Những thiên tài nhí có chỉ số IQ cao hơn Einstein
Trong bài kiểm tra IQ của Mensa, những học sinh này có chỉ số IQ trên mức 160, cao hơn thiên tài vật lý Albert Einstein.
Theo Watford Observer, Aryan Kheterpal (11 tuổi), đạt 162 điểm trong bài kiểm tra IQ của Mensa vào đầu năm 2020. Thiên tài nhí có niềm đam mê đọc sách từ bé, đặc biệt là các tác phẩm truyện trinh thám của tiểu thuyết gia Anthony Horowitz. Bên cạnh đó, Aryan thích học Toán, em từng giành giải vàng và bạc trong kỳ thi Thử thách Toán Tiểu học Quốc gia dành cho học sinh lớp 5 và 6.
Seth Olner (13 tuổi) được mệnh danh là thần đồng xứ Wales khi đạt 161 điểm trong bài kiểm tra IQ của Mensa vào năm 2019. 4 tuổi, cậu bé luôn tò mò về những điều xung quanh, đặc biệt là các vấn đề về vũ trụ và chính trị. Theo Media Wales, Seth có thể sử dụng thành thạo tiếng Tây Ban Nha và tiếng Quan Thoại. Hiện, nam sinh đang học thêm tiếng Hàn và tiếng Latinh.
Arnav Sharma (11 tuổi), đạt 162 điểm trong bài kiểm tra IQ của Mensa vào năm 2017. Theo The Independent, Arnav dễ dàng vượt qua bài kiểm tra mà không cần luyện tập, chuẩn bị trước. Qua đó, em lọt top 1% những người có chỉ số IQ cao nhất thế giới. Bà Meesha Dhamija Sharma, mẹ của Arnav, cho biết cậu bé biết đếm số đến hàng trăm khi mới 2 tuổi. Em có thể nhớ được nội dung của nhiều cuốn sách và thuộc tên phần lớn thủ đô các quốc gia trên thế giới.
Cũng trong năm 2017, Rajgauri Pawar (12 tuổi), hoàn thành bài kiểm tra IQ của Mensa với số điểm 162 và nằm trong số 1% thí sinh đạt được kết quả này. Qua đó, Rajgauri chính thức trở thành thành viên của Mensa – tổ chức lớn nhất thế giới dành cho những người thông minh.
Video đang HOT
Theo Ilford Recorder, Dhruv Talati (10 tuổi) đã tham gia bài kiểm tra Cattell III B của Mensa vào năm 2016 và đạt 162 điểm. Qua đó, em lọt vào top 1% những người có chỉ số IQ cao nhất thế giới. Không chỉ thông minh, Dhruv còn được biết đến là một học sinh có năng khiếu thể thao. Em là thành viên đội tennis của trường và được đề cử giải thưởng Young Citizen Award nhờ những thành tích thể thao đạt được.
Năm 2014, Boffin Ramarni Wilfred (11 tuổi), được cả thế giới biết đến khi đạt 162 điểm trong bài kiểm tra IQ của Mensa. Theo Mirror, Boffin có dấu hiệu của thiên tài từ nhỏ. Khi học mầm non, em đã có thể đọc, viết thành thạo. Năm 10 tuổi, Boffin viết một bài báo về thuyết công lý và giành giải cao tại Đại học Oxford. Thiên tài nhí mong muốn được vào Đại học Oxford và trở thành nhà vật lý thiên văn.
Năm 2014, Paulius Zabotkiene (14 tuổi), thuyết phục gia đình cho làm bài kiểm tra của Mensa. Em đạt kết quả 162 và nhanh chóng nổi tiếng trên các trang mạng. Bên cạnh đó, Paulius lọt vào top 1% người thông minh bậc nhất tại Anh, đồng thời là một trong những người có chỉ số IQ cao nhất ở lứa tuổi dưới 18. Nam sinh có sở thích tìm hiểu về khủng long và luôn kể cho mọi người nghe những điều học được. Giáo viên của Paulius cho biết em tiếp thu bài rất nhanh, trí nhớ tốt. Paulius chia sẻ với Mirror mong muốn học ngành Kỹ thuật điện tại Đại học Cambridge.
Fabiola Mann (15 tuổi) đạt 162 điểm trong bài kiểm tra IQ của Mensa năm 2012. Theo NDTV, trước khi đạt được kết quả này, Fabiola được bạn bè cùng trường ưu ái gọi là thiên tài vì có thể chơi cờ vua, vẽ tranh, chơi piano, guitar và viết lách. Được biết, nữ sinh mong muốn theo học tại Đại học Cambridge và trở thành bác sĩ giỏi.
