Những thầy cô giáo đặc biệt trên thế giới
Cô gái trẻ không tay dạy mặc quần áo, cô giáo dạy Toán bằng chân hay người thầy không chân gắn bó với các học trò thân yêu bởi các môn thể thao… là những hình ảnh khiến bất kỳ ai cũng khâm phục.
Dù họ là những người khuyết tật, nhưng bằng nghị lực và trái tim của mình, các thầy cô vẫn cố gắng truyền đạt kiến thức đến các em học sinh, đến với những người cùng cảnh ngộ.
Cô gái trẻ không tay dạy cách mặc quần áo
Tisha, một cô gái trẻ người Mỹ khi sinh ra đã không có hai tay nhưng cô vẫn tự làm mọi việc cá nhân. Mới đây cô đã đăng một video lên mạng để cho mọi người thấy cách cô có thể tự mặc quần áo vào mỗi sáng.
Cô giáo Tisha dạy cách mặc quần áo đối với người khuyết tật
25 tuổi, Tisha sinh ra trong một gia đình có năm người con ở St Louis, Missouri (Mỹ). Người phụ nữ trẻ này đã tâm sự: “Nơi cô đang sống không có cơ hội cho một người tàn tật”.
Vì vậy, cô phải tự đối phó với cuộc sống của mình bằng cách điều khiển được các vật dụng trong tầm tay. Và ngay cả khi không có cánh tay của mình, Tisha vẫn làm mọi việc tuyệt vời.
Cô chia sẻ, đoạn video trên là cách cô hướng dẫn, giúp đỡ những người không may khuyết tật giống như mình.
Đoạn phim này cũng là một minh chứng về sự can đảm và là bài học cuộc sống dù cho những hành động hàng ngày đó người bình thường chỉ cần thực hiện trong một vài giây. “Bạn phải kiên nhẫn, bởi vì mất ít nhất 10 lần bạn mới có thể tạm gọi là thành thạo được”, Tisha nói trong đoạn video.
Thầy giáo không chân dạy học
Thầy giáo trẻ Doug Forbis sinh năm 1986 ở Spartanburg, bang South Caroline, Mỹ. Từ khi mới sinh ra, Forbis bị chứng bệnh hiếm gặp gọi là Sacral agenesis – loại bệnh ngăn chặn xương cột sống phát triển bình thường. Forbis phải làm phẫu thuật cắt bỏ chân khi mới lên 2 tuổi.
Thầy giáo trẻ Doug Forbis
Ngay từ nhỏ, Forbis đã nhận thức được khuyết tật của mình nhưng vẫn vươn lên sống một cuộc sống hoàn toàn bình thường. Anh đi học, chăm chỉ luyện tập thể thao và nuôi ước mơ trở thành một thầy giáo giảng dạy cho những trẻ em có hoàn cảnh giống mình.
Tới nay, khi tốt nghiệp đại học, Forbis đã làm việc với trẻ em tại các trại trẻ, các trường dành cho học sinh khuyết tật. Anh tham gia giảng dạy tại trường Tiểu học McCarthy Teszler, Trung học Dawkins (Mỹ)…
Những học sinh của anh ở độ tuổi từ 3 tuổi đến 21 tuổi bị bệnh tự kỷ, hội chứng down, nứt đốt sống và các khuyết tật khác nhau… Forbis hướng dẫn học sinh chơi thể thao, những bài học về tâm lý và truyền cảm hứng cho học sinh của mình qua những câu chuyện về sự thành công của những người khuyết tật.
Dù không có chân, Forbis vẫn có thể chơi thể thao
Video đang HOT
Forbis tâm sự: “Một điều rất hiếm là trẻ em khuyết tật được dạy bởi một giáo viênkhuyết tật. Nhưng tôi nghĩ điều này lại rất có ý nghĩa. Các học sinh khuyết tật sẽ nhìn vào tấm gương của giáo viên và nói – Nhìn này, thầy Forbis là một giáo viên. Tớ cũng có thể làm được như thầy. Thầy tự mình sinh sống, lái xe, đi ra phố, tớ cũng có thể làm được điều đó”.
Là người khuyết tật nhưng Forbis không hề mặc cảm và tự ti. Anh luôn hòa đồng với mọi người trong trường và đặc biệt yêu quý học sinh. Từ năm 2008, thầy giáo trẻ này còn có bạn gái và họ luôn đi công viên cùng với nhau mỗi dịp cuối tuần.
Cô giáo dạy Toán… không tay
Cô Mary Gannon chào đời không có đôi tay, nhưng bằng nghị lực và sự quyết tâm của mình cô đã trở thành giáo viên dạy Toán. Không có đôi tay, cô khéo léo dùng ngón chân viết các phép toán lên bảng, phát tài liệu cho học sinh hay đánh máy thuần thục trong giờ đứng lớp.
