Những tấm gương truyền cảm hứng
Bằng ý chí quyết tâm, nhiều người khuyết tật đã cố gắng hết sức để vượt qua khó khăn, nghịch cảnh trong cuộc sống.
Nỗ lực chiến thắng số phận của họ trở thành tấm gương cho nhiều bạn trẻ noi theo, đặc biệt là những người đồng cảnh ngộ có thêm động lực phấn đấu.
Nhiệt huyết của người phụ nữ ngồi xe lăn
Mắc căn bệnh xương thủy tinh ngay từ khi mới chào đời, Nguyễn Thị Lan Anh (Hà Nội) bị liệt nửa người, lại phải chịu nhiều bất tiện và đau đớn. Tuy nhiên, những khiếm khuyết về thể chất không thể nào cản trở hoài bão và ước mơ của chị. Khao khát được đi học, được chinh phục những thành tích trong học tập đã giúp chị có nghị lực để chiến thắng chính mình.
Nguyễn Thị Lan Anh và Nguyễn Văn Hùng tại Diễn đàn Truyền cảm hứng phụ nữ khởi nghiệp trong nền kinh tế số. Ảnh: Anh Ngọc
Hơn mười năm về trước, Lan Anh trở thành một trong số ít người khuyết tật trúng tuyển vào Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Năm 2004, chị ra trường với tấm bằng cử nhân ngoại ngữ loại giỏi. Đến năm 2010, chị hoàn thành chương trình Thạc sỹ Quản trị kinh doanh tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Không ngừng học, chị tiếp tục chương trình Thạc sỹ Quản lý và Quản trị cấp cao (Đại học Yale), Thạc sỹ Sáng kiến Công bằng Sức khỏe (Đại học Harvard).
Là con người nhiệt huyết, chị năng nổ tham gia các chương trình, hoạt động của người khuyết tật và các tổ chức vì cộng đồng. Chị hiện đang là thành viên Ban chỉ đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Phụ nữ Khuyết tật Hà Nội; thành viên Ban điều hành Liên đoàn người khuyết tật Việt Nam; đồng thời là người sáng lập kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển cộng đồng (ACDC), tiền thân là Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng.
Video đang HOT
Trung tâm được thành lập từ tháng năm 2011 với mục tiêu thúc đẩy và hỗ trợ các hoạt động của mọi đối tác cung cấp dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật, cải thiện chất lượng sống, hướng tới địa vị bình đẳng, khả năng sống độc lập, hòa nhập cộng đồng, khả năng đóng góp ngày càng hiệu quả hơn cho xã hội của người khuyết tật theo phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Bản thân cũng là người khuyết tật, chị hiểu rõ những khó khăn của người đồng cảnh gặp phải trong cuộc sống, những ước mong của họ trong công việc và sự nghiệp. “Họ luôn khao khát được cống hiến, được phát triển nhưng có rất ít cơ hội để vươn lên. Vì vậy, ACDC ra đời với sứ mệnh kiên trì tìm kiếm và tiến hành những giải pháp khả thi nhằm góp phần cải thiện môi trường sống, xây dựng một xã hội không rào cản và vì quyền của người khuyết tật”, chị Lan Anh cho biết.
Theo đó, ACDC là một tổ chức phi lợi nhuận, cam kết đóng góp cho sự hòa nhập, bình đẳng và công bằng của người khuyết tật và nhóm yếu thế thông qua các hoạt động đảm bảo quyền và thúc đẩy các mô hình hỗ trợ. Trong chặng đường đã qua, ACDC đã trở thành một trong những tổ chức tiên phong tại Việt Nam về vận động chính sách dành cho người khuyết tật và là thành viên tích cực trong mạng lưới các tổ chức của người khuyết tật (OPD).
Với những đóng góp tích cực của mình, chị vinh dự được nhận Giải thưởng Vison hạng mục Người phụ nữ truyền cảm hứng, Giải thưởng Tầm nhìn phụ nữ năm 2013 do Câu lạc bộ Phụ nữ quốc tế Hà Nội (HIWC) trao tặng; thường xuyên góp mặt tại các sự kiện truyền cảm hứng cho người khuyết tật, tham gia Hội nghị thúc đẩy giám sát thực thi công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật…
Thầy giáo tí hon đầy nhiệt huyết
Bằng nụ cười luôn thường trực trên môi, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Hùng (Hà Nội) mong muốn sự lạc quan, nhiệt huyết của mình sẽ là nguồn cảm hứng cho mọi người, để ai cũng có một cuộc sống tốt đẹp hơn nhờ chính sự cố gắng, nỗ lực của bản thân.
