Những thói quen sai lầm của mẹ khi cho trẻ ăn sữa chua
Nếu sử dụng sai cách, sữa chua không những không có lợi mà còn gây hại cho sức khỏe của trẻ. Mẹ cần lưu ý để tránh những sai lầm dưới đây khi cho trẻ ăn sữa chua.
Trộn sữa chua với các loại hoa quả
Nhiều bà mẹ có thói quen xay hay cắt nhỏ hoa quả rồi trộn sữa chua cho con ăn bữa phụ với suy nghĩ ăn như vậy vữa bổ dưỡng vừa ngon miệng. Thế nhưng, sữa chua chứa nhiều vi khuẩn phản ứng với đường trong một số loại trái cây có thể tạo độc tố và gây dị ứng.
Trong sữa chua có chứa lượng axit và men tiêu hóa nên nếu kết hợp sữa chua với các loại trái cây có tính chua như cam, quýt, cóc, khế, xoài,… sẽ đẩy lượng axit này lên cao dễ gây hại cho dạ dày, lâu ngày ảnh hưởng và ăn mòn thành dạ dày gây ra các bệnh về dạ dày, đường ruột.
Ngâm sữa chua trong nước nóng
Việc ngâm sữa chua lấy trong tủ lạnh vào nước ấm hay quay trong lò vi sóng một lúc trước khi cho con ăn được nhiều mẹ thực hiện vì cho rằng như vậy con ăn sẽ đỡ viêm họng. Nhưng khi làm nóng, nhiều lợi khuẩn trong sữa và sữa chua sẽ bị mất. Những lợi ích như “kích thích tiêu hóa, giàu vitamin và dưỡng chất”… của sữa chua cũng tan biến. Thay vào đó, mẹ có thể bỏ sữa chua ra khỏi tủ lạnh khoảng 10 – 15 phút trước khi cho trẻ ăn hoặc uống.
Quan niệm cho bé ăn sữa chua càng nhiều càng tốt là sai lầm (Ảnh minh họa).
Ăn sữa chua gần lúc uống thuốc kháng sinh
Mẹ không nên cho trẻ ăn sữa chua kết hợp hoặc gần với lúc trẻ uống một số loại thuốc kháng sinh như chloramphenicol, erythromycin,… vì các loại thuốc này sẽ tiêu diệt hết các lợi khuẩn trong sữa chua.
Cho bé ăn càng nhiều sữa chua càng tốt
Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, duy trì một lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng đầy đủ và bổ sung 2 hộp sữa chua mỗi ngày sẽ tốt cho tiêu hóa, tăng cường miễn dịch giúp mang lại một cơ thể khỏe mạnh, một trí tuệ minh mẫn.
Với trẻ nhỏ, bạn chỉ nên cho bé ăn liều lượng phù hợp: dưới 1 tuổi chỉ cho ăn một ngày 1/4-1/2 hộp , 1-3 tuổi cho ăn 1/2 hộp và trên 3 tuổi thì có thể cho ăn từ 1 đến 2 hộp sữa chua/ngày.
Sữa chua rất tốt cho trẻ nếu ăn đúng cách (Ảnh minh họa).
Video đang HOT
Cho con ăn sữa chua lúc đói
Cho trẻ ăn sữa chua lúc đói, dạ dày sẽ co bóp mạnh và ngay lập tức đẩy sữa ra ngoài. Cơ thể trẻ không kịp tiêu hóa và không giữ lại được dinh dưỡng gì từ sữa. Nếu đó là sữa chua thì hệ quả còn nguy hiểm hơn. Những vi khuẩn trong sữa chua sẽ quay sang tấn công dạ dày rỗng của trẻ, làm tăng lượng axit, về lâu dài gây ra nguy cơ viêm loét dạ dày. Do đó, mẹ nên cho con ăn sữa chua từ 1-2 giờ sau bữa ăn.
Cấm con ăn sữa chua buổi tối
Nhiều bà mẹ nghĩ rằng tối rồi ăn sữa chua sẽ không có tác dụng gì, lại phí tiền. Nhưng nếu mẹ không cho trẻ ăn sữa chua buổi tối là đã bỏ qua “thời điểm vàng” giúp con tận dụng tối đa lượng canxi có trong sữa chua. Vì vậy, tốt nhất sau khi ăn tối khoảng 30 phút đến 2 tiếng, mẹ nên cho trẻ ăn thêm sữa chua.