Cô giáo Mary Gannon
Cô giáo Mary lớn lên tại một trại trẻ mồ côi ở Mexico. Lên 7 tuổi, cô được một gia đình Mỹ ở bang Ohio nhận nuôi. Năm 2011, Mary trở thành giáo viên dạy môn Toán tại trường Trung học Harding (Lakewood, bang Ohio). Song song với thời gian dạy tại trường, cô còn dạy phụ đạo cho các khối lớp 6, 7, 8.
Cô Mary trong một tiết dạy
Cô giáo trẻ hi vọng nghị lực của mình sẽ dạy cho các em học sinh một bài học giá trị về cuộc đời. Mary không thích ai gọi mình là người khuyết tật hay những từ tương tự vì với cô “đó là một sự thiên vị tiêu cực”. Nhưng cô cũng nói: “Nếu câu chuyện khuyết tật của tôi có thể giúp truyền cảm hứng cho bạn thì tôi rất mừng”.
Thầy giáo mù dạy người khiếm thị
Có một lớp học mái ấm dành cho học sinh khiếm thị đầu tiên ở Tam Kỳ, TP Tam Kỳ, Quảng Nam được xây dựng từ năm 2009 do một thầy giáo khiếm thị phụ trách.
Thầy giáo Đặng Ngọc Duy bị mù cả hai mắt do một căn bệnh từ năm lớp 7. Sau khi bị mù, Đặng Ngọc Duy tự học chữ nổi Braille với phương châm sống: “Tàn tật tất nhiên là bất tiện, nhưng tuyệt nhiên không là bất hạnh”.
Sau đó, Duy theo học tại trường đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (Đà Nẵng). Năm 2005, Đặng Ngọc Duy trúng tuyển vào khoa Văn – ĐH Quảng Nam và đến năm 2008 thì tốt nghiệp đại học.
Thầy Đặng Ngọc Duy đang lên lớp
Sau đó, thầy Duy trở về quê hương xây dựng đề án lớp học mái ấm dành cho người khiếm thị đầu tiên ở Tam Kỳ đặt tên trường là “Mái ấm Hướng Dương” chào đón những em học sinh khiếm thị, khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn… tới học tập.
Mái ấm Hướng Dương của thầy Duy hoạt động cho tới hôm nay, trở thành nơi học tập, sinh hoạt và là mảnh đất chắp cánh ước mơ cho những học sinh có hoàn cảnhđặc biệt.
Theo VTC
Chiêu trò hút khách của The Voice Trung Quốc
The Voice Trung Quốc liên tục tăng nhiệt và thu hút không kém sân chơi The Voice Việt.
Lên sóng muộn hơn một chút so với The Voice Việt Nam, song độ nóng và sức hút của The Voice Trung Quốc lại không hề thua kém The Voice Việt.
Và cũng giống như nhiều chương trình khác, để thu hút được nhiều khán giả The Voice Trung Quốc cũng dùng không ít các chiêu trò.
"Hút khách" bằng scandal lừa dối khán giả
Bên cạnh những xì xèo về đời tư lý lịch của các thí sinh thì chiêu gây ồn ào và hút khán giả nhất là việc chương trình cố ý dàn dựng, biến những người đang chập chững vào nghề ca hát thành những kẻ &'ăn mày tự ti'.
Họ tô vẽ thêm về cảnh ngộ nhân vật khiến khán giả - những người không biết gì về sự thật - cảm động, khâm phục.
Nhiều bài báo còn cho rằng, chính đơn vị sản xuất đã cố ý sắp đặt, yêu cầu thí sinh kể lể những câu chuyện có nội dung bi đát về số phận của họ. Thậm chí trong The Voice, đã có thí sinh bị cư dân mạng tố là lừa dối khán giả về thân phận thật.
Từ Hải Tịnh với lời tâm sự khiến nhiều người phải khóc
Điển hình là Từ Hải Tịnh - thí sinh đến từ Tứ Xuyên, Trung Quốc. Trong tập đầu tiên của The Voice, Hải Tịnh hát một ca khúc của Coco Lee và được nữ ca sĩ này khen ngợi hết lời.
Tuy nhiên, Hải Tịnh còn khiến giám khảo - ca sĩ gạo cội Trung Quốc - Lưu Hoan - phải lau nước mắt khi nghe cô bộc bạch rằng, bố cô qua đời cách đó 3 tháng.
