Những thách thức khi triển khai chương trình mới theo thầy Tùng Lâm

Theo dõi VGT trên

Nếu kéo dài bệnh thành tích, các cuộc đua ảo không chỉ ảnh hưởng chất lượng giáo dục mà “năng lực, phẩm chất” của cả thầy và trò sẽ mòn mỏi.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, lộ trình áp dụng Chương trình Giáo dục phổ thông mới là: Năm học 2020-2021 đối với lớp 1; Năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6; Năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10; Năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11; Năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

Như vậy chỉ còn 2 năm nữa, ngành giáo dục chính thức triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, nhưng trên thực tế đến nay nhiều chuyên gia vẫn băn khoăn về những thách thức, khó khăn nếu không có giải pháp khắc phục trước, chắc chắn sẽ hạn chế nhiều kết quả thực hiện chương trình này.

Riêng về công tác quản lý và cán bộ quản lý, trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội nêu một cách khái quát những yếu kém bất cập đang tồn tại, đe dọa việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

Theo đó, thầy Lâm chỉ rõ, thứ nhất, do cơ chế quản lý ngành giáo dục chậm đổi mới, việc phân cấp quản lý giữa ngành và địa phương, giữa các cấp quản lý và cơ sở giáo dục đào tạo không rõ ràng trách nhiệm quản lý. Đây là vấn đề hết sức hệ trọng.

Những thách thức khi triển khai chương trình mới theo thầy Tùng Lâm - Hình 1

Theo thầy Nguyễn Tùng Lâm, Nếu kéo dài bệnh thành tích, các cuộc đua ảo không chỉ ảnh hưởng chất lượng giáo dục mà “năng lực, phẩm chất” của cả thầy và trò sẽ mòn mỏi. (Ảnh: Xuân Trung)

Ví dụ: Chương trình giáo dục phổ thông mới muốn thực hiện được thì phải có con người, phải có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đúng chuẩn và được tập huấn, bồi dưỡng đáp ứng bộ tiêu chuẩn giáo viên các cấp, chuẩn hiệu trưởng các cấp.

Nhưng thực tế, việc tuyển giáo viên lại do Sở Nội vụ các tỉnh thành quyết định thế nên mới có chuyện để thực hiện giảm biên chế, giảm đầu mối, có quận huyện sa thải vài trăm giáo viên. Thử hỏi như vậy đội ngũ nhà giáo làm sao ổn định?

Còn các cán bộ quản lý các cấp của ngành do cấp ủy và các ban ngành quyết định, giáo dục chỉ là ý kiến tham khảo, không phải là ý kiến quyết định. Vậy chất lượng giáo dục, những vấn đề đổi mới giáo dục ai sẽ là người đôn đốc?
Từ những bất cập nêu trên, thầy Lâm cho rằng, chính vì cách phân cấp không rõ ràng, không quy trách nhiệm đến cùng, không kiểm tra, đánh giá đúng sự việc và khi có những “sự cố” lại dây dưa, chờ đợi.

Hoặc học sinh đầu cấp không có chỗ học cũng kêu Bộ Giáo dục và Đào tạo, kêu Bộ trưởng….Ví như, một giáo viên đánh học trò thì Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng phải vào cuộc, thậm chí Bộ trưởng phải lên tiếng.

Do đó, để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, thầy Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, ngoài việc xây dựng chương trình, viết sách giáo khoa mới mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đảm nhiệm thì những vấn đề con người, vấn đề tài chính, vấn đề cơ sở vật chất khác, nếu địa phương không chăm lo kịp thời, không đúng yêu cầu ngành giáo dục đào tạo liệu chương trình giáo dục phổ thông mới có thực hiện được không?

Thứ hai, cơ chế quản lý giáo dục đào tạo bao nhiêu năm nay, không học tập những phương pháp giáo dục của nền kinh tế thị trường vẫn khư khư giữ cách quản lý thời bao cấp, theo kiểu kinh tế chỉ huy: không phân cấp triệt để cho các cơ sở giáo dục đào tạo.

Vì vậy, khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới trao quyền xây dựng chương trình giáo dục bộ môn, chương trình giáo dục chung của mỗi nhà trường cho Hiệu trưởng và giáo viên từng trường. Nếu giáo viên, cán bộ quản lý không đủ năng lực trình độ liệu có thể thực hiện được không?

