Những thói quen pha sinh tố không tốt cho sức khỏe
Sinh tố (smoothie) là thức uống được nhiều người ưa thích, vì vừa ngon miệng vừa cung cấp nhiều dưỡng chất từ các loại trái cây và rau củ tươi.
Tuy nhiên, những sai lầm khi pha chế dưới đây có thể làm giảm chất lượng và lợi ích của thức uống bổ dưỡng này:
Nếu không pha chế đúng cách, sinh tố có thể là thức uống không tốt cho sức khỏe.
Thêm nước ép trái cây
Chuyên gia dinh dưỡng thực vật người Mỹ Stephanie Mantilla cho biết, một trong những thành phần bổ sung không tốt nhất cho sinh tố là nước ép trái cây. Nguyên do là nước ép trái cây không chứa chất xơ như trái cây nguyên quả trong khi đây lại là thành phần giúp ngăn cơ thể hấp thụ đường. Hơn nữa, một số nghiên cứu chỉ ra rằng uống nhiều nước ép trái cây sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường.
Thừa đường vì dùng quá nhiều trái cây
Trái cây đã chứa sẵn đường tự nhiên, cho nên uống một ly sinh tố toàn trái cây dễ khiến cơ thể hấp thụ một lượng lớn đường. Jessica Meyers – một chuyên gia tư vấn sức khỏe chức năng – cho biết tình trạng đường huyết tăng vọt có liên quan đến chứng viêm, béo phì, tiểu đường, bệnh tim, các vấn đề về nội tiết tố… Do đó, thay vì chọn các loại trái ngọt để pha chế sinh tố, bạn nên ưu tiên các loại quả mọng ( dâu tây, dâu tằm, việt quốc…) chứa hàm lượng đường thấp hơn.
Ngoài ra, rau củ tươi cũng là thành phần mà bạn có thể thêm vào món sinh tố. Tiến sĩ Rand McClain, Giám đốc y tế của LCR Health, cho biết khác với trái cây, rau củ chứa lượng đường tự nhiên ít hơn rất nhiều nên là một lựa chọn lành mạnh thay thế cho các loại trái cây.
Không thêm đủ prôtêin
Video đang HOT
Tiến sĩ dinh dưỡng Uma Naidoo cho biết ngoài sử dụng đúng loại và đúng lượng trái cây/rau củ cần dùng, bổ sung nguồn đạm (prôtêin) cho món sinh tố cũng là một yếu tố cần được quan tâm.
Theo bà, món sinh tố lý tưởng – nhằm đảm bảo cân bằng lượng đường trong máu, giải độc nhẹ cơ thể, hỗ trợ hệ tiêu hóa, củng cố hệ miễn dịch, cân bằng hoóc-môn và cung cấp năng lượng thể chất và tinh thần bền vững – cần kết hợp thêm prôtêin (bổ trợ cơ bắp), chất xơ (nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột), chất béo lành mạnh (giàu chất chống ôxy hóa và chất kháng viêm) và folate có trong rau xanh (cung cấp nhiều vitamin và chất chống ôxy hóa để có sức khỏe tối ưu). Sự kết hợp này còn giúp làm dịu chứng viêm và cung cấp nguồn năng lượng kéo dài, đồng thời duy trì cảm giác no trong nhiều giờ.
Các chuyên gia cũng nhắc nhở người dùng nên chọn loại bột đạm chất lượng tốt và chứa nhiều dinh dưỡng để thêm vào món sinh tố của mình.
Lưu ý, các chuyên gia khuyến cáo mọi người không nên dùng sinh tố thay thế cho bữa ăn chính, nhất là với những người đang nỗ lực giảm cân. Lý do là một bữa ăn đầy đủ dưỡng chất sẽ mang lại cảm giác no lâu hơn và ngăn chặn hiệu quả cơn thèm đối với các thức ăn vặt kém lành mạnh.
Ăn thực phẩm toàn phần từ rau, củ, quả cũng cung cấp cho cơ thể hàm lượng chất xơ và chất bột – đường phức hợp nhiều hơn, nên quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra lâu hơn và ngăn insulin gia tăng đột ngột gây bất lợi cho cơ thể.
5 tác dụng phụ cần biết nếu bạn uống sinh tố mỗi ngày
Bạn sẽ không bao giờ đoán được những gì một ly sinh tố hằng ngày có thể làm được.
Một ly sinh tố - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Uống một ly sinh tố mỗi ngày có vẻ là một ý kiến hay. Khi bạn có thể "đóng gói" nhiều trái cây và rau quả thành một loại nước giải khát dễ uống, bạn sẽ cảm thấy như mình đã đạt đến đỉnh cao của sức khỏe. Có thực sự như thế không?
Eat This, Not That! đã tập hợp danh sách rút gọn 5 tác dụng phụ chính của sinh tố hằng ngày với sự giúp đỡ của một số chuyên gia dinh dưỡng chuyên nghiệp.
