Những thay đổi oái oăm của cơ thể sau khi sinh chưa một ai nói với bạn, nhưng bài viết này sẽ nói
Trước và sau khi mang thai, nhiều mẹ sẽ thấy cơ thể của mình có hàng loạt sự thay đổi và đôi khi chúng không hề thoải mái chút nào.
Làm mẹ là 1 hành trình kì diệu, nỗi vất vả khi mang thai suốt 9 tháng 10 ngày thật không có gì kể xiết. Khi mang thai cơ thể đã đau đớn, mệt mỏi thì sau khi sinh xong các mẹ lại phải đối mặt với những thay đổi “oái ăm” không kém. Và để biết rõ đó là gì, các mẹ sắp sinh con đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Những thay đổi chính:
- Nhiều phụ nữ sau sinh thường gặp các vấn đề về xương chậu và có thể phải điều trị bằng vật lý trị liệu. Các mẹ hãy để mình rất dễ bị són tiểu mỗi khi hắt hơi, cười, tập thể dục hoặc lúc nào cũng trong tình trạng buồn đi tiểu.
- Quan hệ sẽ cảm thấy rất đau, nếu bị như vậy các mẹ hãy sử dụng gel bôi trơn hoặc thử các hình thức quan hệ không giao hợp. Nếu vẫn còn đau thì tốt nhất các mẹ hãy đến gặp chuyên gia, bác sĩ để được tư vấn.
- Nếu lúc nào cũng cảm thấy như có gì đó rơi xuống ở âm đạo, rất có thể bạn đã bị sa bộ phận nào đó. Hãy liên lạc với bác sĩ để nhận được lời khuyên đúng đắn nhất.
- Đau do sẹo mổ là điều rất phổ biến, thậm chí nó còn kéo dài đến tận 1 năm sau sinh.
Video đang HOT
- Nếu lưng, vai hoặc hông bị đau, hãy chắc chắn rằng các mẹ đang bế con đúng tư thế hoặc mang đồ với trọng lượng đều ở hai bên cơ thể. Nếu tình hình tồi tệ đừng ngại ngần gặp bác sĩ trị liệu.
Chắc chắn nhiều mẹ sẽ chẳng thể ngờ tới việc cơ thể mình lại có hàng tá những thay đổi “đáng sợ” này sau sinh.
Những dấu hiệu nguy hiểm các mẹ cần chú ý:
- Nếu các mẹ bị khó thở, đau ở ngực hoặc co giật thì hãy nhập viện ngay lập tức.
- Nếu vết mổ không lành, nhiệt độ cơ thể trên 37 độ C, ra máu quá nhiều, đau đầu hoặc chân bị sưng đỏ lên, cảm giác đau đớn thì hãy gọi ngay cho dịch vụ y tế để được chăm sóc kịp thời.
- Nếu các mẹ bị tiểu đường thai kỳ, hãy chắc chắn rằng bản thân được sàng lọc bệnh tiểu đường theo lời khuyên của các bác sĩ.
- Nếu các mẹ bị huyết áp cao (tiền sản giật) khi mang thai, hãy chú ý theo dõi huyết áp đầy đủ bởi bạn vẫn có nguy cơ bị tiền sản giật sau sinh 6 tuần.
Nguồn: NY Times/Helino
Kem chống rạn da có gây sinh non?
Em đang mang thai đôi ở tuần thứ 29 và bắt đầu thấy da bụng bị rạn nhiều. Bạn em mách có thể dùng kem bôi để hạn chế tình trạng này nhưng em rất lo lắng vì nghe nói có thể gây sinh non.
Xin hỏi quý báo điều này có đúng không và việc dùng kem chống rạn có ảnh hưởng gì đến thai kỳ hay thai nhi không?
Nguyễn Lan Anh
(Quảng Ninh)
Rạn da là tình trạng thường gặp ở khoảng 70% phụ nữ mang thai do các sợi collagen và các lớp đàn hồi của da bị phá vỡ. Các trường hợp mang thai muộn (ngoài 35 tuổi) do độ đàn hồi da thấp và mang thai đôi, thai ba do da phải giãn nhiều hơn để có đủ "chỗ trú" cho thai nhi có nguy cơ rạn da cao hơn. Cho đến nay vẫn chưa khẳng định được chính xác thời điểm xuất hiện rạn da bởi tình trạng này ở mỗi người rất khác nhau, có trường hợp mang thai đến tháng thứ 4 đã bị rạn da nhưng có những trường hợp gần đến ngày sinh mới bị hoặc cũng có chị em bị rạn da trong suốt thai kỳ nhưng có người sau sinh mới bị...
Mặc dù rạn da bụng không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi nhưng lại có thể gây cho bà bầu mặc cảm tự ti vì theo thời gian các vết rạn da sẽ trông giống như những vết sẹo màu trắng đục, không bị mất đi nên nhiều người tìm đến các loại kem dưỡng hay kem chống rạn da để sử dụng.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có một nghiên cứu nào khẳng định bôi kem chống rạn da sẽ phục hồi được làn da mà có khi còn gây ảnh hưởng đến thai kỳ. Cụ thể, khi bôi kem chống rạn da, phụ nữ mang thai cần phải thực hiện xoa và massage vùng bụng. Nếu việc làm này kéo dài trong suốt thời gian mang thai dễ làm xuất hiện các cơn co tử cung, khi cơn co ngày càng nhiều, phản ứng đẩy thai trong tử cung ra ngoài càng cao, dẫn đến nguy cơ sẩy thai, động thai, sinh non.
Đặc biệt, ở những tháng cuối thai kỳ, nếu mẹ bầu xoa bụng quá thường xuyên thì các nguy cơ này càng lớn. Do đó, nếu bạn muốn dùng kem chống rạn da nên hỏi ý kiến của bác sĩ và cân nhắc cẩn thận từ việc lựa chọn thành phần kem bôi đến việc thoa kem hàng ngày một cách nhẹ nhàng, tránh việc massage quá nhiều. Trên thị trường có rất nhiều loại kem chống rạn da với các thành phần khác nhau nhưng khi bắt đầu sử dụng, bạn cần thử phản ứng kích ứng của da bằng cách bôi kem lên một vùng nhỏ trên bụng, nếu thấy bị ngứa, nổi mẩn đỏ thì không được sử dụng tiếp.
BS. Trịnh Văn Tùng
Theo suckhoedoisong.vn
Cardi B đau đớn khổ sở sau khi hút mỡ bụng và nâng ngực Cardi B thú nhận quá trình hồi phục sau phẫu thuật thẩm mỹ không hề dễ dàng như nhiều người lầm tưởng. Vừa qua, nữ rapper Cardi B gây chú ý khi không thể trình diễn trong hai buổi hòa nhạc tổ chức vào cuối tuần này vì sưng tấy sau ca phẫu thuật nâng ngực và hút mỡ bụng vào tháng trước....