Những thủ lĩnh của “Tiếp sức mùa thi”
Hai thập kỷ đi cùng thí sinh, Tiếp sức mùa thi đã có rất nhiều câu chuyện được viết ra và trao truyền cho đến nay.
Những con người mang tấm lòng thiện đã làm nên giá trị nhân văn tròn trịa của hành trình tiếp sức.
Chương trình đã xây dựng lực lượng thanh niên tình nguyện giàu tình cảm, nhiệt huyết, sẵn sàng cống hiến cho cộng đồng.
Một thế hệ trẻ giàu lòng trắc ẩn
Năm 2021 tròn 20 năm kỷ niệm chương trình Tiếp sức mùa thi đồng hành cùng thí sinh. Đó là câu chuyện về những tấm lòng thơm thảo của người dân thành phố sẵn sàng dang tay đón sĩ tử và người nhà trong kỳ thi đại học, cao đẳng, Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đó là tâm sự của những cô chú xe ôm, quán cơm thiện nguyện, chiến sĩ cảnh sát giao thông, mạnh thường quân nhường cơm sẻ áo… Tất cả những con người mang tấm lòng thiện đã làm nên giá trị nhân văn tròn trịa của hành trình tiếp sức.
Đó cũng là ký ức về một thời trăn trở của những người tổ chức chương trình, tổ chức kỳ thi với mong muốn làm sao để thí sinh được thuận lợi, an toàn. Từng giai đoạn, kỳ thi thay đổi dần theo hướng tích cực, đúng mục tiêu mà các cấp, ban ngành, ban tổ chức kỳ vọng.
Đó còn là ký ức của các thế hệ thanh niên kế thừa, bắt lửa, truyền nhiệt huyết. Họ đi cùng nhau, học hỏi lẫn nhau, cùng lớn lên và trưởng thành. Một thế hệ trẻ giàu lòng trắc ẩn, tình yêu thương, lăn xả và cống hiến.
Với hành trình 18 năm tình nguyện, anh Quách Hải Đạt – thủ lĩnh của hoạt động Tiếp sức mùa thi tại TPHCM, là người chứng kiến nhiều nhất sự thay đổi qua từng giai đoạn phát triển. Từ khi chương trình khởi đầu với tên gọi “Hỗ trợ thí sinh thi đại học, cao đẳng” đến chương trình “Tiếp sức mùa thi” ngày nay. Đó cũng là thời gian từ khi kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng được tổ chức riêng lẻ từng trường đến kỳ thi “3 chung” và nay là Kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Đến đâu, anh cũng gặp gỡ, nói chuyện ấm áp, thân tình. Thế nên, anh luôn được mọi người dành tình cảm đặc biệt. Đến nay, nhiều người gặp lại vẫn nhắc về anh với nụ cười chân thành, thăm hỏi sâu sát và luôn dành quan tâm cho mọi người.
Theo anh Đạt, hình thức thi đã được thay đổi cho phù hợp. Đây là sự thay đổi tích cực, hoàn thiện, tạo nhiều thuận lợi cho thí sinh tham gia kỳ thi quan trọng của cuộc đời. Quá trình ấy, chương trình Tiếp sức mùa thi là xúc tác quan trọng. Chương trình đã cho thấy, những khó khăn, bất cập của thí sinh và người nhà khi đổ dồn về các thành phố lớn. Điều này thể hiện rõ những áp lực khi bảo đảm chỗ ăn ở tạm thời, sinh hoạt thuận lợi, an tâm thi cử cho thí sinh từ các tỉnh xa.
Một thế hệ trẻ giàu lòng trắc ẩn, tình yêu thương, lăn xả và cống hiến.
Video đang HOT
Những tình bạn từ ngày “tiếp sức”
Tuyết Như, Thục Đoan đều là sinh viên năm 3 thuộc Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TPHCM). Các bạn có kinh nghiệm 3 năm tham gia hoạt động tình nguyện Tiếp sức mùa thi. Năm 2021, hai bạn là thủ lĩnh của đội hình sinh viên tình nguyện tại điểm thi Trường chuyên Trần Đại Nghĩa (Quận 1, TPHCM).
Được tiếp nối và kế thừa ngọn lửa tình nguyện từ các anh chị đi trước, Tuyết Như và Thục Đoan đại diện thế hệ trẻ tiếp tục hành trình mới, xây dựng tinh thần năng động, sáng tạo hơn. Và dù phải làm việc trong đợt dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại TPHCM, nhưng các bạn vẫn vững mạnh, kiên cường với nhiệm vụ.