Trong khi trường muốn xây dựng kế hoạch phải chờ Phòng, Sở, Sở lại chờ Bộ. Theo khoa học quản lý việc xây dựng kế hoạch đối với một ngành là phải xây dựng từ cơ sở trở lên.

Trường học phải tự xây dựng kế hoạch trước theo các chức năng, nhiệm vụ được giao. Các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên chỉ giám sát quá trình và tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết khó khăn, hỗ trợ các nhà trường. Chúng ta đang làm ngược với quy luật mà khoa học quản lý đã tổng kết.

Nhưng thầy Lâm cho rằng, muốn trao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đào tạo phải có lộ trình, nhất là phải tuyển chọn được Hiệu trưởng là chuyên gia giáo dục hàng đầu của mỗi nhà trường theo một cơ chế chặt chẽ khách quan.

Video đang HOT

Thứ ba, một trong những cản trở của công tác quản lý giáo dục ảnh hưởng đến kết quả thực hiện yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới đó là tình trạng bệnh thành tích, bệnh mất dân chủ còn đè nặng lên đội ngũ nhà giáo, học sinh mỗi trường.

Tuy vậy, phép vua vẫn thua lệ làng, nhiều cuộc thi của các đoàn thể: Thanh niên, Phụ nữ, Liên đoàn Lao động, các ngành giao thông, môi trường, … hằng năm vẫn dồn dập vào các nhà trường một cách hình thức, hành chính, lúc nào cũng phải đảm đảo 100%. Trong một năm học, thầy trò mỗi nhà trường phải đối phó với rất nhiều cuộc thi. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo và hạn chế những cuộc thi không cần thiết.

Khổ vì nhiều cuộc thi nhưng khổ hơn vẫn là chạy theo thành tích, điểm số. Từ các cuộc đua này sinh ra dối trá, bịa đặt, không thể thực hiện “thực dạy, thực học”.

Nếu kéo dài bệnh thành tích, các cuộc đua ảo không chỉ ảnh hưởng chất lượng giáo dục, “năng lực, phẩm chất” của cả thầy và trò sẽ mòn mỏi; cái chính làm cho nhân cách của thầy, trò sẽ phát triển méo mó. Giáo dục không đạt giá trị trung thực, không có độ tin cậy làm sao chiếm được niềm tin xã hội.

Đặc biệt vì chạy theo thành tích, những kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, kỳ tuyển sinh đầu cấp sẽ đẻ ra nhiều tiêu cực, nhiều hệ lụy. Làm sao chấm dứt bệnh thành tích là một bài toán khó giải khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới?

Bên cạnh bệnh thành tích, nhiều cơ sở giáo dục đào tạo còn mất dân chủ trong khi chỉ có văn hóa dân chủ, nhân cách thầy và trò mới phát triển bền vững. Chỉ có cơ chế dân chủ mới hạn chế những mặt tiêu cực trong các nhà trường…

Những thách thức từ thực tế trên, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội kiến nghị một số giải pháp khắc phục.

Một là, Chính phủ sớm có thông tư chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục đào tạo, các trường phổ thông được quản lý theo cơ chế tự chủ và dân chủ.

Không phân cấp và làm rõ trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, không giao quyền chủ động sáng tạo thực hiện các mục tiêu chương trình giáo dục mới, chắc chắn giáo dục Việt Nam không thể đổi mới không thể cất cánh. Chúng ta tốn tiền cho cán bộ, giáo viên đi nước ngoài học tập, nghiên cứu nhưng về nước lại ngồi chờ đây là một lãng phí lớn.

Hai là, có cơ chế tuyển chọn cán bộ quản lý, nhất là Hiệu trưởng mỗi nhà trường phải là những chuyên gia giáo dục hàng đầu của mỗi nhà trường.

Cơ chế tuyển chọn không thể theo các quy trình tuyển chọn của các cơ quan không phải của giáo dục.

Phải để hội đồng giáo dục mỗi nhà trường cùng với các cấp quản lý giáo dục được thực hiện thi tuyển giữa các ứng viên với các đề án thực tế cam kết được đưa vào mỗi nhà trường phát triển như thế nào? Sau 2 năm, không làm thay đổi nhà trường sẽ pải thi tuyển lại.

