Những thói quen khiến pin laptop mau hư
Các hiểu lầm về nguyên lý hoạt động của pin laptop khiến người dùng không hề nhận ra thói quen sử dụng của mình đang góp phần “tàn phá” bộ phận này.
Sạc pin laptop liên tục
Không chỉ máy tính xách tay, nhiều thiết bị điện tử hiện đại sử dụng pin sạc đều hoạt động dựa trên nguyên lý sạc – xả liên tục. Thực tế, tuổi thọ viên pin sẽ kéo dài hơn nếu không bị “nhồi nhét” năng lượng liên tục trong thời gian dài.
Cắm sạc liên tục không phải là cách tốt cho laptop
AFP
Điều này có nghĩa sẽ tốt hơn nếu người dùng không thường xuyên để laptop cắm nguồn sạc hoặc giữ pin lúc nào cũng ở mức 100%. Với mỗi ngày làm việc, tốt nhất hãy để laptop có thời gian xả pin hợp lý. Hãy tưởng tượng laptop như một chiếc smartphone cỡ bự. Công nghệ dùng trong pin điện thoại thông minh giống với pin của laptop nhưng người dùng không thường xuyên cắm smartphone vào ổ sạc lúc dùng, trong khi lại làm điều này với máy tính xách tay.
Tương tự smartphone, pin laptop sẽ chai dần theo thời gian dù cố gắng sử dụng giữ gìn ra sao. Theo các nghiên cứu, dung lượng pin sẽ chai mất khoảng 30% sau tầm 3 năm sử dụng và đây cũng là thời điểm thích hợp để thay pin mới nếu người dùng không có ý định nâng cấp máy.
Để máy quá nóng hoặc quá lạnh
Video đang HOT
Không gì làm pin laptop hỏng nhanh hơn nhiệt độ, ví dụ để nóng quá dễ gây ra chập cháy, thậm chí nổ. Chuyện quá nhiệt thì nhanh hỏng pin chắc hẳn ai cũng biết, nhưng nhiệt độ thấp quá cũng gây ra hậu quả tương tự thì lại ít người hay.
Thực tế, nhiệt độ âm (dưới 0 độ C) có thể gây thiệt hại không thể khắc phục với các cell pin (mỗi cell thực chất là một viên li-ion được ghép lại với nhau). Trên những mẫu xe điện sử dụng công nghệ pin Lithium-ion (phổ biến trên laptop, điện thoại, đồng hồ thông minh…) đều có thêm hệ thống quản lý nhiệt độ nhằm giảm thiệt hại cho phương tiện trong điều kiện thời tiết quá lạnh, đồng thời giúp vận hành tốt hơn vào đầu giờ sáng (khi xe qua một đêm dài không hoạt động khiến động cơ bị lạnh).
Laptop không được trang bị món “đồ chơi” đó, do vậy người dùng cần phải giữ gìn một cách thủ công hơn. Nếu lỡ để quên máy hoặc đặt máy trong môi trường lạnh quá lâu, tốt nhất hãy làm pin nóng lên trước khi sử dụng.
Nhiệt độ cao cũng là một vấn đề và xảy ra gần như mọi thời điểm trong năm, đặc biệt là mùa hè hoặc các khu vực nhiệt đới. Dùng laptop dưới ánh mặt trời trực tiếp trong nhiều giờ liên tiếp có thể xem là một thảm họa thực sự và khi máy nóng lên quá mức, cơ chế an toàn trên máy sẽ tự kích hoạt khiến thiết bị sập nguồn.
Nên dùng máy ở nơi không gian thoáng, có luồng gió lưu thông
AFP
Tốt nhất hãy dùng máy tính nơi thoáng gió, trong môi trường (ví dụ phòng kín) không quá nóng. Cẩn trọng khi dùng laptop trên giường hay trên các bề mặt sợi vải vì vật liệu này cản luồng không khí lưu thông giúp tản nhiệt ở máy. Thiết bị khi dùng lâu dễ bị bụi và các loạt hạt, sợi nhỏ bám vào khe, quạt tản nhiệt làm nóng nhanh hơn bình thường, vì vậy hãy thường xuyên vệ sinh làm sạch.