“Thí sinh đi thi mùa dịch rất nhiều áp lực và lo lắng. Vì thế, màu áo xanh có mặt ở các điểm thi sẵn sàng giúp đỡ các em sẽ là sự động viên tinh thần rất lớn để các em mạnh mẽ, tự tin bước qua kỳ thi”, Tuyết Như chia sẻ.
Quả thực, họ là thế hệ thanh niên giàu lòng trắc ẩn, đầy nhiệt huyết, sẵn sàng cống hiến. Họ luôn tâm niệm, thanh xuân không nghỉ ngơi, ngày hè thêm rực rỡ.
Qua những mùa tình nguyện, họ lại có được tình bạn tốt đẹp, cùng lý tưởng. Những người trẻ còn rèn được cách làm việc đầy trách nhiệm, đúng giờ, cách xử lý tình huống. Đó là những trải nghiệm, giá trị quý giá mà Tuyết Như, Thục Đoan nhận được từ khi mặc màu áo xanh tình nguyện.
“Tiếp sức mùa thi không chỉ là “tiếp sức” cho thí sinh, mà còn là “tiếp sức” cho chính bản thân mình để trưởng thành hơn. Và trong cuộc đời sinh viên, bạn nên tham gia Tiếp sức mùa thi một lần”, Thục Đoan chia sẻ.
9 năm đi cùng Tiếp sức mùa thi, đôi bạn Hà Thu – Thu Hà thân thiết nhau từ khi là sinh viên tình nguyện ở Bến xe miền Đông. Rồi họ lại trở thành đồng nghiệp, người bạn thân thiết trong cuộc sống cho đến nay.
Với Tiếp sức mùa thi, chị Thu, chị Hà đã kết nối không ít những người bạn đã từng tham gia cùng đội hình Bến xe miền Đông và cả những đội hình khác. Ký ức tham gia hoạt động tình nguyện của họ dồi dào đến độ kể suốt một tuần không hết chuyện. Đó không chỉ là câu chuyện họ học tập, rèn luyện để khẳng định bản thân tốt hơn, mà họ được tiếp lửa, được đón nhận tình cảm gắn kết của những thế hệ đi trước.
Ở Tiếp sức mùa thi, những người trẻ đã tạo dựng được nền tảng tình bạn thật đẹp. Từ hoạt động tình nguyện, sự gắn kết, tin tưởng, thấu hiểu, cùng lý tưởng, họ đã cùng nhau đi tiếp những đoạn đường mới trong tương lai.
Thế hệ tiếp sức trong thời đại mới
Anh Nguyễn Trọng Hoàng được các thế hệ Tiếp sức mùa thi xem là người anh lớn, người tiếp lửa cho sinh viên tình nguyện. Anh tham gia chương trình từ khi là sinh viên năm nhất. Kinh qua các vị trí từ Đội trưởng Đội Sinh viên tình nguyện tại Bến xe Chợ Lớn, Bến xe miền Đông đến Phó ban Thường trực Ban Tổ chức chương trình Tiếp sức mùa thi tại TPHCM, hơn ai hết, anh là người thấu hiểu và đồng hành cùng nhiều thế hệ sinh viên tình nguyện. Anh cảm nhận đầy đủ tình cảm, nhiệt huyết và tinh thần lăn xả của từng lớp trẻ đi cùng chương trình.
Anh Hoàng đã kết nối các thế hệ với nhau, lớp trước dẫn dắt, lớp sau kế thừa. Chính chất keo kết dính này làm nên lực lượng sinh viên tình nguyện lớn mạnh qua từng năm. Cộng hưởng với giá trị nhân văn của chương trình, mỗi năm có hàng nghìn đơn đăng ký tham gia chương trình. Hàng nghìn cánh tay sẵn sàng cống hiến sức trẻ, chia sẻ, đồng hành cùng sĩ tử, để rồi những năm sau, thí sinh lại trở thành tình nguyện viên.
Khi là Đội trưởng Đội Sinh viên tình nguyện tại Bến xe miền Đông, anh chính là người vận động cô chú xe ôm ở bến xe cùng tham gia hỗ trợ thí sinh bằng cách miễn phí hoặc giảm giá cho thí sinh và người nhà có gia cảnh khó khăn. Cũng từ đó, cái tên “Hoàng tiếp sức mùa thi” được gắn cho anh và theo anh cho tới ngày hôm nay. Có lẽ, tại Bến xe miền Đông, mọi người đều nhớ về anh – một thanh niên tình nguyện hài hước, chân thành và sẵn sàng lăn xả trong nhiệm vụ.