Ba là, nêu cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm – người trực tiếp tổ chức giáo dục, quản lý, tác động sự phát triển nhân cách của học sinh, người tạo nên “năng lực, phẩm chất, tương lai của người học”.

Hiện nay chế độ tuyển chọn, đãi ngộ, đào tạo bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm chưa hợp lý. Chúng tôi cho đây là nguồn nhân lực quan trọng tạo nên phẩm chất năng lực cho học sinh.

Nếu không nêu cao vị trí, vai trò và đãi ngộ đúng với công sức đóng góp của giáo viên chủ nhiệm các cấp chúng ta khó chuyển đổi mục tiêu của chương trình thành hiện thực.

Cuối cùng, vấn đề chỉ đạo các phong trào thi đua, cơ chế xét thưởng thi đua của ngành giáo dục đào tạo đã lạc hậu, cản trở sự phát triển của ngành giáo dục cần được Chính phủ, Hội đồng thi đua nhà nước phải nghiên cứu để có những khen thưởng, thật sự trở thành động lực cho phát triển chất lượng giáo dục, hạn chế bệnh thành tích, làm sao để thầy trò chỉ thi đua “Dạy thật, học thật” thật tốt.

Hi vọng những kiến nghị của nhà giáo ưu tú Nguyễn Tùng Lâm sẽ được các cấp quản lý nghiên cứu, điều chỉnh cách chỉ đạo để chương trình giáo dục phổ thông mới thành công.

Theo giaoduc.net.vn

Đầu tư giáo dục hiệu quả ở một số quốc gia châu Á

Giáo dục là quyền cơ bản của mỗi người, là chìa khóa cho tương lai của bất cứ quốc gia nào. Giá trị to lớn của giáo dục là không thể phủ nhận nhưng không phải quốc gia nào cũng đầu tư cho lĩnh vực này một cách hiệu quả.

Đầu tư không đúng cách sẽ tạo thêm nhiều gánh nặng về chi phí cho xã hội, ảnh hưởng đến các vấn đề như tăng trưởng kinh tế, an ninh xã hội... Nhiều quốc gia lớn trong khu vực châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... đã có những thành công trong việc đầu tư phát triển con người.

Đầu tư giáo dục hiệu quả ở một số quốc gia châu Á - Hình 1

Đầu tư cho giáo dục đem lại những hiệu quả lớn lao (Ảnh: Istock)

Những thách thức trong phát triển giáo dục đối với mỗi quốc gia, châu lục đều có những đặc điểm riêng. Trong một thế giới công nghiệp, chúng ta đang đối mặt với những tác động của sự thay đổi nhân khẩu học, cụ thể là sự thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và sự già hóa dân số. Các quốc gia đang phát triển cần phải đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng trong giáo dục.

Một số thách thức chung mà hầu hết các quốc gia đang phải đối mặt đó là "tình trạng kế thừa trong giáo dục". Điều này có thể được hiểu là thành tích giáo dục của mỗi người chủ yếu phụ thuộc vào nền tảng kinh tế xã hội và tình trạng giáo dục của cha mẹ họ. Mặc dù, một số quốc gia cung cấp nhiều cơ hội bình đẳng cho người dân tiếp cận giáo dục hơn các quốc gia khác, nhưng vẫn còn những thách thức trong việc cải thiện hiệu quả của đầu tư giáo dục.

Ngân sách dành cho giáo dục còn hạn chế, nhất là trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Việc tăng hay giảm ngân sách cho giáo dục ở một số quốc gia đã mang lại những kết quả khác nhau. Nếu như đầu tư cho giáo dục là một việc quan trọng thì ngân sách hạn hẹp làm hạn chế các nguồn lực. Vậy, các quốc gia châu Á đã đầu tư cho giáo dục như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất?

Đầu tư giáo dục hiệu quả ở một số quốc gia châu Á - Hình 2

Trẻ em Nhật Bản được học tập trong một nền giáo dục chất lượng cao (Ảnh: Thejapantimes)

Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản đã cam kết mạnh mẽ giáo dục sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Nhờ có nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò là nhân tố chính trong sản xuất công nghệ cao, các sản phẩm có giá trị do quốc gia này sản xuất tăng rất cao.

