho mình một ý chí sáng suốt, thì công sức cố gắng 12 năm trời sẽ mau chóng tan theo mây khói và sự suy sụp cũng kéo dài.
Đã có rất nhiều sĩ tử buông súng khi dính vào chuyện tình cảm. Bởi vì không chỉ những chuyện chia ly, tiễn biệt, quá mải mê yêu đương cũng chẳng thể tập trung vào chuyện học hành, thi cử. Thực sự, chuyện tình cảm cũng ngốn khá nhiều thời gian của teen. Do đó, teen cần sắp xếp mọi thứ. Hãy bàn bạc với người ấy để cùng tìm ra cách giải quyết và thông cảm cho nhau trong giai đoạn nước rút này.
Cho mình một mục tiêu để phấn đấu
Cố gắng học nhưng không có mục tiêu cho mình, dần teen sẽ chẳng biết mình đang làm vì điều gì và dễ buông xuôi. Vì thế, ngay từ ban đầu, teen cần xác định cho mình một mục tiêu cuối cùng là gì.
Như cậu bạn X (cựu học sinh trường MC) là một ví dụ. Thời gian đầu 12, X rất cố gắng và quyết tâm học. Thành tích của cậu bạn không chỉ là nhất nhì lớp, mà còn được nhiều thầy cô tin tưởng, khen ngợi và được thầy hiệu trưởng tuyên dương trước trường.
Để làm được điều đó, X phải học ngày học đêm. Nhưng đến một thời gian, X bị “bảo hòa” với sách vở. Cậu bạn lại chuyển sang suy nghĩ: “Tại sao mình phải cố gắng như vậy để làm gì? Gia đình có điều kiện, nếu rớt Đại Học thì mình cũng đi du học như chị mình thôi mà?”. Thế là từ đó, cậu bạn trở nên lơ là và sức học giảm sút thậm tệ.
Nguyên nhân là X không có mục tiêu và không lựa chọn con đường riêng của mình. Cậu bạn chỉ học vì thấy ai cũng phải học. Đến khi nhìn lại, không có mục tiêu và quyết tâm nên trở thành bỏ ngang giữa chừng, lúc trở nên mất phương hướng, không biết nên làm gì và tương lai sẽ ra sao.
Khi đã đưa ra quyết định thì cần chắc chắn. Chớ vội vàng chọn để rồi năm ba bữa lại thay đổi xoành xoạch. Đây là thời điểm quyết định quan trọng, cũng có thể anh hưởng đến cả đời của teen, vì thế mọi suy nghĩ cần thật kĩ càng.
Tiếp bước theo con đường mình chọn, hãy cố gắng vì mục tiêu đưa ra, đừng để phải ân hận vì mình chưa kịp chuẩn bị hành trang cho giai đoạn quan trọng này, bạn nhé!
Theo PLXH
Tháng 7, teen 11 săn lùng chỗ học thêm
Ngay sau khi kì thi ĐH-CĐ kết thúc cũng là lúc teen 11 bắt đầu chiến dịch săn lùng chỗ học thêm chất lượng cao. Ngoài các trung tâm gia sư, nhiều teen đã cất công đi hỏi các anh chị đi trước mong tìm cho mình một giáo viên giỏi. Nhiều teen vì muốn đi học thêm sớm mà đã bị lừa vào các trung tâm dỏm đến nỗi "tiền mất tật mang".
Săn lùng trên các tờ rơi
Tháng 7 là thời điểm thích hợp cho teen 11 đi học thêm vì thời điểm này người ta sẽ khai giảng những khóa học mới và đồng thời teen cũng thong thả có thời gian tìm được cho mình chỗ học thêm thích hợp. Nhiều teen ngay khi kết thúc lớp 11, nghỉ ngơi vài tuần thì đã chuẩn bị tinh thần vùi đầu vào sách vở.
Năm 12 ai cũng biết là rất quan trọng, ngoài phải học những môn chính ở trường teen còn phải chú tâm vào 3 môn chính thi Đại học. Vì thế mà nhiều phụ huynh, học sinh đều rất quan tâm cho con em mình đi học thêm.
Kiến thức để thi ĐH không chỉ gói gọn trong chương trình lớp 12 mà còn bao phủ cả 3 năm học cấp 3. Đi học thêm không có nghĩa là mình lệ thuộc vào nó mà đi học để cung cấp thêm những kiến thức thật chắc để thi ĐH.