1. Quá nhiều đường có thể dẫn đến bệnh tiểu đường
Sinh tố có đường có thể gây hại cho cơ thể bạn và khi bạn uống một ly mỗi ngày, bạn phải đối mặt với một số tác dụng phụ rất nghiêm trọng về lâu dài.
Chuyên gia dinh dưỡng Kara Collier và là đồng sáng lập của Nutrisense, cho biết: "Tác dụng phụ đáng lo ngại với một ly sinh tố hằng ngày là lượng đường trong máu tăng cao vượt quá giới hạn cho phép. Tác dụng phụ lớn hơn cần lo lắng là thói quen hằng ngày này gây ra sự gia tăng đường huyết quá mức có thể, trong suốt nhiều năm, góp phần vào các bệnh nghiêm trọng hơn như béo phì, tiểu đường, bệnh tim hoặc thậm chí là bệnh Alzheimer".
Chuyên gia Collier, nói thêm: "Sinh tố thường chứa nhiều carbohydrate và chúng là một dạng thức ăn lỏng, giúp tiêu hóa nhanh hơn. Chúng ta có xu hướng dễ tiêu thụ những thứ ở dạng lỏng hơn dạng rắn, khiến chúng ta ăn nhiều hơn dự định".
2. Có thể thúc đẩy sự cân bằng nội tiết tố
Khi bạn tiêu thụ sinh tố chứa chất béo lành mạnh mỗi ngày, bạn có thể giúp cân bằng bất kỳ vấn đề nội tiết tố nào bạn có thể gặp phải.
"Chất béo lành mạnh như bơ hạnh nhân, quả óc chó, hạt chia, hạt gai dầu, hạt lanh xay và bơ giúp ổn định lượng đường trong máu và thúc đẩy sự cân bằng hormone", Taylor Stolt, chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký, cho biết.
3. Có thể dẫn đến tăng cân
Tự làm sinh tố ở nhà có thể kiểm soát được liều lượng, thành phần của sinh tố - SHUTTERSTOCK
Nếu bạn nghĩ rằng tất cả sinh tố đều giúp bạn giảm cân, hãy nghĩ lại. Tiến sĩ Lisa Young và là tác giả của Finally Full, Finally Slim , nói: "Nếu đó là một ly sinh tố mua ở cửa hàng, rất có thể nó rất lớn và do đó nhiều calo, chứa nước trái cây và có thể có cả bơ đậu phộng. Một ly sinh tố như thế này có thể dễ dàng gây tăng cân không mong muốn do uống quá nhiều calo".
Nếu bạn cần theo dõi cân nặng của mình, hãy tránh uống sinh tố có đường bằng mọi giá. Nếu không, bạn có thể hủy hoại hoàn toàn mục tiêu ăn kiêng của mình trong nhiều tuần!
4. Sẽ có khả năng miễn dịch cao hơn đối với bệnh tật
Một ly sinh tố mỗi ngày thực sự có thể giúp tránh bác sĩ, nhờ thức uống giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể chúng ta.
Chuyên gia dinh dưỡng Megan Byrd, người tạo ra The Oregon Dietitian , cho biết: "Sinh tố giàu protein có thể tăng cường khả năng miễn dịch chỉ đơn giản là nhờ các loại trái cây và rau quả tốt cho sức khỏe".
"Hãy nhớ thêm một số loại rau để có thêm dinh dưỡng. Cà rốt, cải xoăn và rau bina (cải bó xôi) đều rất tuyệt trong sinh tố vì chúng hòa quyện tốt và không át các hương vị khác. Bằng cách tăng cường lượng vitamin và khoáng chất của bạn bằng sinh tố hằng ngày, bạn cũng có thể tăng cường sức khỏe miễn dịch của bạn", chuyên gia Megan Byrd, nói thêm.
5. Bạn sẽ đi tiêu nhiều hơn
"Sinh tố giàu protein và kali, vì vậy nó là thức uống lý tưởng cho các vận động viên vì protein giúp sửa chữa và xây dựng mô cơ và cung cấp năng lượng, nhưng nếu dùng quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ, chẳng hạn như tăng nhu động ruột", tiến sĩ Asmat Khan, chuyên gia quan hệ truyền thông tại Fitness Volt, cho biết.
Nếu bạn muốn một thức uống có đặc tính nhuận tràng, hãy đảm bảo có một ly sinh tố protein hằng ngày. Tác dụng phụ này có thể gây bất ngờ cho bất kỳ ai đối mặt với chứng táo bón kinh niên, nhưng những người khác có thể không hài lòng với kết quả này, theo Eat This, Not That!
Mắc tay chân miệng nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh? Tay chân miệng là một trong những bệnh lí phổ biến và thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bên cạnh việc tuân theo các chỉ dẫn điều trị của bác sĩ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Tìm hiểu bị bệnh tay chân miệng nên ăn gì qua bài viết dưới...