Những thông điệp bước ra từ trang sách của thiếu nhi
Sân khấu hóa hình tượng nhân vật lịch sử nguyên phi Ỷ Lan, thái sư Trần Thủ Độ hay câu chuyện về tình yêu gia đình, về đam mê khoa học… là những thông điệp thiếu nhi mang đến tại cuộc thi “Đọc sách vì tương lai”.
Em Đặng Tú Thanh (Bắc Giang) hóa thân thành nhân vật lịch sử nguyên phi Ỷ Lan xuất sắc đoạt giải nhất cuộc thi “Đọc sách vì tương lai” – Ảnh: HÀ THANH
Ngày 7-4 tại Hà Nội, 6 thí sinh “nhí” xuất sắc nhất đến từ các tỉnh, thành: Hà Nội, Bắc Giang, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam bước vào vòng chung kết cuộc thi “Đọc sách vì tương lai” lần thứ nhất. Cuộc thi do Hội đồng Đội Trung ương phối hợp với các đơn vị tổ chức.
Với hình thức sân khấu hóa, các thí sinh lựa chọn 6 chủ đề tương ứng với 6 cuốn sách phù hợp với nhận thức, lứa tuổi của thiếu nhi. Những phần thi hấp dẫn, sôi động với những câu chuyện bước ra từ những trang sách.
Các em thiếu nhi đến từ Nghệ An thể hiện sân khấu hóa câu chuyện về tình cảm bà cháu trong cuốn sách “Máy bay của bà” của nhà văn Satoru SATO gây xúc động. Các em gửi đến thông điệp: Hãy ước mơ, hãy yêu thương. Khi chúng ta yêu thương, khoảng cách sẽ gần lại – Ảnh: HÀ THANH
Em Hoàng Trà My (Nghệ An) cùng các đồng đội lựa chọn cuốn sách “Máy bay của bà” của nhà văn Satoru SATO và sân khấu hóa câu chuyện cảm động về tình bà cháu mà tác giả Satoru SATO mang đến.
Từ đó, Trà My gửi đến thông điệp: “Hãy ước mơ, hãy yêu thương. Khi chúng ta yêu thương, khoảng cách sẽ gần lại. Cuốn sách gối đầu giường này dạy cho những đứa trẻ biết yêu thương”.
Lựa chọn bộ sách “Hỏi đáp khoa học vui”, thí sinh đến từ tỉnh Bắc Giang thể hiện sôi động những kiến thức về khoa học. “Ai đã đánh cắp mặt trời?”, “Vì sao tớ ngủ gật trong lớp?”… vô vàn câu hỏi vì sao siêu thú vị truyền tải thông điệp tìm hiểu bộ môn khoa học sẽ giúp các em nhỏ làm chủ kiến thức, làm chủ tư duy.
Giải đáp mọi câu hỏi lý thú về khoa học là lựa chọn của thí sinh đến từ Bắc Giang – Ảnh: HÀ THANH
“Sách giống như người thầy, mỗi cuốn sách là một bức tranh kỳ diệu của cuộc sống, sách là người bạn đặc biệt, sẵn sàng mở lòng với ta. Tại sao chúng ta không đọc sách? Tại sao chúng ta không tìm đến sách? Mỗi lần bạn mở ra một cuốn sách, là bạn đã mở cửa tới một hộp kho báu diệu kỳ luôn sẵn sàng đợi ta tìm tòi”, em Nguyễn Ánh Linh (Bắc Giang) gửi gắm thông điệp.
Video đang HOT
Một trong những chủ đề tưởng chừng như khô khan là kiến thức về lịch sử được các em thiếu nhi thể hiện sinh động bằng cách hóa thân thành các nhân vật lịch sử như nguyên ihi Ỷ Lan, thái sư Trần Thủ Độ… Cả sân khấu như nóng lên với màn trình diễn vô cùng lý thú của các em học sinh.
“Mình mong rằng các bạn hãy cùng mình đọc sách mỗi ngày, tìm hiểu lịch sử, không chỉ tự hào về ông cha ta mà còn học ở sách nhiều điều bổ ích. Mình càng đọc, càng hiểu rằng những điều mình biết như nước ở trong cốc, còn những điều mình chưa biết như biển rộng bao la”, thí sinh Đặng Tú Thanh (Bắc Giang) hóa thân thành nhân vật lịch sử nguyên phi Ỷ Lan chia sẻ.
Lịch sử tưởng chừng khô khan nhưng qua phần thể hiện của các em học sinh trở nên sinh động, hấp dẫn – Ảnh: HÀ THANH
Cũng lựa chọn chủ đề lịch sử, thí sinh đến từ Quảng Nam lựa chọn hóa thân thành nhân vật lịch sử Thái sư Trần Thủ Độ – Ảnh: HÀ THANH
Sau 6 tháng phát động, cuộc thi “Đọc sách vì tương lai” nhận được gần 15.000 bài dự thi của các em thiếu nhi trên khắp cả nước gửi về.
Kết quả chung cuộc, 2 giải nhất thuộc về thí sinh Đặng Tú Thanh (Trường tiểu học Hợp Đức, TP Hải Phòng) và Nguyễn Ánh Linh (Trường THCS thị trấn Thắng, Bắc Giang).
Trao giải nhất cuộc thi “Đọc sách vì tương lai” – Ảnh: HÀ THANH
Các thí sinh đoạt giải nhì gồm: Hoàng Trà My (Nghệ An), Trần Tú (Hà Nội), Đặng Trần Khánh Nguyên (Hà Tĩnh), Phan Hồ Mỹ Thơ (Quảng Nam).
Cuộc thi tạo môi trường để các em thiếu nhi nói lên tiếng nói, quan điểm của mình về các vấn đề liên quan đến trẻ em. Đồng thời, hình thành và phát triển phong trào đọc sách, văn hóa đọc trong thiếu nhi; tôn vinh giá trị, khẳng định vai trò của sách trong việc học tập, rèn luyện.
HÀ THANH
Theo tuoitre
Cách triệt tiêu bạo lực của ngôi trường ở Lâm Đồng
7 năm trước, đánh nhau là chuyện 'thường ngày' ở trường THPT Lộc Phát. Thầy hiệu trưởng đã có nhiều biện pháp làm thay đổi tình hình.
Thầy Nguyễn Hoàng Chương, Hiệu trưởng trường THPT Lộc Phát (Bảo Lộc, Lâm Đồng) chia sẻ cách loại bỏ bạo lực học đường.
Giờ chào cờ sáng 1/4, sau phần tổng kết thi đua trong tháng 3 - tháng Thanh niên, như đã thành lệ, tôi nói chuyện với thầy cô và học sinh của trường.
Mở đầu, tôi hỏi các em: "Trong những ngày cuối tháng 3, có một việc dư luận đặc biệt quan tâm, làm lay động trái tim của hàng triệu người, các em có biết đó là việc gì?". Những buổi sinh hoạt như thế này tại trường THPT Lộc Phát (TP Bảo Lộc, Lâm Đồng), học sinh trả lời đúng sẽ được nhận quà.
Một học sinh 12 nhanh chóng lên trả lời: "Thưa thầy cô và các bạn, đó là việc 5 học sinh tại Hưng Yên hành hung một bạn cùng lớp; và còn một việc thầy giáo tại TP HCM cho học sinh sân khấu hóa tác phẩm văn học, các bạn ấy có diễn cảnh nhạy cảm".
Tôi cảm ơn câu trả lời của em nhưng cho biết đã lạc đề. Một học sinh nữ khối 11 tiếp tục lên trả lời: "Thưa thầy, đó là việc một học sinh lớp 7 đạp xe vượt 103 km từ Sơn La xuống Hà Nội thăm em bị bệnh". Và, tôi bắt đầu từ câu chuyện ấy...
Thông tin về việc em Vy Quyết Chiến, học sinh lớp 7 trường THCS Chiềng Yên (Chiềng Yên, Vân Hồ, Sơn La) đạp xe từ Sơn La xuống thăm em bệnh ở Bệnh viện Nhi trung ương, tôi nói về lòng gan dạ và tình yêu thương gia đình. Sân trường lắng đọng, những ánh mắt dịu ngọt, tôi cảm nhận các em đã hiểu về tình yêu thương, biết cuộc sống còn đó những chuyện nhân ái.
Tôi mời thầy cô và học sinh nghe ca khúc "Để gió cuốn đi" của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Kết thúc giờ chào cờ, trong suy nghĩ miên man, tôi về phòng làm việc và nhớ lại...
Tiết mục văn nghệ chào mừng khai giảng của trường Lộc Phát.
Tháng 9/2012, tôi được điều về phụ trách một trường THPT có chất lượng "đội sổ" tại phố núi, đánh nhau là chuyện thường ngày ở đây. Tôi đã làm gì để "tuyên chiến" với bạo lực học đường?
Bắt đầu từ trường lớp phải xanh, sạch, khang trang; thầy trò cùng nhau lao động vệ sinh hàng ngày. Những ngày thứ bảy xanh, xanh sân trường, lớp học, nhà vệ sinh. Thấy rác, thầy cô nhặt, nhiều lần học sinh làm theo. Sau bảy năm, những cố gắng đã cho trái ngọt.
Tận tâm của thầy cô - mục tiêu tôi nhắm đến. Học sinh yếu hạnh kiểm và học lực mà thầy cô nôn nóng, chạy theo thành tích, nặng về xử phạt thì... khó rồi! Bài giảng phải vừa sức, kiểm tra phù hợp, thầy cô thấu hiểu học sinh, giúp các em tự tin mà cố gắng.
Tổ tâm lý học đường đi vào hoạt động, công tác y tế được quan tâm, bữa ăn trưa miễn phí cho học sinh nghèo, quà Tết cho các em khốn khó được tổ chức. Nhà trường cân nhắc những khoản thu; những kỳ họp phụ huynh không phải nghe chuyện đóng góp bao nhiêu mà bàn nhiều chuyện học hành của con em.
Nhà trường đầu tư về cơ sở vật chất, các đầu sách, báo để thư viện hoạt động hiệu quả, góp phần xây dựng văn hóa đọc ở cả thầy và trò. Tôi nghĩ, bạo lực học đường hiện nay có nguyên nhân trong học đường còn không ít thành viên lười đọc sách, quá phụ thuộc vào thông tin trên mạng xã hội. Văn hóa đọc, bộ lọc cần thiết chưa có, học trò về đâu, ứng xử ra sao?
Mấy năm đầu tư cho thư viện, thầy trò dần có thói quen đọc sách. Những lúc nghỉ, vào giờ ra chơi, học sinh tấp nập ở thư viện để đọc, mượn, trả sách.
Nhiều hoạt động trải nghiệm, hoạt động thiện nguyện được nhà trường tổ chức trong năm học, như: thăm bảo tàng, khu mộc bản triều Nguyễn, địa đạo Củ Chi (TP HCM), dự ngày hội hướng nghiệp tại TP HCM, sinh hoạt với trẻ mồ côi ở Mái ấm Tín thác (xã Lộc Thanh, Bảo Lộc, Lâm Đồng), thăm và tặng quà Viện Dưỡng lão, tặng quà cho người vô gia cư đêm Noel...
Học sinh trường THPT Lộc Phát thăm viếng và chăm sóc Nghĩa trang Liệt sĩ TP Bảo Lộc nhân ngày 27/7 và 22/12 hàng năm.
Những hoạt động đó giúp các em biết nghĩ để thấu cảm, sẻ chia. Hơn thế, tôi cảm nhận được học sinh biết sống chậm lại trong cơn lốc của thời @. Sống chậm nhưng không thụ động, các em năng động hơn, tại các cuộc thi chọn học sinh giỏi, cuộc thi khoa học kỹ thuật, năm nào các em cũng giành giải.
Giờ chào cờ mỗi sáng thứ hai, tích hợp qua bài giảng của giáo viên, các bài kiểm tra, học sinh được nghe, hiểu, viết lên suy nghĩ của mình về những tâm hồn cao thượng. Các đề kiểm tra trường đã ra như: "Thà cô chết chứ không để trò chết", "Học sinh cúi đầu chào bác bảo vệ", "Nghĩa cử cao đẹp của thầy Dậu", những tấm gương vượt khó, những người con hiếu thảo, sự hy sinh vô bờ của ba, mẹ.
Thầy trò những lúc vui, lắng đọng sâu sắc, được cho đi, góp nên nhà trường tử tế, thầy trò sống tử tế. Chất lượng dạy học từng bước được nâng lên, nhiều phụ huynh lựa chọn trường THPT Lộc Phát để gửi con em theo học.
Tuyên chiến với bạo lực học đường có nhiều việc phải làm, cần sự chung tay của cả xã hội, những quyết sách từ quản lý giáo dục, sự đồng bộ của thầy trò và phụ huynh.
Học đường, nơi chốn dạy con người con đường đi, từ đó trên đường trần họ sống phù hợp với đạo làm người. Khi học đường thấm đậm giá trị kỷ cương, tình thương, trách nhiệm, bạo lực học đường chắc chắn sẽ triệt tiêu.
Nguyễn Hoàng Chương
Theo VNE
Có đủ cơ sở kỷ luật giáo viên cho học sinh đóng cảnh ân ái ở Sài Gòn? Luật sư Huỳnh Phước Hiệp cho rằng quyết định kỷ luật của trường THPT Võ Trường Toản, TP.HCM, đối với thầy Phạm Quốc Đạt chưa đủ cơ sở pháp lý, còn chung chung. Thầy giáo bị đình chỉ giảng dạy vì cho học sinh đóng cảnh ân ái Thầy Phạm Quốc Đạt bị đình chỉ công tác giảng dạy vì cho học sinh...