Năm 2012, Olivia Manning (12 tuổi) vinh dự trở thành thành viên của tổ chức Mensa nhờ đạt 162 điểm trong bài kiểm tra IQ. Theo Daily Mail, Olivia có khả năng ghi nhớ đáng kinh ngạc. Chưa đầy 24 tiếng, em có thể nhớ hết toàn bộ lời thoại trong vở kịch Macbeth của Shakespeare.
Quan điểm cực hay của 1 phụ huynh về thi và học trường chuyên, hóa ra lâu nay nhiều cha mẹ đang dạy con sai lầm
Câu nói cửa miệng của khá nhiều phụ huynh cũng như nhiều người trong xã hội khi nói về học chuyên luôn là "áp lực lắm, mất hết tuổi thơ".
Nói về áp lực học hành của con trẻ, dư luận xã hội thường nghĩ đến ngay nguyên nhân là do các trường chuyên tuyển sinh quá khó với những bài thi hóc búa. Để thi vào các trường chuyên, học sinh phải học và luyện thi quá khắc nghiệt. Mọi tội lỗi áp lực học hành dường như đổi lỗi hết cho trường chuyên, lớp chọn và cuối cùng là những kết luận xanh rờn: "Học thế thì mất hết tuổi thơ của con".
Trên thực tế, nhiều học sinh đỗ vào các trường cấp 2 chất lượng cao như Ams2 hay đỗ các trường chuyên cấp 3 thì lại cho rằng: "Đỗ được là học được" và vì sẵn có tố chất đam mê học hành nên mọi chuyện không quá khó khăn. Và càng không có chuyện các em "mất hết tuổi thơ", cả ngày cắm đầu học và thi như nhiều người nhận định.
Nhà bác học Albert Einstein từng nói rằng: "Ai cũng là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây, nó sẽ sống suốt đời với niềm tin rằng nó là kẻ đần độn".
Như vậy, thi chuyên sẽ "đánh cắp tuổi thơ" của con khi bố mẹ "bắt cá leo cây". Nghĩa là, bố mẹ đặt kỳ vọng quá cao, bắt con phải thực hiện ước mơ của mình trong khi sức học của con không đủ để học và thi những bài toán khó, những bài văn nâng cao và khả năng tiếng Anh cũng chỉ ở mức bình thường, không xuất sắc.
Không có chuyện các em đỗ vào trường chuyên là "mất hết tuổi thơ", cả ngày cắm đầu học và thi như nhiều người nhận định. (Ảnh minh họa)
Có một cô bạn tôi tâm sự: "Hồi nhỏ, em không đỗ chuyên toán, cũng do hồi đó bố mẹ em là công nhân, không đủ điều kiện cho em đi học thêm như các bạn trong khu tập thể nên cấp 2 em chỉ được học trường làng, không được học chuyên toán và cấp 3 thi cũng thiếu nhiều điểm. Nên giờ em quyết "phục thù" đầu tư cho con ôn chuyên từ nhỏ".
Nhưng đáng tiếc, con trai bạn đó chỉ là một học sinh bình thường trong lớp từ tiểu học cho đến cấp 2, chưa bao giờ cháu được các cô chủ nhiệm đánh giá cao khả năng làm toán nổi trội trong lớp, chưa bao giờ là "cây toán" của trường và không được đi thi học sinh giỏi bao giờ.
Tôi thấy con bạn đó thích học tiếng Anh và khuyên cho con theo tiếng Anh. Nhưng phụ huynh đó cho rằng, là con trai thì phải học chuyên toán, không thích học chuyên Anh.
Vấn đề là mẹ thích, chứ không phải con thích. Và tôi chứng kiến cháu bé đó được mẹ cho theo học rất nhiều trung tâm luyện toán nổi tiếng của Hà Nội, học rất nhiều thầy cô luyện chuyên nhưng mùa thi vào trường THCS Hà Nội - Amsterdam năm ấy, cháu bé cũng chỉ được 3,5 điểm toán và điểm tiếng Việt cũng không đủ "cõng" điểm toán nên con bị trượt Ams2.
Nhưng cô bạn tôi vẫn không lùi bước, cấp 2, cô sắp xếp con vào lớp toán của một trường nổi tiếng Hà Nội, cậu bé vẫn chỉ là một học sinh bình thường trong lớp, thậm chí lên lớp 8, 9 còn "đuối". Cô bạn tôi vẫn cho rằng, ôn luyện vẫn có thể đỗ được chuyên toán cấp 3 nên cho con học thêm.
Nhưng mùa thi vào 10 năm đó, con vẫn trượt chuyên và cũng chỉ đỗ 1 trường cấp 3 bình thường. Ngay khi vào cấp 3, con trai bạn tôi không nghe mẹ nữa, chuyển qua học tiếng Anh mục tiêu thi vào ngành quản lý khách sạn.