Không nắm chu trình sạc – xả
Pin Lithium-ion sẽ bền hơn khi thường xuyên được xả về mức 40% – 80% dung lượng thiết kế tối đa trong quá trình sử dụng. Thói quen để pin cạn thường xuyên gây hại cho tuổi thọ bộ phận này không khác gì việc luôn giữ dung lượng trên 80%. Một số nhà sản xuất thiết bị đã thêm chế độ bảo vệ pin bằng cách để máy tự điều chỉnh điện năng vào mỗi cell pin và giữ SoC (hệ thống trên một vi mạch) ở mức 80%.
Trên thị trường cũng có những mẫu laptop cho phép người dùng tùy chỉnh dung lượng pin sạc tối đa khi cắm sạc ở 80% nhằm gia tăng tuổi thọ thiết bị hoặc tải thêm phần mềm miễn phí về máy để quản lý vấn đề này.
Không xả pin ít nhất một lần mỗi tháng
Người dùng không nên để cạn pin, nhưng vẫn nên thực hiện điều này ít nhất 1 lần mỗi tháng. Thói quen nghe có vẻ mâu thuẫn này lại có ích để chủ máy “hiểu” thiết bị của mình hơn và kiểm soát được công việc. Các phương pháp như giữ pin trên 40%, giữ mức sạc khoảng 80%… đều được thực hiện dựa trên việc hiểu rõ mức sạc thực tế của máy.
Việc xả cạn pin ít nhất mỗi tháng một lần sẽ giúp hiệu chuẩn pin laptop tốt hơn. Nếu không xả cạn, máy sẽ không có cơ hội được “sạc đầy” một cách thực thụ và hệ thống đo hiệu năng của pin có thể đưa ra những dữ liệu không chính xác về mức sạc hiện tại.
Trung Quốc giảm xuất khẩu công nghệ sang Nga, dấu hiệu nới lỏng các hãng công nghệ trong nước?
Bộ Thương mại Mỹ cho biết các mặt hàng xuất khẩu như laptop, điện thoại và sản phẩm công nghệ của Trung Quốc sang Nga đã giảm mạnh trong tháng 3.
Một phần do các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây nhắm vào Kremlin. Tuy nhiên, động thái cũng cho thấy Trung Quốc đã chọn cách hỗ trợ lĩnh vực công nghệ trong nước, đang bị trấn áp mạnh mẽ vài năm trở lại đây, thay vì mục tiêu chính trị.
Theo dữ liệu công khai mới nhất về thương mại, tháng 3 xuất khẩu laptop từ Trung Quốc sang Nga đã giảm 40% so với trước đó, trong khi smartphone giảm 2/3. Xuất khẩu trang thiết bị viễn thông giảm tới 98%.
Lệnh cấm vận công nghệ đối với Nga có hiệu lực trên toàn thế giới, áp dụng với bất kỳ sản phẩm nào sử dụng trang thiết bị hay phần mềm của Mỹ trong sản xuất vi xử lý máy tính, hay còn gọi là ngành công nghiệp bán dẫn. Giới phân tích cho hay, phần lớn các hãng sản xuất trên toàn cầu, gồm cả Trung Quốc đều đang sử dụng phần mềm hay thiết bị do Mỹ thiết kế.
Mỹ và 37 quốc gia khác thiết lập các lệnh hạn chế thương mại nhằm kiềm toả nền kinh tế công nghệ cao và năng lực quân sự của Nga sau khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra. Các lệnh cấm vận nhằm vào vi xử lý máy tính, thiết bị viễn thông, laser, điện tử hàng không và công nghệ hàng hải.
