Những thế hệ học sinh tài năng ở VAS
Thành quả lớn nhất của giáo dục chính là những thế hệ học sinh bản lĩnh và tài năng. Mời các bạn cùng gặp gỡ 3 đại diện xuất sắc của học sinh Trường Quốc tế Việt Úc (VAS).
Nguyệt Minh được phát huy mọi tiềm năng khi học tập tại VAS
Phát huy mọi tiềm năng
Tiếp nối hai anh trai tài năng với những thành tích vượt trội trong suốt thời gian học tại VAS, Vương Cung Nguyệt Minh, học sinh lớp 7.3, cơ sở Sunrise, cũng liên tục trở thành gương mặt xuất sắc nhất trên toàn hệ thống khi nhận được Học bổng Tài năng VAS 3 năm liền và đoạt những giải thưởng tại VAS và quốc tế như các cuộc thi tiếng Anh – World Scolar’s Cup và TOEFL iBT hay chương trình VASers Vì Cộng đồng và tìm kiến tài năng VAS ’s Got Talent.
Em chia sẻ: “D ù khá chú tâm vào mặt học thuật, mình còn thích tập trung năng lượng cho các mục tiêu khác như ca hát hoặc làm bánh và nhiều điều khác nữa vì chúng mang lại cho mình rất nhiều niềm vui.
Mình cảm thấy mình có thể thử sức ở mọi lĩnh vực ngay tại trường, từ một người mẫu nhỏ, một họa sĩ, một ca sĩ cho đến một nhà hoạt động xã hội“.
Xây dựng nền tảng vững chắc
Từ khi học lớp 5, Khang Thịnh đã tự học xong chương trình Toán của lớp 12. Đến nay, khi đang là học sinh lớp 9 tại cơ sở Sala, Trần Khang Thịnh đã tích lũy được kha khá vốn kiến thức về y khoa nhờ tự nghiên cứu và tham quan trải nghiệm tại các viện y học, trò chuyện cùng các bác sĩ đầu ngành trong nước và trên thế giới.
Ước mơ xa hơn của Khang Thịnh là trở thành một chính trị gia để biến cuộc sống này thành một nơi tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn cho mọi người. Nhưng em hiểu rằng để làm được điều đó, em cần có một “bước đệm” là một nghề nghiệp, một vị thế nhất định trong cuộc sống vì thế em sẽ theo đuổi nghiệp y khoa trước khi dấn thân vào lĩnh vực chính trị.
Khang Thịnh sở hữu một bộ sưu tập thành tích khổng lồ cấp quốc gia, quốc tế trên nhiều lĩnh vực
Khang Thịnh liên tục dẫn đầu lớp và khối với điểm trung bình 9,8 đến 9,9 cho chương trình MOET và 5 điểm Vàng hoặc A* cho chương trình Cambridge.
“ Tôi nhận ra rằng học hỏi từ thầy cô và bạn bè thì vẫn chưa đủ, tôi muốn khám phá nhiều hơn về thế giới. Vì thế, tôi thường tham gia vào các cuộc thi trong nước và quốc tế như Toán cao cấp, tiếng Anh, Khoa học, Chính trị, Tâm lý học, Lịch sử và nhiều lĩnh vực khác.
Thông qua các cuộc thi này, tôi rất tự hào khi đã mang tên tuổi của VAS đến với thế giới trong các lễ trao giải ở Singapore, Malaysia, Bulgaria, Hà Lan và Hoa Kỳ.” Khang Thịnh chia sẻ
Em đang sở hữu giải Nhì cuộc thi TOEFL Junior Challenge, giải Nhì quốc gia cuộc thi English Champion, huy chương Bạc cuộc thi toán quốc tế SASMO, giải Ba cuộc thi Toán Bulgarian mở rộng, huy chương Bạc cuộc thi Khoa học quốc tế Vanda, 56 huy chương và 3 kỷ niệm chương tại cuộc thi tiếng Anh World Scholar’s Cup.
Hiện tại, Khang Thịnh còn là một nhà hoạt động cộng đồng rất tích cực tại VAS với các dự án thiện nguyện mang ý nghĩa thiết thực và tạo được tiếng vang lớn trên cả nước như “Món ăn trên tường”, “HP91 – Chắp cánh giấc mơ”.
Sẵn sàng thích nghi với mọi biến động của cuộc sống
14 tuổi, Nguyễn Thúy Quỳnh rời ba mẹ và quê nhà Bình Định vào Sài Gòn với khát khao tìm kiếm một môi trường học tập tốt hơn. Và rồi em đã bắt đầu những năm tháng Trung học tại VAS từ lớp 10 với chương trình IGCSE.