20 năm trôi qua, đúng tròn 2 thập kỷ của một hành trình mang tên “Tiếp sức mùa thi”, biết bao thế hệ được hỗ trợ, động viên vượt qua thời điểm căng thẳng của tuổi học trò. Để rồi, những hình ảnh đẹp đẽ ngoài cổng trường kia lại là dấu ấn, là động lực để họ cố gắng trở thành sinh viên đại học và đi tiếp sức. Cứ như vậy, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước thành một trang sử dài của mỗi mùa thi qua.
Chương trình Tiếp sức mùa thi là một chương trình xã hội nhằm hỗ trợ các thí sinh thi vào các trường đại học, cao đẳng. Chương trình do Trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên TPHCM tổ chức lần đầu tiên từ năm 1996 với tên gọi “Chương trình hỗ trợ thí sinh dự thi đại học, cao đẳng”. Đến năm 2001, chương trình được nhân rộng mô hình và tổ chức với tên gọi là Tiếp sức mùa thi.
Chương trình Tiếp sức mùa thi ra đời với mong muốn hỗ trợ, giúp đỡ các thí sinh có một kỳ thi an toàn, đạt kết quả tốt nhất. Qua 20 năm, chương trình Tiếp sức mùa thi có nhiều đổi chỉnh cho phù hợp với những thay đổi của xã hội, giáo dục. Với những ý nghĩa và giá trị tích cực, chương trình được rất nhiều thành phần trong xã hội hưởng ứng, ủng hộ và tham gia tích cực, trở thành một hoạt động xã hội có uy tín.
Chấn hưng văn hóa bắt đầu từ giáo dục: Đưa học trò trở về nguồn cội
Giáo dục HS về các giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa là công việc mà các nhà trường đang bền bỉ, thầm lặng thực hiện để chung sức trang bị cho thế hệ trẻ những phẩm chất nền tảng, nuôi dưỡng, bồi đắp văn hóa.
Học sinh Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc với các trò chơi dân gian.
Đổi hình thức truyền thụ
Trong bối cảnh hội nhập, giữa sự chuyển động của đời sống thông tin toàn cầu, giao thoa giữa văn hóa truyền thống với các trào lưu mới đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ khiến thế hệ trẻ, trong đó học sinh là một trong những đối tượng chịu tác động nhiều và trực tiếp. Vì vậy, việc hướng tới đào tạo những con người đủ tiêu chuẩn công dân toàn cầu nhưng vẫn giữ được bản sắc con người Việt Nam là một mục tiêu quan trọng.
Đưa giáo dục các giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa vào trường học chính là cách làm mang tính nền tảng, tạo thành quá trình để chuẩn bị cho các em nhận thức đầy đủ, đúng đắn về văn hóa, hướng các em đến các giá trị chân - thiện - mỹ. Nhà trường là môi trường tốt nhất để đưa ra những bài học sâu sắc, giúp các em biết nhớ về nguồn cội và khát vọng vươn lên, hun đúc và nuôi dưỡng những phẩm chất đẹp đẽ để qua đó từng bước hình thành nhân cách, lý tưởng đẹp đẽ.
UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức hội thảo, bàn về giải pháp phát huy giá trị di sản văn hóa, giáo dục truyền thống trong hệ thống trường học. Ảnh: TG
Tuy nhiên, để các giá trị nguồn cội chạm được vào giới trẻ, ngoài tạo môi trường văn hóa lành mạnh, nội dung giáo dục cần có chọn lọc, cập nhật cũng như đổi hình thức truyền thụ. Nhấn mạnh điều này, ông Nguyễn Đức Thịnh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên - cho biết: Vấn đề đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục di sản văn hóa trong và ngoài nhà trường hết sức quan trọng, trong đó việc đa dạng hóa mô hình, phương thức, quy mô, tăng cường xã hội hóa trong các hoạt động cần được quan tâm. Để làm tốt công tác này, trước hết, cần sự vào cuộc chỉ đạo của ngành Giáo dục ở các địa phương, từ đó triển khai một cách đồng bộ, thống nhất ở các đơn vị, trường học.
