Những thầy giáo phá cách khiến học trò đam mê học
Thầy giáo dạy Toán bằng nhạc, dạy lịch sử bằng “vườn”, hay dạy võ trên nền nhạc Nobody… là những sáng tạo thú vị nhằm thu hút học sinh.
Dạy lịch sử bằng “vườn”
Gần đây, công trình “ Vườn Lịch sử xứ Thanh” của thầy trò Trường Tiểu học Minh Khai 1, phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa đang gây được sự chú ý đặc biệt.
Thầy Khánh giới thiệu về “Vườn Lịch sử xứ Thanh”.
Thầy giáo Hoàng Xuân Khánh, hiệu trưởng Trường Tiểu học Minh Khai 1 luôn trăn trở làm sao để cho trường học trở nên thân thiện hơn, giúp học sinh có hứng thú với môn học Lịch Sử, tránh lối học thuộc lòng. Từ đó, ý tưởng xây dựng “Vườn Lịch sử xứ Thanh” ra đời.
Thầy Khánh chia sẻ: “Mỗi vùng đất, mỗi địa phương đều gắn liền với những sự kiện lịch sử và có những nhân vật lịch sử kiệt xuất. Làm sao để thế hệ trẻ học và am hiểu lịch sử địa phương, từ đó có thể hiểu lịch sử nước nhà. Qua đó, khơi dậy tinh thần yêu nước và lòng tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc”.
Rồi thầy bắt tay vào làm. Ban đầu là việc chọn lọc những sự kiện gắn liền với những mốc lịch sử nổi tiếng có liên quan đến Thanh Hóa. Đầu tiên phải kể đến là nền văn hóa Đông Sơn, trống đồng Đông Sơn…
Lịch sử chính thống Thanh Hóa là nơi phát tích của hai triều đại trị vì lâu nhất là nhà Hậu Lê và nhà Nguyễn. Ngoài ra, còn có nữ nhân vật lịch sử nổi tiếng là Bà Triệu; những di tích nổi tiếng như Thành nhà Hồ, chiến khu Ba Đình ở Nga Sơn, cầu Hàm Rồng.
Rồi thầy Khánh rong ruổi, ngược xuôi hết tìm đá ở vùng đất Lam Kinh, vòng ra Hà Trung, về đất Hàm Rồng… để kiếm tìm những tảng đá đẹp, có ý nghĩa. Đi đến đâu, khi nói ra ý tưởng của mình, thầy Khánh cũng được mọi người nhiệt tình ủng hộ và giúp đỡ.
Sau hơn 2 tháng xây dựng, khu vườn với khuôn viên rộng gần 300 m2, trong đó có 9 khối đá, mỗi khối gắn với một sự kiện hay một địa danh lịch sử tiêu biểu của xứ Thanh, theo trình tự thời gian.
Ở giữa khu vườn là một khối đá lớn, trên có dòng chữ “Vườn Lịch Sử xứ Thanh”, khiến mọi người ai đi vào đây cũng phải để ý.
Vào trong khu vườn, mọi người được biết về những địa danh như núi Ngàn Nưa – nơi Bà Triệu dấy binh chống quân Ngô; Thành nhà Hồ – Di sản văn hóa thế giới; cầu Hàm Rồng – nơi chôn vùi hàng trăm máy bay địch trong kháng chiến. Ngoài ra còn có hệ thống pa nô với những thông tin khái quát về các địa danh, sự kiện lịch sử tiêu biểu của xứ Thanh.
Công trình đã được chọn là một trong ba giải pháp của ngành giáo dục Thanh Hóa tham dự Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 11 và được giải Khuyến khích.
Video đang HOT
Dạy Toán trên nền nhạc
Không chỉ nổi tiếng với “Vườn lịch sử xứ Thanh”, ở ngôi trường Tiểu học Minh Khai 1, phường Trường Thi, TP Thanh Hóa, học sinh lại được học Toán bằng… Văn vần.
Ý tưởng về phương pháp học Toán độc đáo này cũng do thầy Hoàng Xuân Khánh, hiệu trưởng nhà trường cùng một người bạn vốn không phải là giáo viên “sáng tác”.