Ngoài việc giữ vững thành tích xuất sắc về học tập với điểm số từ A* đến A trong suốt 3 năm học, Thúy Quỳnh đã liên tục dấn thân và trở thành đại diện ưu tú của Hội đồng Học sinh VAS, lọt vào Top 50 đại biểu Quốc gia tại Hội nghị Sáng kiến Thanh niên Việt Nam, trở thành Đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị lãnh đạo trẻ tương lai tại Bangkok, Thái Lan và mang về giải Á quân tại Hội nghị Thanh niên Thế giới cho Dự án Bền vững nhất.
Thúy Quỳnh liên tục dấn thân và trở thành đại diện ưu tú của học sinh Việt Nam tại các diễn đàn thế giới
Ở lớp 12, Thúy Quỳnh đã có công việc và những khoản thu nhập đầu tiên với vai trò là Quản lý Học phí và Tiếp thị cho một Học viện trực tuyến có trụ sở tại Ấn Độ.
Theo Thúy Quỳnh: “ Trong quan điểm của tôi, khả năng thích ứng là vô cùng cần thiết để một người có thể vượt qua mọi khó khăn, không chỉ trong đời sống học đường mà còn hơn thế nữa, đặc biệt là khi chúng ta đang trải qua giai đoạn đầy thử thách của đại dịch COVID-19.
Thật may mắn khi tôi đã được trang bị kỹ năng này từ lúc bắt đầu hành trình tập học tại VAS, nhờ các thầy cô và bạn bè của mình.”
VAS là hệ thống trường học có 16 năm kinh nghiệm giảng dạy chương trình song ngữ quốc tế với gần 9.500 học sinh từ Mầm non đến khối 12 đang theo học tại 7 cơ sở.
Ngoài 3 lộ trình học tập chuẩn Cambridge, nhà trường còn chú trọng phát triển các giá trị cốt lõi, năng khiếu và các hoạt động cộng đồng dành cho học sinh, giúp các em phát huy mọi tiềm năng và trưởng thành với tinh thần trách nhiệm cao.
VAS đang có chương trình miễn phí kiểm tra đầu vào ưu đãi giảm từ 5% – 7% học phí khi đăng ký và đóng học phí sớm.
Tìm hiểu về các chương trình giáo dục quốc tế Cambridge và tham quan các cơ sở của VAS tại https://www.vas.edu.vn/ hoặc hotline 0911 2677 55.
Thu hẹp trường chuyên, thu học phí cao hơn
Trong các ngày từ 9 đến 11-7, Báo SGGP đã khởi đăng loạt bài "Để trường chuyên thực sự là nơi bồi dưỡng nhân tài".
Cho đến thời điểm này, dù còn nhiều ý kiến tranh luận, song đều gặp nhau ở một điểm: Mô hình trường chuyên cần phải được đánh giá, tổng kết và có sự cải tổ cần thiết để đáp ứng nhu cầu mới của đất nước.
Báo SGGP ghi nhận ý kiến về vấn đề này từ Bộ GD-ĐT và một số chuyên gia
* Ông NGUYỄN XUÂN THÀNH, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT): Sẽ đánh giá sự phát triển hệ thống trường chuyên
Từ năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010-2020 (đề án 959). Đào tạo ở trường chuyên là dựa trên nền giáo dục đại trà tốt, sau đó mới phát triển giáo dục "mũi nhọn" để các em học sinh phát triển tài năng của mình. Khó có thể xã hội hóa trường chuyên vì đây là mô hình Nhà nước đầu tư để bồi dưỡng tài năng, hỗ trợ những nhóm học sinh tài năng yếu thế, để đào tạo nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Các nước đều thực hiện như vậy. Bộ GD-ĐT đang trong quá trình nghiên cứu giải pháp liên thông giữa các trường THPT chuyên với các trường đại học vì tỷ lệ học sinh chuyên đỗ vào hệ đào tạo chất lượng cao tại các trường đại học rất cao.
Bộ GD-ĐT đang xây dựng kế hoạch tổng kết sau 10 năm thực hiện đề án 959 để xác định đề án đã đạt được, còn gì bất cập so với xu hướng phát triển của giai đoạn mới. Sau khi tổng kết, Bộ GD-ĐT sẽ có hướng đi cho hệ thống trường chuyên. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã tổ chức nhóm khảo sát bài bản để đánh giá sự phát triển hệ thống trường chuyên trong 10 năm qua.