Hải Anh
Theo doanhnghiepvn.vn
Thay đổi chế độ ăn để phòng ngừa đột quỵ
Đột quỵ đang là vấn đề sức khỏe được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Trong đó, cao huyết áp, cholesterol cao, tiểu đường, béo phì... là những căn bệnh dễ dấn đến đột quỵ.
Cải thiện chế độ ăn uống là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa đột quỵ một cách tự nhiên. Để giúp cơ thể giảm thiểu nguy cơ bị đột quỵ, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm sau đây.
Bộ não cần các axit béo thiết yếu để hoạt động bình thường và bạn có thể cung cấp chất béo này cho não từ omega-3. Nguồn: internet
Thực phẩm chứa probiotic
Probiotic cải thiện sức khỏe đường ruột, mang lại những tác động tích cực đến sức khỏe của não bộ.
Ruột và não được kết nối thông qua các hóa chất gọi là dẫn truyền thần kinh. Điều thú vị là có rất nhiều các dẫn truyền thần kinh được sản xuất bởi các tế bào ruột và hàng ngàn tỉ vi khuẩn sống ở đó.
Ảnh: Internet.
Chính vì thế, để củng cố sức khỏe não bộ, bạn nên tiêu thụ các sản phẩm lên men như sữa chua, kefir, phô mai, dưa muối... tất cả đều chứa những vi khuẩn lành mạnh như axit lactic. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường cần tránh những loại sữa chua có đường.
Thực phẩm giàu prebiotic
Prebiotic là chất xơ, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tốt trong ruột. Vì vậy, bạn nên đưa những thực phẩm giàu prebiotic như chuối, hành, tỏi, atiso, đậu... vào chế độ ăn hằng ngày của mình.
Thực phẩm giàu chất xơ
Ảnh: Internet.
Giảm hoặc duy trì mức cholesterol ổn định là rất cần thiết để phòng ngừa và giảm nguy cơ đột quỵ. Để tăng cholesterol tốt (HDL) và giảm cholesterol xấu (LDL), bạn nên nạp những loại thực phẩm giàu chất xơ như bột yến mạch, đậu, trái cây, rau củ.
Axit béo
Bộ não cần các axit béo thiết yếu để hoạt động bình thường và bạn có thể cung cấp chất béo này cho não từ omega-3.
Để tăng cường trí não, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu axit béo như: hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, cá hồi, tôm, cải brussel...
Vang đỏ
Trong vang đỏ có chất chống oxy hóa resveratrol từ nho đỏ và chất này có thể giúp bạn giảm nguy cơ đột quỵ tái phát.
Ảnh: Internet.
Bạn có thể ăn nho đỏ hoặc thưởng thức một ly vang đỏ để nạp chất chống oxy hóa này.
Sô cô la đen
Những chất chống oxy hóa trong sô cô la đen là epicatechin, có thể giúp bảo vệ các tế bào não khỏi bị hư hại. Chất chống oxy hóa đặc biệt này trong sô cô la đen cũng đã được chứng minh là có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp hạ huyết áp, tăng cholesterol HDL, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cải thiện chức năng não.
Ảnh: Internet.
Có thể nói, sô cô la giúp cơ thể kiểm soát hầu hết các nguyên nhân hàng đầu gây ra đột quỵ, ngoại trừ béo phì.
Thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D giúp bảo vệ thần kinh, thần kinh cơ và loãng xương, giúp ngăn ngừa đột quỵ.
Ảnh: Internet.
Bạn có thể nhận vitamin D từ ánh nắng mặt trời hoặc các nguồn thực phẩm như cá hồi, phô mai, lòng đỏ trứng.
Thực phẩm chứa flavonol
Flavonol là một chất chống oxy hóa mạnh có trong hành tây và có thể giúp bạn giảm 20% nguy cơ đột quỵ.
Ảnh: Internet.
Hãy bổ sung hành tây vào chế độ ăn trong tuần để giúp cơ thể nạp flavonol đặc biệt này.
Theo Thanh Huyền/sgtiepthi.vn
Tìm ra điểm yếu của vi khuẩn gây ung thư dạ dày, chuyên gia tiết lộ thực phẩm kiềm chế chúng Vi khuẩn HP có trong dạ dày có thể xâm nhập vào lớp niêm mạc dẫn đến nhiều biến chứng, từ viêm dạ dày mạn tính, thiếu máu, bệnh loét dạ dày và ung thư dạ dày... HP (Helicobacter Pylori) là vi khuẩn sinh sống và phát triển trong cơ quan tiêu hóa, chủ yếu là dạ dày. HP là một loại xoắn...