Trăn trở và suy nghĩ để mong tìm tòi ra những phương pháp, cách học mới nhằm giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhanh và hiểu quả. Thầy Khánh cùng người bạn của mình tìm và áp dụng một số làn điệu dân ca, bài hát đã có sẵn để vần vè hóa kiến thức Toán của tiểu học.
Phương pháp này được áp dụng cho học sinh vừa hát vừa diễn, diễn đến loại nào thì đưa hình có các công thức ra minh hoạ.
“Chu vi tứ giác bảo rằng: Bốn cạnh cộng lại là bằng tôi thôi/Diện tích được thơ hóa rồi/Mời bạn hát nhé để tôi đệm đàn/Muốn tìm diện tích hình thang/Đáy lớn đáy nhỏ ta mang cộng vào/Thế rồi nhân với chiều cao/Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra/Hình vuông mỗi cạnh bằng a/Diện tích – bằng tích a nhân a rồi/Muốn tìm diện tích hình thoi/Tích hai đường chéo chia đôi ngon lành/Diện tích của hình bình hành/Chiều cao nhân đáy là thành ngay thôi/Diện tích chữ nhật bạn ơi/Lấy dài nhân rộng chẳng đời nào quên”.
Các đạo cụ do học sinh biểu diễn được chính tay thầy Khánh tự làm.
Để phương pháp học trở nên sinh động, thầy Khánh tổ chức làm đạo cụ cho học sinh, khi học vừa vần vè nhưng theo dạng hát, không cần đúng làn điệu, miễn là dễ thuộc.
Nếu học sinh có muốn xuyên tạc thế nào cũng được miễn là các em nhớ và thuộc bài. Điều thầy Khánh trăn trở nhất là phương pháp học Toán này chỉ mới áp dụng trong một số giờ học ngoại khóa, phụ đạo và trong các ngày lễ, buổi giao lưu của nhà trường.
“Học sinh tiểu học vốn rất hiếu động, rất thích đồng giao, mình áp dụng vào đó để cho các em học. Toán hình là khó và các em HS thường ngại học. Có bao nhiêu công thức, hình áp vào vần vè, nhất là diễn theo làn điệu dân ca, tự khắc các em hát xong sẽ nhớ”, thầy Khánh cho biết.
Để học sinh tiếp cận với phương pháp này, sau khi hoàn thành xong “bản nhạc học Toán bằng Văn vần”, thầy Khánh đã cho in 700 tờ phát toàn trường. Với phương pháp học mới này, nhiều bạn cứ ngâm nga giai điệu quen thuộc, để có thêm hứng thú học tập sau mỗi giờ.
Dạy võ bằng nhạc
Trước đó, cư dân mạng cũng đã hết sức xôn xao khi thầy Cao Hữu Tài – giáo viên thể dục trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM biểu diễn màn võ thuật… trên nền nhạc Nobody.
Thầy Cao Hữu Tài từng làm hàng trăm nghìn teen “chao đảo.
Thầy Tài chia sẻ về màn biểu diễn độc đáo của mình: “Tôi luôn muốn một giờ học thoải mái, để giáo viên và học sinh có thể gần gũi với nhau.” Động lực để thầy trổ tài là ngày truyền thống học sinh sinh viên 9/1 cũng là ngày truyền thống của teen chuyên Lê Hồng Phong, thầy Tài và đội Taekwondo đã luyện tập suốt 3 tháng và trình làng màn võ thuật trên nền nhạc Nobody sinh động.
Sau màn trình diễn đấy, thầy “nổi tiếng”, được nhiều học sinh trong và ngoài trường hâm mộ. Các bạn gọi thầy với cái tên trìu mến là “Thầy Tài Nobody”. Nhiều bạn còn đòi thầy phải biểu diễn lại màn võ thuật, cũng như nhờ thầy dạy võ . Mối quan hệ thầy trò vì thế mà thêm gắn bó, thân thương.