* Thầy LÊ VĂN VINH, nguyên Phó hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa: Chỉ nên có 6 môn chuyên
Chúng ta đang thảo luận có nên bỏ trường chuyên không? 33 năm dạy trường chuyên, tôi cho rằng, đã đến lúc nên thay đổi mô hình trường chuyên cho phù hợp với sự phát triển của đất nước. Theo tôi, quy mô trường chuyên chỉ nên có 6 môn chuyên là Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin, Văn. Mỗi khối 6 lớp, vậy mỗi trường sẽ có 18 lớp chuyên. Mỗi lớp học tối đa chỉ 30 học sinh.
Bên cạnh đó, có thể có các lớp chuyên xã hội hóa gồm: Toán, Lý, Hóa, Sinh và Tiếng Anh. Tùy theo địa phương và nhu cầu có thể mở 1 hoặc 2 lớp hoặc các môn ngoại ngữ khác. Các lớp chuyên xã hội hóa này được thu học phí cao tương ứng với chất lượng giáo dục để vừa đáp ứng nhu cầu của người học, vừa giảm áp lực từ ngân sách nhà nước. Thực tế, hiện nay các trường chuyên cũng đang tồn tại mô hình lớp cận chuyên, lớp chất lượng cao.
* Cô PHẠM THỊ NGÂN, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Biên Hòa (Hà Nam): Nên thu học phí trường chuyên cao hơn
Trường chuyên là nơi phát hiện, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Thực tế cũng cho thấy, phần lớn học sinh trường chuyên đã chọn được con đường đi phù hợp với năng lực bản thân và trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Trường chuyên nếu chỉ quản lý theo kiểu hành chính, chạy theo thành tích thì mục tiêu phát hiện, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước sẽ không thực hiện được. Phải xây dựng trường chuyên thành một môi trường sư phạm mẫu mực, đầy hứng khởi, giúp cả thầy và trò đều bộc lộ, phát huy được hết khả năng của mình.
Hệ thống thư viện Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TPHCM) được kết nối mạng Internet để phục vụ việc học tập và tra cứu thông tin của học sinh. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Hiện tại, trường chuyên đã được tự chủ xây dựng nội dung chương trình học, nhưng Bộ GD-ĐT cần cho trường chuyên cơ chế tự chủ về tài chính, có thể bằng cách thu học phí. Nghĩa là, phần ngân sách cấp sẽ dành cho công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, cấp học bổng cao để các học sinh nghèo vẫn có cơ hội được học tập trong trường chuyên. Còn học phí sẽ bù cho các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, giúp giảm gánh nặng cho ngân sách. Học sinh trường chuyên được hưởng một điều kiện học tập tốt thì việc đóng học phí cao hơn cũng là công bằng với tất cả học sinh phổ thông nói chung. Nhiều gia đình sẵn sàng đóng học phí để con em có năng lực được học tập trong trường chuyên.
* Thầy NGUYỄN VĂN HÒA, người sáng lập hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội: Trường chuyên ở tỉnh chỉ nên là trường chất lượng cao
Trước đây, hệ thống trường chuyên ra đời với mong muốn đào tạo thế hệ trẻ tài năng, trở thành nhân tài đất nước, mục tiêu đó đúng. Chúng ta đã có hệ chuyên đào tạo rất tốt ở các trường đại học quốc gia, trường sư phạm, nhưng sau này tỉnh nào cũng có trường chuyên, môn nào cũng chuyên.
Hiện nay, mỗi tỉnh có một trường chuyên với vài ngàn học sinh. Không thể có nhiều nhân tài như vậy. Nếu trường chuyên là nơi đào tạo nhân tài thực sự thì chỉ nên tập trung ở một số đại học lớn, có cơ sở vật chất lớn, có đội ngũ giảng viên giỏi, đủ tầm để dạy những học sinh có tố chất đặc biệt. Nên cải tổ lại hệ thống trường chuyên hiện nay, cả về phạm vi, phương pháp và mục tiêu đào tạo.
Về phạm vi thì trường chuyên chỉ cần hẹp, tập trung cho các trường chuyên ở đại học, không mở rộng để đảm bảo chất lượng. Vẫn có thể duy trì môn chuyên xã hội nhưng không nhất thiết trường nào cũng phải có đầy đủ các môn chuyên. Những trường chuyên tỉnh có chất lượng thì giữ, còn không thì chỉ nên là trường chất lượng cao.
Bố mẹ nêu quan điểm, con bị trường quốc tế buộc thôi học Nhiều phụ huynh lên tiếng, phản đối về học phí trong mùa dịch Covid-19 và những vấn đề học tập ở Trường Quốc tế Việt Úc. Sau đó, nhà trường đã buộc một số học sinh thôi học. Ngày 30/6, một số phụ huynh Trường Quốc tế Việt Úc (VAS) nhận được thư thông báo về việc không thể tiếp nhận con họ...