Nhưng sau đó, cô gái 23 tuổi bị cư dân mạng "tẩy chay" vì cô "diễn" quá nhiều. Không ít nguồn tin tiết lộ Hải Tịnh từng tham gia rất nhiều cuộc thi tìm kiếm tài năng nhưng đều không đạt giải cao, và ở lần thi nào, cô cũng kể chuyện người thân bệnh tật để "tranh thủ sự đồng cảm từ giám khảo".
Có thí sinh từng tham gia thi với Hải Tịnh tố cáo: "Tôi cần phải vạch trần sự giả dối của cô gái này. Tất cả câu chuyện của cô ta đều là "người thân qua đời" để lấy lòng khán giả".
Hoàng Dũng
Hay thí sinh Hoàng Dũng, trong chương trình phát sóng, Hoàng Dũng giới thiệu bản thân mở một tiệm làm móng tay, cuộc sống của anh rất cơ cực, anh từng đi làm thuê ở công xưởng, từng làm bảo vệ, người bán vé...
Tuy nhiên, thân thế thực sự của Hoàng Dũng sau đó bị báo chí phơi bày. Hoàng Dũng vốn là một ca sĩ chuyên nghiệp chưa nổi tiếng, từng ký hợp đồng với một công ty giải trí và đã có album riêng. Hơn nữa, anh là con trai của ông chủ một doanh nghiệp giàu có.
Trâu Hoành Vũ
Một điển hình khác là Trâu Hoành Vũ. Anh là một giáo viên dạy piano nhưng theo như Trâu Hoành Vũ giới thiệu trong chương trình thì anh lại là "nông dân" đến từ tỉnh Liêu Ninh.
Tuy bị nhiều người phản đối và chỉ trích song không thể phủ nhận rằng chính những chiêu trò, scandal lừa dối khán giả gây ồn ào này đã giúp The Voice Trung Quốc ngày càng tăng nhiệt.
Hấp dẫn bởi những giọng ca xuất sắc
Bên cạnh những chiêu trò "lừa dối khán giả" thân phận thật của thí sinh, chương trình The Voice Trung Quốc còn hấp dẫn, lôi cuốn được số đông người xem bởi những giọng hát đặc biệt xuất sắc và nổi bật.
Có thể thấy trong The Voice Trung Quốc nổi lên một số ca sĩ như Từ Hải Tịnh, 25 tuổi đến từ tỉnh Tứ Xuyên với một giọng ca tuyệt vời đã làm nam danh ca Lưu Hoan phải rớt lệ khi nghe cô trình diễn ca khúc "Tự mình".
Hay chàng công từ Lý Duy Trân với giọng ca thuần khiết và trong sáng. Thí sinh Hoàng Dũng dùng giọng ca chất chứa sự từng trải với một sáng tác của nhạc sĩ Uông Phong khiến tất cả khán giả trong trường quay đều bị mê hoặc.
Hoàng Hạc
Dù không có ngoại hình ấn tượng, thậm chí còn bị chê là xấu. Song khi xuất hiện và chọn ca khúc đỉnh của Adele - Rolling In The Deep, Hoàng Hạc đã trở thành cái tên được săn đón sau đó.
Với sự đam mê cuồng nhiệt, Hoàng Hạc đã trình diễn ca khúc bằng chân đất và được khán giả cổ vũ nhiệt tình.
Thậm chí, cô gái này còn làm HLV Na Anh cũng không kiềm chế được cảm xúc và bất ngờ chạy lên sân khấu và song ca cùng Hoàng Hạc cũng trong tình trạng không giày.
Trịnh Hồng được mệnh da là Adele của Trung Quốc
Cũng giống như Hoàng Hạc, Trịnh Hồng là một cô gái có vẻ ngoài giản dị và thân hình quá khổ. Tuy nhiên, khác hẳn với vẻ ngoài của mình, cô gái được mệnh danh là "Adele Trung Quốc" này đã khiến ban giám khảo và khán giả thực sự sửng sốt khi cất lên giọng hát đầy da diết ca khúc Someone like you.
Ngay khi cô gái 19 tuổi này mới chỉ hát được vài câu, ca sĩ Dữu Trừng Khánh đã bấm nút chọn Trịnh Hồng.
Vị giám khảo còn liên tục lấy tay lau nước mắt vì xúc động trước cách thể hiện giản dị, chân thành và đầy cảm xúc của cô.
Theo Thu Hoài (TTVN)
Gãy chân vẫn quyết không bỏ thi Dù đang gãy xương mắt cá chân bó bột trắng muốt nhưng thí sinh Tạ Thị Hồng (SN 1994, quê xã Ia Sol, huyện Phú Thiện, Gia Lai) số báo danh TTNB 129.40 vẫn đến trường thi khiến nhiều người tại Hội đồng thi Trường THPT Chu Văn An khâm phục. Dù đang gãy xương mắt cá chân phải bó bột trắng muốt...