"Sở đã hướng dẫn các cơ sở giáo dục nhiều nội dung cụ thể như: Đẩy mạnh sưu tầm tài liệu về di tích lịch sử, văn hóa của địa phương phục vụ dạy học các bộ môn và hoạt động giáo dục; Chủ động xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với điều kiện, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục qua di sản văn hóa; Phối hợp với các cơ quan ngành văn hóa, ban quản lý các khu di tích nhằm có điều kiện tốt nhất hỗ trợ công tác giáo dục di sản văn hóa...", ông Nguyễn Đức Thịnh nhấn mạnh.
Học sinh Trường Tiểu học và THCS 915 Gia Sàng (TP Thái Nguyên) trải nghiệm tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Ảnh: TG
Trường học triển khai tích cực
Để góp phần chuẩn bị nền tảng phẩm chất, cốt cách văn hóa cho học sinh, môi trường ban đầu và quan trọng nhất chính là trường học. Có thể nói, trường học chính là "chiếc nôi" văn hóa cho lớp lớp thế hệ học trò được nuôi dưỡng, trưởng thành. Xác định được ý nghĩa của vấn đề này, nhiều nhà trường đã chú trọng, triển khai tích cực công tác giáo dục truyền thống, lịch sử, văn hóa cho học sinh.
Tại Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, với đặc thù là ngôi trường nội trú của con em đồng bào dân tộc, cán bộ giáo viên nhà trường luôn coi việc giáo dục học trò nhận thức, gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc là nhiệm vụ căn bản, quan trọng. Vì vậy, nhiều cách làm thiết thực và sáng tạo được thầy cô giáo ở đây triển khai: Nhà trường duy trì việc mặc trang phục dân tộc ngày đầu tuần, ngày lễ, ngày kỉ niệm.
Một số môn học như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân luôn tích hợp nội dung giáo dục địa phương, giáo dục truyền thống. Đặc biệt, để phù hợp với tâm lý, văn hóa của học trò, nhà trường thường xuyên tổ chức các chuyên đề, chương trình ngoại khóa sinh động như: Trải nghiệm làng nghề, Ngày hội trò chơi dân gian, Phiên chợ vùng cao, Trình diễn trang phục dân tộc, Câu lạc bộ dân ca...
"Nhà trường sẽ tiếp tục xây dựng tập thể sư phạm có truyền thống văn hóa, trách nhiệm với việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc; có trách nhiệm với công tác giáo dục học sinh dân tộc nói chung và việc giáo dục văn hóa dân tộc nói riêng", cô Trần Thị Thanh Huệ - Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc trao đổi.
Đối với Trường Tiểu học và THCS 915 Gia Sàng (TP Thái Nguyên), thầy và trò nhà trường luôn thấm thía, tự hào vì ngôi trường được mang tên và đặt tại địa phương có Di tích lịch sử Đại đội thanh niên xung phong 915 - nơi 60 thanh niên xung phong đã anh dũng ngã xuống trong trận bom đêm Noel 24/12/1972. Để giáo dục truyền thống, nhà trường thường xuyên tổ chức cho học sinh tìm hiểu tư liệu hình ảnh, video, chuyện kể cũng như trực tiếp đến tham quan, chăm sóc khu di tích. Bên cạnh đó, các hoạt động ngoại khóa, cuộc thi cũng được tổ chức thành từng chuyên đề phù hợp như: Ngược dòng lịch sử, Dân ta phải biết sử ta, Nhà sử học nhỏ tuổi, Rung chuông vàng...
"Trong hành trang văn hóa của mỗi thầy, cô giáo và học sinh nhà trường, chúng tôi luôn mang trong mình tình yêu và niềm tự hào về truyền thống hào hùng của tuổi trẻ Thái Nguyên một thời", cô Nguyễn Thị Hồng Vân - giáo viên Trường Tiểu học và THCS 915 Gia Sàng chia sẻ.
Theo TS Đoàn Tiến Lộc (Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống đang ngày càng được quan tâm hơn. Những giá trị truyền thống có tác dụng không nhỏ trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh, mặt khác, nó là một trong những cơ sở để khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam trước bạn bè thế giới.
12 năm thi lại đại học, ước mơ của 8X vẫn chưa thành hiện thực Năm 2021 là năm thứ 12 Tang Shangjun quyết tâm thi lại đại học. Nhưng một lần nữa, ước mơ bước chân vào ngôi trường Đại học Thanh Hoa danh tiếng của anh vẫn chưa trở thành hiện thực. Tang Shangjun (1988) sinh ra trong một gia đình nông dân ở Quảng Tây, Trung Quốc. Gia cảnh nghèo khó, bố mẹ quanh năm...