Các lệnh cấm xuất khẩu không nhằm ngăn chặn sản phẩm tiêu dùng như smartphone và laptop. Dù vậy, nhiều luật sư thương mại cho biết một số công ty đã ngừng xuất khẩu mặt hàng điện tử sang Nga, bất kể mặt hàng riêng lẻ có vi phạm quy định hay không.
Hàng loạt công ty công nghệ tại Mỹ, Hàn Quốc và thậm chí Trung Quốc đã thông báo tạm dừng hoạt động kinh doanh tại quốc gia châu Âu này. DJI, nhà sản xuất máy bay không người lái lớn nhất thế giới, là công ty Trung Quốc đầu tiên công khai rút khỏi thị trường Nga.
Áp lực tăng trưởng kinh tế sẽ buộc Trung Quốc nới lỏng trấn áp với ngành công nghệ
Lĩnh vực công nghệ đã trở thành mục tiêu trấn áp của Bắc Kinh vài năm gần đây do sự phát triển quá nóng. Trong 1 năm vừa qua, vốn hoá các ông lớn công nghệ Trung Quốc đều bốc hơi nhanh chóng. Cổ phiếu Tencent, Alibaba và Baidu lao dốc lần lượt 41%, 59% và 37%.
Việc Trung Quốc lựa chọn theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế hay quan điểm chính trị ủng hộ Nga là câu hỏi mở đối với nhiều nhà hoạch định chính sách phương Tây. Dù vậy, những con số xuất khẩu cho thấy Bắc Kinh ít có khả năng đi ngược lại các lệnh cấm vận nhằm vào Moscow, do lo ngại sự trả đũa từ Mỹ sẽ dẫn đến tụt giảm doanh số công nghệ của các công ty Trung Quốc.
Trước đó, mối quan hệ "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" với phương Tây đã tác động tiêu cực với lĩnh vực công nghệ Trung Quốc. Huawei vẫn nằm trong danh sách cấm vận của Mỹ và bị hạn chế nhiều hoạt động nghiên cứu và phát triển. Đồng thời, bối cảnh quốc tế căng thẳng cũng khiến doanh số bán hàng của nhiều công ty Trung Quốc ở nước ngoài giảm sút.
Không chỉ vậy, chính sách "zero Covid" trong nước cũng tạo ra sức ép to lớn với các công ty công nghệ và toàn nền kinh tế nói chung. Trong một cuộc khảo sát với 97 công ty của Hiệp hội đầu tư mạo hiểm Thâm Quyến thực hiện vào tháng 3, có tới 93% cho biết họ đang chịu thiệt hại nặng nề về kinh tế do đại dịch.
Theo Cục thống kê quốc gia Trung Quốc, trong tháng 4 doanh số bán lẻ đã giảm 11,1% so với cùng kỳ 2021, thấp hơn nhiều so với dự báo 6,1% của các chuyên gia kinh tế và mức giảm 3,5% hồi tháng 3.
Trước những thách thức kinh tế ngày càng hiện hữu, việc rút khỏi thị trường Nga giúp Bắc Kinh giảm thiểu thêm những tác động tiêu cực đối với lĩnh vực công nghệ trong nước, cho thấy Trung Quốc có khả năng sẽ nới lỏng các quy định hơn nữa đối với ngành này nhằm thúc đẩy tăng trưởng.
Tăng RAM sẽ làm máy tính chạy nhanh hơn, nhưng nó có còn đúng ở thời điểm hiện tại? Tăng RAM có làm máy tính chạy nhanh hơn không? Máy tính bạn chạy quá chậm? Hãy nâng thêm RAM cho nó và bạn sẽ thấy được sự thay đổi! Đã có một thời gian dài người dùng máy tính bị đóng khung với "công thức" cứ gắn thêm RAM (hay nâng cấp RAM mạnh mẽ hơn) để tăng tốc cho chiếc PC...