Chìa khóa cho sự thành công của Nhật Bản trong giáo dục là niềm tin mang tính truyền thống rằng tất cả trẻ em đều có thể đạt được thành công trong học tập. Nhật Bản nỗ lực trong việc dành trách nhiệm ra quyết định về giáo dục cho các trường học. Chính quyền địa phương cần đưa ra các chính sách công bằng để thu hút các giáo viên chất lượng cao về giảng dạy.

Nhiều quốc gia đánh giá cao Nhật Bản ở những tiêu chuẩn rõ ràng và đầy tham vọng trong giáo dục. Quốc gia này có hệ thống giảng dạy và thực hành chất lượng cao, các phương pháp tiếp cận học tập hiệu quả.

Nhật Bản là quốc gia có nền giáo dục hàng đầu châu Á, tuy nhiên Chính phủ Nhật Bản không chi tiêu nhiều cho giáo dục. Nhìn vào con số trung bình của tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục so với tổng chi tiêu của chính phủ của các quốc gia OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) là 12,9% thì Nhật Bản xếp ở mức thấp thứ hai là 9,1%, chỉ sau Italy ở mức 8,6%.

Chính phủ Nhật Bản đã thay đổi cách phân phối ngân sách cho các độ tuổi. Nhiều nguồn lực dần được chuyển sang thế hệ trẻ với những kế hoạch cung cấp thêm tài trợ cho giáo dục mầm non. Đảng Dân chủ Tự do của Thủ tướng Shinzo Abe đang xem xét đưa ra kế hoạch giảm chi phí của các hộ gia đình dành cho giáo dục, tương tự như hệ thống HECS-HELP của Australia. Theo chương trình này, sinh viên có quốc tịch Australia có thể mượn tiền từ Chính phủ để trang trải học phí trong những năm học đại học. Khoản vay này tùy thuộc vào các chỉ số và không tính lãi. Các sinh viên bắt đầu trả nợ Chính phủ khi thu nhập của họ vượt qua ngưỡng tối thiểu.

Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản đang cung cấp các chương trình học bổng đa dạng cho các gia đình có thu nhập thấp nhằm tạo cơ hội giáo dục bình đẳng trên cả nước. Khoản đầu tư trị giá 800 tỷ Yên của Chính phủ Nhật Bản cho phép sinh viên từ các hộ gia đình có thu nhập thấp được hưởng giáo dục miễn phí tại các trường đại học quốc gia. Học phí tại các trường đại học tư, cao đẳng 2 năm và trường dạy nghề cũng sẽ được trợ cấp từ năm 2020. Khoản đầu tư này là một phần trong mục tiêu của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm tăng năng suất lao động của Nhật Bản lên 10% trong vòng 4 năm tới. Thủ tướng cũng hứa sẽ trợ cấp chi phí giáo dục từ mẫu giáo đến đại học cho tất cả người dân Nhật Bản.

Các trường tư ở Nhật Bản chiếm 80% số lượng các trường đại học ở quốc gia này và thu học phí lên tới 1,2 triệu Yên hàng năm, học phí đầu vào cao nhất là 300.000 Yên, gấp đôi chi phí theo học một trường đại học quốc gia chất lượng thấp hơn.

Ở cấp mẫu giáo, theo OECD, Nhật Bản là quốc gia có sự bình đẳng giáo dục cao nhất thế giới. Tuy nhiên, ở cấp đại học, những sinh viên có điều kiện tài chính hạn chế có thể phải chọn theo học các trường có chất lượng thấp hơn nhưng chi phí phải chăng hơn, hoặc vay một khoản tiền lớn hơn để trang trải học phí ở các trường tư. Theo chương trình đang được đề xuất thì sinh viên có điều kiện tài chính khó khăn sẽ có cơ hội xin học bổng, trong đó Chính phủ sẽ trả học phí cho họ nếu được các trường đại học chấp thuận. Để giúp sinh viên sau khi ra trường có thể nhanh chóng trả các khoản nợ Chính phủ, Bộ Giáo dục Nhật Bản hỗ trợ họ bắt đầu các dự án khởi nghiệp hay sử dụng kiến thức và kĩ năng từ bậc đại học để tìm được môi trường làm việc tốt.