Đầu năm lớp 12, cậu bé được 7.0 IELTS và ngay sau đó đăng ký vào 1 trường ĐH ở TP.HCM để học ngành quản lý khách sạn với xét tuyển thẳng học bạ, IELTS. Con đường vào đại học của con trai bạn tôi không có dấu ấn niềm kỳ vọng đỗ chuyên toán của con suốt 12 năm học phổ thông nhưng rất may con vẫn kịp thực hiện được ước mơ của mình.
Có rất nhiều phụ huynh như thế, luôn nuôi mộng con đỗ chuyên theo ý thích của mình, cho con đi học thêm hết lớp này đến lớp khác và khiến những năm học trên ghế nhà trường của con mình luôn áp lực và ám ảnh bởi điểm số, trường chuyên, lớp chọn. Đó chính là những phụ huynh mang giấc mơ của mình ra để "đánh cắp tuổi thơ của con".
Có rất nhiều phụ huynh nhắn tin, điện thoại hoặc đến gặp trực tiếp tôi nhờ tư vấn cho con thi chuyên Anh. Khi trao đổi kỹ, cho các con làm bài test tôi nhận thấy, các con học chưa vững cơ bản và không có đam mê, quyết tâm thi chuyên Anh khi đã lên lớp 9 thì khó có thể chinh phục mục tiêu đó. Tôi nói phụ huynh rằng, nên suy nghĩ lại, đừng bắt con ôn thi chuyên Anh trong "hoàn cảnh" hiện tại. Nhưng chỉ 30% phụ huynh suy ngẫm và nghe theo. Còn lại, đa phần vẫn cố xin và nhồi nhét con học thêm 1 lớp luyện chuyên Anh ở đâu đó với hy vọng con sẽ đỗ. Nhưng sau mỗi mùa thi chuyên, những học sinh như vậy không có "phép màu" nào, không đỗ chuyên trong niềm tiếc nuối của bố mẹ.
Khi con không có tố chất, không có đam mê, học luyện thi hết lớp nọ đến lớp kia thực sự là cực hình nhưng vì lý do con còn nhỏ, vì nếu phản đối sẽ bị mắng và "dập" ngay nên các con buông xuôi và cứ đi học như một cái máy mà kiến thức không vào đầu.
Những học sinh đó không thể có được niềm vui đi chơi thỏa thích, đánh ván cờ với bạn hay đi du lịch nhiều bởi lịch học thêm kín từ trong năm đến hè. Thậm chí, với nhiều nhà, hè là thời điểm vàng để học thêm các lớp mà trong năm học không có thời gian học.
Tại sao con bạn thích vẽ bạn lại ép con học tiếng Anh để thi chuyên Anh? Sao con bạn hát hay, bạn lại bắt con phải học toán thật giỏi? Sao con bạn thích viết văn, làm thơ, bạn lại bắt con phải học toán hay lý để thi chuyên bằng được? Khi con học tiểu học, bạn hãy cho con thỏa thích bộc lộ năng khiếu, sở thích của mình và cho con theo học những môn con yêu thích. Những môn toán, văn, tiếng Anh, hãy cho con học đạt mức cơ bản, nếu con thực sự không có tố chất, khả năng nổi trội để học nâng cao. Có như vậy, tuổi thơ của con mới không bị ám ảnh bởi điểm số.
Bạn có biết nhiều học sinh thành phố không bao giờ biết thế nào là niềm vui được tắm dưới mưa, được chơi một ngày thỏa thích không phải nghĩ đến bài vở?
Ở bất cứ trường, lớp nào khắp các tỉnh thành luôn có những em học sinh bị trầm cảm vì học, dù đó chỉ là số ít. Mỗi mùa thi chuyển cấp, nhiều học sinh phải đi khám bác sĩ tâm thần chỉ vì nỗi sợ hãi thi trượt. Tất cả có lỗi một phần do bố mẹ không hiểu sức con mình ở đâu để đồng hành, chia sẻ mà chỉ biết bắt con phải đỗ lớp nọ, trường kia giống "con nhà người ta". Đó thực sự là những em học sinh có "tuổi thơ bị đánh cắp".
* Bài viết thể hiện quan điểm của chị Nguyễn Thị Thanh Hải, tác giả sách "Cùng con bước qua các kỳ thi".
Học được những gì từ trường chuyên? Nhờ học trường chuyên, TS Nguyễn Ngọc Minh Phương tìm được hướng đi, không còn là "con cá đặt ở trên cây". Dưới đây là chia sẻ về môi trường chuyên của TS Nguyễn Ngọc Minh Phương, nghiên cứu sau tiến sĩ (postdoctoral researcher) ở Harvard Medical School (B ài viết thể hiện ý kiến riêng của tác giả, không liên quan đến...