Dạy thể dục, nhiều năm gắn bó với các hoạt động sôi nổi của trường, thầy Tài chưa chịu dừng lại. Nhất là nhận được sự mến mộ của các học trò, thầy Tài phấn chấn lắm. Thầy luôn giữ quan điểm, lớp học vui nhưng phải giữ được kỷ luật giờ học, thoải mái vẫn phải có khuôn khổ, không thể đi quá giới hạn.
Theo VTC
Học Toán bằng... Văn vần
Từ trước đến nay, học sinh vẫn học Toán bằng công thức, định lý, định nghĩa... Thế nhưng tại Trường Tiểu học Minh Khai 1, phường Trường Thi, TP Thanh Hóa, học sinh lại được học Toán bằng... Văn vần.
Ý tưởng về phương pháp học Toán bằng Văn vần do thầy Hoàng Xuân Khánh, hiệu trưởng nhà trường cùng một người bạn vốn không phải là giáo viên "tự sáng tác" ra. Từ năm học 2010, trong ngày khai giảng năm học, hay các ngày lễ, thầy và trò Trường Tiểu học Minh Khai 1 lại được xem những tiết mục văn nghệ độc đáo gọi là hoạt ca theo phương pháp vừa chơi, vừa học.
Phương pháp học Toán bằng Văn vần do thầy Khánh sáng tác.
Từ thực tế công tác giảng dạy, qua nắm bắt chương trình và nội dung kiến thức ở cấp Tiểu học khi học về tam giác, tứ giác... nếu bắt học sinh (HS) nhớ thì các em cũng phải nhớ. Nhưng để nó ăn sâu vào trí nhớ thì nên diễn bằng Văn vần, diễn theo kiểu bài hát. Vần và nhịp điệu của thơ ca, vè, tục ngữ, ca dao để lại trong não những ấn tượng, cảm xúc, và rung động hơn bất kỳ văn tự, hoặc số liệu nào, trẻ có thể ngâm nga học bất cứ lúc nào. Cách học thư giãn này, nó tác động lớn vào trí nhớ và giúp trẻ nhớ bài tốt hơn.
Trăn trở và suy nghĩ để mong tìm tòi ra những phương pháp, cách học mới nhằm giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách nhanh và hiểu quả. Thế rồi, thầy Khánh cùng người bạn của mình tìm và áp dụng một số làn điệu dân ca, bài hát đã có sẵn để vần vè hóa kiến thức Toán của tiểu học.
Phương pháp này được áp dụng cho HS vừa hát vừa diễn, diễn đến loại nào thì đưa hình có các công thức ra minh hoạ. Thường môn Toán khô khan nên một bộ phận HS lười học, nhất là hình học, HS lại càng nhác học hơn.
Học sinh vừa hát, vừa diễn bằng các đạo cụ
"Chu vi tứ giác bảo rằng: Bốn cạnh cộng lại là bằng tôi thôi/ Diện tích được thơ hóa rồi/ Mời bạn hát nhé để tôi đệm đàn/ Muốn tìm diện tích hình thang/ Đáy lớn đáy nhỏ ta mang cộng vào/ Thế rồi nhân với chiều cao/ Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra/ Hình vuông mỗi cạnh bằng a/ Diện tích - bằng tích a nhân a rồi/ Muốn tìm diện tích hình thoi/ Tích hai đường chéo chia đôi ngon lành/ Diện tích của hình bình hành/ Chiều cao nhân đáy là thành ngay thôi/ Diện tích chữ nhật bạn ơi/ Lấy dài nhân rộng chẳng đời nào quên....".
Để phương pháp học trở nên sinh động, thầy Khánh còn tổ chức làm đạo cụ cho HS, khi học vừa vần vè nhưng theo dạng hát, không cần đúng làn điệu, miễn là dễ thuộc, nếu HS có muốn xuyên tạc thế nào cũng được miễn là các em nhớ và thuộc bài. Điều thầy Khánh trăn trở nhất là phương pháp học Toán này chỉ mới áp dụng trong một số giờ học ngoại khóa, phụ đạo và trong các ngày lễ, buổi giao lưu của nhà trường.
Thầy Hoàng Xuân Khánh đã tìm tòi, sáng tạo ra những phương pháp học mới giúp học sinh dễ lĩnh hội kiến thức.