Quốc gia châu Á khác cũng có sự đầu tư hiệu quả trong giáo dục, mang lại những thành công lớn đó là Hàn Quốc. Trong 4 năm qua, những thành tích của Hàn Quốc đạt được luôn được thế giới đánh giá cao. Năm 2017, tại Cuộc đánh giá 20 nền giáo dục hàng đầu thế giới NJ MED, năm thứ 4 liên tiếp Hàn Quốc đứng vị trí đầu. Mặc dù, Nhật Bản đang tăng hạng và thu hẹp khoảng cách 7 điểm thì có vẻ Hàn Quốc vẫn sẽ đứng vị trí số 1 trong các năm 2018-2022.

Theo báo cáo của OECD, 70% số người Hàn Quốc ở độ tuổi 24-35 đã hoàn thành giáo dục đại học, đây là quốc gia có tỷ lệ cao nhất thế giới. Hàn Quốc có hệ thống trường học chất lượng cao hàng đầu được đo bằng thành tích học tập của học sinh thông qua các bài kiểm tra tiêu chuẩn. Hàn Quốc luôn được xếp hạng một trong số các quốc gia có thành tích tốt nhất trong Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA).

Đầu tư giáo dục hiệu quả ở một số quốc gia châu Á - Hình 3

Hàn Quốc có một mạng lưới các trường đại học chuyên về nghiên cứu khoa học (Ảnh: Nature)

Ở cấp độ đại học, các trường đại học Hàn Quốc ít có tiếng tăm trên toàn cầu, tuy nhiên, quốc gia này xếp hạng 22 trong số 50 quốc gia trong Bảng xếp hạng hệ thống giáo dục đại học quốc gia năm 2018 bởi một mạng lưới các trường đại học chuyên về nghiên cứu khoa học. Trình độ học vấn cao tại Hàn Quốc đạt được nhờ một nền kinh tế tăng trưởng nhanh trong vòng 70 năm qua. Cùng với các nền kinh tế lớn khác tại châu Á là Hongkong, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc đã viết nên một câu chuyện thành công trong tăng trưởng kinh tế đáng chú ý nhất thế kỷ 20. Hàn Quốc hiện nay được biết đến là quốc gia công nghệ cao tiên tiến. Trọng tâm đầu tư quan trọng của Chính phủ Hàn Quốc là lĩnh vực giáo dục. Từ những năm 1980, Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu đầu tư chiến lược vào phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu và đổi mới công nghệ. Các hộ gia đình Hàn Quốc đồng thời dành nhiều nguồn lực cho giáo dục, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ việc đầu tư vào lĩnh vực này. Từ đầu những năm 1980 đến giữa những năm 2000, tỷ lệ nhập đại học của Hàn Quốc đã tăng gấp 5 lần. Trình độ học vấn của Hàn Quốc hiện nay có tầm quan trọng trong xã hội và có ảnh hưởng quyết định đến mức thu nhập và vị trí xã hội. Sinh viên tốt nghiệp 3 trường đại học hàng đầu Hàn Quốc thường giữ các vị trí quản lý, cấp cao trong các tập đoàn kinh tế lớn của quốc gia này.

Trong 25 năm qua, Hàn Quốc đã thu được tỷ lệ lợi nhuận rất cao từ đầu tư vào giáo dục, dao động khoảng 10%. Những người trẻ ở Hàn Quốc tin rằng đầu tư tiền vào giáo dục là lựa chọn khôn ngoan hơn gửi vào ngân hàng.

Chính phủ Hàn Quốc thể hiện cam kết nhất quán trong đầu tư vào giáo dục. Bộ Giáo dục hiện được cấp ngân sách 29 tỷ USD, gấp 6 lần so với năm 1990, chiếm 20% chi tiêu của Chính phủ. Người dân Hàn Quốc cũng sẵn sàng đầu tư cho giáo dục. Chính phủ Hàn Quốc dành 3,4% GDP cho giáo dục chính quy. Giáo viên được coi là một phần quan trọng của khoản đầu tư này. Thống kê của OECD xếp Hàn Quốc ở vị trí số 10 về mức lương giáo viên.

Đầu tư giáo dục hiệu quả ở một số quốc gia châu Á - Hình 4

Singapore có nền giáo dục toàn diện (Ảnh: Theindependent)

Mặc dù là quốc đảo có diện tích hạn chế và dân số khá nhỏ nhưng Singapore là một trong những đầu tàu về giáo dục của khu vực châu Á. Singapore được biết đến với nền giáo dục toàn diện, cung cấp nhiều cơ hội phát triển cho học sinh, sinh viên. Kể từ khi lập quốc hơn 50 năm trước, giáo dục luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu - kiến trúc sư trưởng của đất nước Singapore, nhằm tạo ra nguồn nhân lực kế cận có chất lượng cao.