Hiện tại, Hùng đang đảm nhiệm vị trí giảng dạy Công nghệ thông tin tại Trung tâm Nghị lực sống tại Hà Nội. Anh vẫn được mọi người biết đến với biệt danh thân thương “thầy giáo tí hon”, bởi anh dù đã 33 tuổi nhưng chỉ cao 1m17, nặng 19kg, giọng nói cũng nhỏ nhẹ như một cậu bé.
Căn bệnh lùn tuyến yên khiến cậu học trò Nguyễn Văn Hùng ngày ấy thấp, còi hẳn so với các bạn đồng trang lứa. Đến khi học cấp 2, cấp 3, thể trạng của Hùng vẫn không thay đổi khiến anh luôn mặc cảm tự ti và nhiều lần bị bạn bè trêu chọc, chê bai. Anh Hùng chia sẻ, sau khi tốt nghiệp cấp 3, anh còn chẳng dám thi đại học vì ngại những lời nhận xét của mọi người, rằng “với ngoại hình nhỏ bé như vậy thì khó mà làm nên trò trống gì”.
“Có những lúc trở về nhà tôi gục khóc vì tại sao mình không mạnh khỏe, cao lớn như mọi người, nếu tôi có sức vóc ấy thì có thể làm nhiều việc hơn để giúp đỡ cha mẹ. Nhưng rồi thấy việc gục ngã, đầu hàng số phận là quá hèn nhát tôi lại đứng dậy, cố gắng học thật nhiều, làm việc thật chăm chỉ”, anh nhớ lại.
Vì vậy, sau khi tốt nghiệp, nhận thấy ở quê nhà quá khó khăn, anh bắt đầu vào Nam lập nghiệp và học nghề. Có cơ hội tiếp xúc với CNTT, Hùng nhận thấy mình dù thể trạng nhỏ bé vẫn có thể học và kiếm được công việc phù hợp. Anh quyết định đăng ký một lớp Kỹ thuật viên tin học trong trường Trung cấp dạy nghề Đồng Nai. Vừa học vừa làm, anh làm thêm kiếm thu nhập để trang trải cuộc sống bằng việc đi dạy gia sư và nhận bảo trì, sửa chữa máy tính.
Nói về cơ duyên đến với nghề thầy giáo, anh Hùng cho biết, bước ngoặt cuộc đời anh là khi gặp được anh Công Hùng, người được mệnh danh là “hiệp sĩ” công nghệ thông tin(chỉ với 1 ngón tay cử động được). Từ đó, anh có thêm nghị lực và động lực để cố gắng, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Với tâm huyết muốn giúp đỡ những người kém may mắn như mình, Hùng ra Hà Nội làm việc Trung tâm Nghị lực sống do cố “hiệp sĩ” Công Hùng sáng lập.
Kể từ đó đến nay, thầy giáo tí hon Nguyễn Văn Hùng đã gắn bó với công việc giảng dạy công nghệ thông tin tại trung tâm gần 10 năm. Học sinh của lớp học đặc biệt này đều là nhữngngười khuyết tật, gặp khó khăn trong vận động, không phân biệt tuổi tác hay trình độ. Hằng năm, trung tâm đào tạo tối thiểu 60 học viên chia làm hai đợt, mỗi khóa kéo dài 6 tháng, các bạn sẽ được đào tạo tin học văn phòng, photoshop, tiếng Anh, kỹ năng mềm…/.
Một buổi họp phụ huynh với nhiều trăn trở
Mới đây tôi có dự một buổi họp tổng kết học kỳ 1 cho con mình đang học lớp 1 tại một trường thuộc trung tâm TP Cần Thơ. Thư mời của giáo viên chủ nhiệm ghi rất cụ thể là cuộc họp sẽ bắt đầu lúc 7 giờ 30.
Ảnh minh họa
Thế nhưng đúng thời gian như trong thư mời chỉ có khoảng 50% phụ huynh có mặt. Vậy là phải chờ. Đã vậy nhiều người dự họp phụ huynh cho con lại ăn mặc không hợp ở chốn học đường (quần sọt, áo lửng 2 dây); dự họp mà vô tư sử dụng điện thoại, chơi game, trao đổi chuyện riêng rất to tiếng. Đã vậy nhiều phụ huynh còn mang theo con cháu mình cùng dự họp tạo không khí rất ồn ào.
Điều tôi quan tâm nhất là có một phụ huynh đến dự, sau khi xem bảng điểm của con mình dưới trung bình đã đùng đùng nổi giận bỏ ra về sau khi có những lời nói không hay với cô giáo chủ nhiệm. