Những thói quen tưởng đúng mà có hại nhiều hơn bạn nghĩ
Có lẽ có những điều bạn thực hiện mỗi ngày, trong khi đó không phải là những thói quen lành mạnh.
Bạn sử dụng tai nghe mỗi ngày, vì vậy hãy nên làm sạch tai nghe mọi lúc mọi nơi – Shutterstock
Có rất nhiều thói quen thậm chí còn có hại nhiều hơn bạn nghĩ. Vì vậy, hãy tập bỏ những thói quen có hại nhất mà bạn vẫn duy trì hằng ngày sau đây, theo Best Life.
Không bao giờ nên rã đông thịt trên bếp. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, thịt và gia cầm sống hoặc chín có thể sinh ra vi khuẩn có hại sau khi để ở nhiệt độ phòng trong hơn 2 giờ hoặc ở nhiệt độ ấm hơn 40 độ C. Thay vào đó, bạn chỉ nên rã đông thịt trong tủ lạnh, lò vi sóng hoặc trong nước lạnh, theo Best Life.
Điều quan trọng là tuyệt đối không nên rã đông trong nước nóng.
Không làm sạch tai nghe
Bạn sử dụng tai nghe mỗi ngày, vì vậy hãy nên làm sạch tai nghe mọi lúc mọi nơi. Theo Trung tâm Y tế Bệnh viện Whittier – California, (Mỹ), tai nghe bẩn có thể gây nguy cơ bị phát ban, dị ứng và nhiễm trùng tai, tăng tích tụ ráy tai.
Dùng bàn chải đánh răng khô phủi nhẹ sáp ra khỏi miếng đệm tai. Úp mặt lưới xuống để tất cả mảnh vụn có thể rơi ra khỏi tai nghe. Nhúng một miếng bông gòn vào cồn, vỗ nhẹ cho ráo và sau đó lau tai nghe. Làm khô cồn thật nhanh và không để thấm vào tai nghe, theo Best Life.
Ngoáy tai bằng móng tay
Dùng móng tay út để loại bỏ ráy tai có thể làm hỏng ống tai và khiến nó dễ bịnhiễm khuẩn và nhiễm bụi. Thay vì sử dụng móng tay út, hãy đến gặp bác sĩ để được làm sạch tai một cách chuyên nghiệp.
Video đang HOT
Uống chung một ly với người khác
Mặc dù bạn thực sự muốn thử thức uống của bạn mình, không nên uống vào ly đồ uống của người khác, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cảnh báo. Theo cơ quan y tế, việc chuyển nước bọt từ người này sang người khác có thể khiến bạn có nguy cơ mắc một số bệnh dễ lây truyền từ bệnh viêm họng liên cầu khuẩn đến viêm màng não, HP dạ dày…, theo Best Life.
Quên thay miếng bọt biển rửa chén
Theo Học viện Dinh dưỡng Mỹ, nên thay miếng bọt biển nhà bếp ít nhất mỗi tháng một lần. Nếu bọt biển có mùi, hãy thay ngay lập tức. Ngoài ra, hãy cho miếng bọt biển ẩm vào lò vi sóng trong 1 phút hoặc đun sôi với nước có pha giấm ít nhất vài lần một tuần để diệt khuẩn.
Dùng bàn tay che miệng khi hắt hơi hoặc ho
Bạn có biết rằng cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa vi trùng lây lan là dùng khuỷu tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, khi ho hoặc hắt hơi, nước bọt có thể bắn xa từ 1,5 mét trở lên, do đó, che miệng bằng khuỷu của cánh tay có thể ngăn những mầm bệnh này di chuyển đến những người xung quanh, theo Best Life.
Thực hiện quy tắc 5 giây
Nhiều người vẫn tin rằng thức ăn rơi xuống sàn nhà, nếu nhặt lên trong vòng 5 giây thì vi khuẩn chưa bám vào, và vẫn an toàn để ăn.
Nhưng, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Vi sinh vật học ứng dụng và môi trường, không có thời gian an toàn cho thức ăn rơi xuống sàn nhà. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi thức ăn rơi xuống đất, rất nhiều chủng vi khuẩn lập tức bám vào. Một khi thức ăn đã rơi xuống đất, hãy bỏ đi, theo Best Life.
Khăn ướt là nơi sinh sản của vi khuẩn. Susan Whittier, giám đốc vi sinh lâm sàng tại Trung tâm Y tế Đại học New York (Mỹ), nói với Time rằng khăn ẩm có thể dẫn đến vi khuẩn có hại như vi khuẩn tụ cầu vàng xâm nhập vào cơ thể, có thể gây nên các bệnh như nhiễm trùng xương, khớp, đường máu, van tim và phổi. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, theo Best Life.
Để tránh bệnh, hãy giặt khăn sau mỗi 2 lần sử dụng.