Chính phủ Singapore luôn đầu tư "mạnh" cho lĩnh vực giáo dục bởi những tiềm năng lớn mà giáo dục chất lượng cao mang lại cho nền kinh tế và xã hội của quốc đảo này. Trong năm 2018, Chính phủ Singapore đã đầu tư 12,8 tỷ đôla Sing vào giáo dục. Số tiền đầu tư này vừa dành cho công tác trả lương giáo viên, cải thiện cơ sở hạ tầng, vừa để nâng cao chất lượng giảng dạy và hỗ trợ cho học sinh Singapore. Theo khảo sát của HSBC Holdings Plc, Singapore là nơi đứng thứ ba trên thế giới (chỉ sau Hồng Kông và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) về số tiền đầu tư cho mỗi học sinh từ tiểu học lên đến bậc đại học (ước gần 80.000 USD). Dù trên thực tế, học sinh của Singapore chỉ phải đóng khoản học phí rất thấp. Trong năm học 2017, Chính phủ Singapore trợ cấp khoảng 435.100 học sinh cấp một và cấp hai, ngoài ra còn có khoảng 80.100 sinh viên đang theo học đại học và sau đại học. Bất chấp việc đầu tư mạnh của Chính phủ, số liệu mới nhất về chỉ số giá tiêu dùng cho thấy chi phí giáo dục vào tháng 5/2017 tại Singapore đã tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước, cao gấp đôi so với tỷ lệ lạm phát bình quân.

Mặc dù luôn được đánh giá là nền giáo dục chất lượng cao nhưng sau bên trong hệ thống giáo dục Singapore luôn có những thay đổi, cải cách lớn lao. Bộ Giáo dục Singapore vừa công bố danh sách "Các kỹ năng của thế kỷ 21" với mong muốn học sinh, sinh viên sẽ tích lũy được, trong đó có những kỹ năng mềm như tự nhận thức và đưa ra những quyết định có trách nhiệm. Phương pháp dạy học cũng đang thay đổi. Tất cả các giáo viên phải trải qua 100 giờ đào tạo mỗi năm, trong đó họ học các kỹ năng sư phạm mới như khuyến khích làm việc nhóm và sự trao đổi giữa giáo viên với học sinh. Một thay đổi khác là tạo ra môi trường học tập gần gũi nhất với nơi làm việc sau này. Đến năm 2023, gần như tất cả các trường học ở Singapore sẽ phải áp dụng các môn học như khoa học máy tính, robotic và điện tử, ngoài ra còn có văn hóa và thể thao. Trọng tâm là tạo ra môi trường cho phép học sinh thực hành như trong thế giới thực.

Với những nền tảng giáo dục chất lượng cao từ nhiều năm qua cùng với sự đầu tư đúng đắn của các chính phủ cũng như chính những người dân tại các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, hệ thống giáo dục của các quốc gia này ngày càng phát triển bền vững và đóng vai trò là đầu tàu cho các quốc gia trong khu vực trong đó có Việt Nam học hỏi.

Hồng Nhung

Theo tapchimattran

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hot nhất Weibo: 150 triệu người sốc trước nguyên nhân ly hôn thực sự của Angelababy và Huỳnh Hiểu Minh
09:51:10 19/11/2024
Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Thông tin cáo phó con gái NS Kim Tiểu Long, 1 chi tiết gây xót xa
06:04:33 19/11/2024
Thúy Ngân dắt "tình tin đồn" ra mắt hội bạn thân, lộ 1 cử chỉ cực đáng ngờ
07:17:54 19/11/2024
Quang Hùng MasterD bị kéo vào tranh cãi "ảo quyền lực" một cách vô lý
07:36:04 19/11/2024
Mỹ nam Hoa ngữ mới bị cả MXH chê béo giờ quá đẹp gây "sốc visual": Nhan sắc "chồng quốc dân" mãi mãi là thần
05:56:11 19/11/2024
Bố mẹ dự định cho tôi mảnh đất 10 tỷ, nghe vậy bạn trai liền hỏi: "Sao không bán đi mà mua cho anh con Mercedes 8 tỷ?"
08:31:57 19/11/2024
Phát hiện bị ung thư máu, chị dâu lẳng lặng nằm chờ chết chứ không điều trị, anh tôi liền làm một việc khiến chị chấn động
08:49:31 19/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Kịch tính đánh chặn ở Ukraine: Hệ thống Patriot đối đầu tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga

Thế giới

12:13:39 19/11/2024
Thủ đô Kiev của Ukraine mới đây đã chứng kiến cuộc không kích lớn chưa từng có từ Nga, với sự tham gia của UAV cảm tử và tên lửa siêu vượt âm Kinzhal.