Thời điểm này cũng là lúc nhiều trung tâm bắt đầu đi phát tờ rơi để thu hút học sinh, những lời lẽ ngon ngọt, hứa hẹn này nọ được quảng cáo rất nhiều. Thế nhưng liệu những trung tâm này có đáng tin cậy để cho chúng ta đăng kí học không? "Không thử thì sao biết" với ý nghĩ đó nhiều teen vô tình "cúng" tiền cho các trung tâm mà lòng đầy tiếc rẻ và ân hận.
T.H (teen 11 trường THPT Trần Phú) chia sẻ bài học đau thương của mình: "Vừa mới nghỉ ngơi được vài tuần mẹ đã bắt mình đi học thêm, mình tính đi học riêng lẻ từng môn nhưng mẹ mình đọc được tờ quảng cáo của cái trung tâm nào đó và nhất quyết bắt mình học cả ba môn tại trung tâm này để dễ dàng quản lý. Tới nơi thì họ hồ hởi tiếp đón ghê lắm, bắt tớ nộp học phí trước rồi mới cho học. Tớ không dám trái lời mẹ nên phải nghe theo. Vô cái phòng mà như cái ổ chuột, nhìn bề ngoài sáng sủa đẹp đẽ thế mà... Dưới cái nắng miền trung này mà cái phòng to đùng sập sệ ấy chỉ vỏn vẹn có 4 cái quạt, bàn ghế thì cái nhô ra cái thụt vô. Tiếc tiền nên tớ phải ráng học hết tháng này, kiến thức thì chẳng thấy đâu chỉ thấy ngày nào lên đó cũng bị muỗi chích và cứ tay quạt tay chép."
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Học theo kinh nghiệm của các anh chị
Những teen nào lanh hơn sẽ đi dò la chỗ học thêm từ các anh chị đi trước, đơn giản bởi vì họ cũng như mình cũng đã trải qua một thời đi kiếm chỗ học thêm. Chúng ta nên tận dụng và nghe theo những lời khuyên từ phía các anh chị, những người đi trước luôn có kinh nghiệm tốt dành cho teen chúng ta. "Không hẳn cứ phải học trung tâm là sẽ tốt mà nhiều khi nó vô tình sẽ trở thành "ngân hàng" để moi tiền học sinh" - K.T (cựu học sinh trường Phan Châu Trinh)
Teen sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc tìm chỗ học thêm. Teen chú ý là luyện thi ĐH nhất thiết không nên để sinh viên dạy (trừ những sinh viên giỏi thiệt giỏi). Những sinh viên năm nhất, năm 2 thường chưa có kinh nghiệm trong việc luyện thi, họ chưa có kĩ năng và kinh nghiệm chính chắn. Luyện thi nên chọn những giáo viên trẻ có năng lực hoặc các giảng viên, nhiều giáo viên già rồi thì không nên chọn vì những kiến thức của họ đã quá cũ không thích hợp với chương trình cải cách. Tuy nhiên đối với môn Anh thì chúng ta nên chọn những giáo viên có thâm niên dạy, họ có một vốn kiến thức được tích lũy từ rất lâu thích hợp để luyện thi.
Teen 11 chú ý là phải tìm được cho mình một chỗ học thêm thật thích hợp, không nên học quá nhiều người cùng một lúc để tránh trường hợp mâu thuẫn giữa các cách giải, nhất là đối với các môn tự nhiên, còn với môn xã hội thì chúng ta phải luyện thật nhiều thì mới nhớ, chọn cho mình những cuốn sách tham khảo đáng tin cậy nhất. Ngày nay, có rất nhiều sách tham khảo lậu, teen nào không chú ý mà học theo những điều trong ấy thì sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Nhưng cũng không vì thế mà không dùng sách tham khảo, để có kết quả thật tốt thì teen nên kết hợp nhiều phương pháp học cùng một lúc. Ngoài giờ học thêm teen cần phải làm nhiều bài tập và đọc nhiều sách tham khảo chất lựong thì mới mau tiến bộ được.
Theo PLXH
Khắc khoải chờ con 'vượt vũ môn' Hơn 3 tiếng sĩ tử ở trong phòng thi cũng là chừng ấy thời gian những người cha, người mẹ ngồi giữa nắng, hoặc đứng ngổn ngang bên đất đá để chờ đợi con. Tại Hà Nội, kỳ tuyển sinh đại học đợt 2 với các khối B ,C,D và năng khiếu, thời tiết không nắng gay gắt đến kinh hoàng như đợt...