Không thay bông tắm
Theo một nghiên cứu, điều kiện ẩm ướt trong phòng tắm và ngay cả phòng tắm khiến cho bông tắm trở thành nơi trú ngụ yêu thích của vi khuẩn. Vì vậy, hãy thay bông tắm sau mỗi 3 tuần, theo Best Life.
Theo Thanh niên
Từ vụ nhiễm trùng não do dùng tăm bông ngoáy tai, bác sĩ chỉ cách vệ sinh tai an toàn, hiệu quả
Thông tin người đàn ông bị nhiễm trùng não do hậu quả của việc dùng bông tăm ngoáy tai khiến nhiều giật mình với thói quen của mình.
Rắc rối của người đàn ông 31 tuổi đến từ Anh bắt đầu khi dùng tăm bông ngoáy tai và vô tình khiến đầu bông kẹt lại trong ống tai mà không biết. Tai nạn này không gây đau đớn hay nguy hiểm ngay lập tức, nhưng qua 5 năm, nó đã khiến nạn nhân phải trả giá đắt.
Hình ảnh chụp CT cho thấy vùng nhiễm trùng của người đàn ông
Biểu hiện bệnh lên đến đỉnh điểm là những cơn đau đầu triền miên, nôn mửa và xuất hiện những cơn động kinh khiến anh không còn nhớ nổi tên mọi người.
Sau khi thăm khám, các bác sĩ đã phát hiện ra một mảnh bông ở một bên tai do trước đây người đàn ông đã dùng tăm bông để vệ sinh tai, miếng bông bị kẹt, nằm sót lại trong ống tai suốt 5 năm. Một thành viên của đội ngũ chuyên gia tai mũi họng tham gia điều trị cho bệnh cho hay mảnh bông là nguyên nhân chính gây nên nhiễm trùng tai của bệnh nhân.
May mắn cho người đàn ông, anh ta đã phục hồi hoàn toàn sau khi một cuộc phẫu thuật nhỏ được thực hiện để loại bỏ mảnh bông và anh ta đã được sử dụng một đợt điều trị kháng sinh kéo dài hai tuần để đảm bảo rằng sẽ không còn nhiễm trùng nữa. Trường hợp của người đàn ông sau đó đã được ghi lại trong tạp chí Y khoa của Anh vào ngày 6/3.
Hãy bỏ thói quen này càng sớm càng tốt
Theo các chuyên gia, nếu bạn có thói quen dùng bông tăm để ráy tai, hãy bỏ thói quen này càng sớm càng tốt.
Ráy tai có đặc tính chống vi khuẩn để ngăn ngừa một số loại bệnh nhiễm trùng, và cũng là một thuốc chống côn trùng để ngăn côn trùng vào tai. Chưa kể, ráy tai còn có công dụng giữ cho ống tai được bôi trơn. Nếu không, khu vực này trở nên khô và cũng có thể ngứa.
Tai người có cơ chế làm sạch tự nhiên thông qua quá trình tắm rửa hoặc gội đầu hàng ngày. Việc chuyển động hàm thông thường khi nói, nhai cùng với sự phát triển da trong ống tai sẽ giúp đẩy ráy tai từ bên trong ra bên ngoài.
Thế nhưng, nhiều người lại cố gắng làm sạch tai bằng bông tăm. Thói quen làm sạch tai bằng bông tăm có thể gây tổn hại màng nhĩ. Trong một số trường hợp, nó có thể gây mất thính lực tạm thời. Ngoài ra, dùng bông tăm để lấy ráy tai có thể đẩy ráy tai từ bên ngoài vào phía bên trong của tai, từ đó gây hại cho tai.
Làm thế nào để giữ tai luôn sạch sẽ?
Ảnh minh họa
Các chuyên gia khuyên rằng cách đơn giản là bạn chỉ cần sử dụng miếng vải mềm để rửa phần bên ngoài tai. Bạn không cần rửa phần bên trong tai vì ráy tai có thể tự bong ra.
Tuy nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ, nếu ráy tai gây giảm thính lực, tai bị nghẽn, ráy tai ướt chảy nước màu vàng hoặc nâu... cũng không cần thiết sử dụng bông tăm để ngoáy.
Tốt nhất khi gặp những dấu hiệu trên, bạn nên gặp bác sĩ để được trực tiếp tư vấn và điệu trị.
M.H (th)
Theo giadinh.net.vn
Lên cơn co giật vì ngoáy tai bằng tăm bông Ngoáy tai quá sâu khiến đầu tăm bông mắc kẹt bên trong, người đàn ông Anh bị co giật, nôn mửa và phải nhập viện. Trên BMJ (Anh), các bác sĩ Bệnh viện Đại học Coventry & Warwickshire (Anh) cho biết nam bệnh nhân 31 tuổi giấu tên nhập viện trong tình trạng ngất xỉu. Ngoài co giật và nôn mửa, anh này...