Rác vũ trụ: Cuộc khủng hoảng vô hình đe dọa hệ sinh thái Trái Đất

Uncat

11:58:44 19/11/2024
Số liệu gây sốc nhất chính là 10.125 vệ tinh trên quỹ đạo Trái Đất vào tháng 6 năm 2024, với tốc độ gia tăng 30% mỗi năm. SpaceX chiếm hơn một nửa số vệ tinh này, thể hiện sự thống trị của các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực khám ph...

Nữ nghệ sĩ Việt xót xa: "Ly ơi, mẹ tạm biệt con nha! Mẹ sẽ nhớ mãi những tiếng gọi: Mẹ ơi"

Sao việt

11:39:35 19/11/2024
Mới đây, nghệ sĩ Bình Tinh khiến nhiều người xúc động khi chia sẻ status thông báo con nuôi của cô là bé Ly vừa qua đời.

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

Tin nổi bật

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Tạo dấu ấn cá nhân độc bản qua trang phục công sở

Thời trang

11:10:33 19/11/2024
Làm sao để có diện mạo chuyên nghiệp, chỉn chu khi đi làm nhưng vẫn đưa được cá tính riêng của bản thân vào từng trang phục? Để giải quyết bài toán đau đầu này, các quý cô công sở hãy theo dõi những gợi ý sau.

Doãn Hải My - vợ Đoàn Văn Hậu đáp trả anti-fan, tiết lộ thời điểm cả nhà nơm nớp lo sợ vì cậu quý tử

Sao thể thao

11:08:42 19/11/2024
Trong dàn WAG Việt, Doãn Hải My là nàng WAG nổi tiếng nhất nhì. Top 10 Hoa hậu Việt Nam 2020 luôn thu hút sự quan tâm của cư dân mạng nhờ ngoại hình xinh đẹp,

Ngạc nhiên chưa, 19-11 là Ngày Quốc tế Đàn ông!

Lạ vui

11:05:40 19/11/2024
Ngày Quốc tế Đàn ông 19-11 (International Men s Day), một dịp đặc biệt để tôn vinh những đóng góp của nam giới trong gia đình, cộng đồng và xã hội.

Những lớp học miễn phí của thầy Huy, có cả phụ huynh, giáo viên cùng học

Netizen

10:22:18 19/11/2024
Cho đến giờ đã 17 tuổi, con vẫn mắc màn cho tôi mỗi tối. Tôi biết ơn thầy Huy vì tôi hiểu không chỉ biết mắc màn cho mẹ, mà con tôi đã được gieo vào tâm hồn những điều tốt đẹp .

Rosé sẽ không bao giờ tha thứ cho tình cũ, làm dấy lên tò mò chàng trai không trả lại nhẫn Tiffany là ai?

Nhạc quốc tế

10:06:12 19/11/2024
Thông qua buổi phỏng vấn, người hâm mộ tiếp tục được lắng nghe những tâm sự của cô nàng thông qua album rosie sắp ra mắt vào ngày 6/12 tới đây.

Bản sắc văn hóa riêng trên những chuyến tàu ngược xuôi ở Indonesia

Du lịch

10:00:20 19/11/2024
Đoàn tàu lách cách chạy theo nhịp điệu đều đặn, đi qua nhiều sắc xanh khác nhau, từ những cánh đồng lúa tươi tốt đến những khu rừng rậm rạp, xen kẽ những dòng sông lấp lánh dưới ánh nắng ban mai.

Nữ diễn viên đình đám lộ clip sốc với nam vương hàng đầu showbiz

Sao châu á

09:56:35 19/11/2024
Năm 2020, nữ diễn viên Chu Trí Hiền và nam vương Hong Kong (Trung Quốc) Lê Chấn Diệp khiến đài TVB điêu đứng khi bị cánh truyền thông bắt quả tang tại trận hành vi ngoại tình.