"HS tiểu học vốn rất hiếu động, rất thích đồng giao, mình áp dụng vào đó để cho các em học. Toán hình là khó và các em HS thường ngại học. Có bao nhiêu công thức, hình áp vào vần vè, nhất là diễn theo làn điệu dân ca, tự khắc các em hát xong sẽ nhớ", thầy Khánh cho biết.
Để HS tiếp cận với phương pháp này, sau khi hoàn thành xong "bản nhạc học Toán bằng Văn vần", thầy Khánh đã cho in 700 tờ phát cho các em HS trong toàn trường. Theo thầy Khánh, nếu làm theo phương pháp này, các em HS sẽ được hưởng ứng, được hoạt động nên các em rất thích.
Trong các đợt hội hè, nhà trường thường áp dụng hình thức này thay cho các tiết mục văn nghệ, áp dụng ngoài giờ cho HS nào muốn học thì học, bổ trợ kiến thức cho HS. Về cơ bản nhà trường vẫn tuân thủ dạy theo chương trình sách giáo khoa.
Không chỉ công thức Toán học mà cả bảng chữ cái Tiếng Việt cũng được áp dụng theo lối vần vè.
Cô Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, giáo viên phụ trách khối lớp 4 chia sẻ: "Trong chương trình, một số bài đưa văn vần vào HS dễ ngấm hơn. Mỗi lần các em múa hát hoạt ca thì cả trường được nghe, thấy, từ đó các em nhớ, thuộc và nhớ đến các công thức Toán rất nhiều, đặc biệt là công thức Hình học".
Không chỉ môn Toán được diễn theo lối Văn vần, mà Tiếng Anh cũng được diễn theo bài hát đã có sẵn để học sinh hát theo như: "1 với 1 là 2 (One and one make two), 2 thêm 2 là 4 (Two and two make four), 4 với 1 là 5 (four and one make five), 5 ngón tay sạch đều (five is on my hand)...".
Hay những chữ cái thường tạo cho HS sự nhầm lẫn khi viết và đọc cũng được các thầy diễn theo lối vè rất vần điệu, tạo cho HS dễ nhớ, dễ phân biệt với những ví dụ rất thiết thực.
"Chữ r rửa rổ rá xong/ réo ra réo rắt hát rong lưng bò/ Chữ p đẽo khẩu súng to/ pằng pằng nó bắn, nó bò trên cây/ ích xì (x) xỉn, ét sờ (s)say/ Ôm nhau uống ruợu tối ngày buồn không?/ Chữ k kéo gỗ bờ sông/ Kiếm củi, kiếm gạo, kiếm đồng nuôi con/ Chữ q như quả dừa non/ quấn qua, quấn quýt, quấn tròn quanh cây/ Chữ nh nhấp nhổm nhảy dây/ nhún nha nhún nhảy tính giây đếm vòng/ Chữ g giống số 9 không/ Đến trường đến lớp quyết không bỏ bài/ Nghe th thủ thỉ bên tai/ Anh ơi em muốn nhớ bài đọc thơ/ Vì sao nhiều chữ ng; g/ Ng đơn, ngh kép bao giờ khác nhau?/ Khi nào trước i, e, ê/ Thì đem ngh, gh kép ta bê ghép vào/ Đến trường thích thú vui sao/ Bao nhiêu bổ ích đọng vào trong em...".
Với phương pháp học mới này, các HS được ngâm nga như những bài hát vốn quen thuộc về những công thức Toán khô khan, tạo cho các em hứng thú học tập.
Duy Tuyên
Theo dân trí
Độc đáo "Vườn Lịch sử xứ Thanh" Công trình "Vườn Lịch sử xứ Thanh" được xem như là một dụng cụ học Lịch Sử bằng trực quan rất sinh động và ý nghĩa của thầy trò Trường Tiểu học Minh Khai 1, phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa. Thầy giáo Hoàng Xuân Khánh về làm hiệu trưởng tại Trường Tiểu học Minh Khai 1 từ năm 2008. Ngày thầy...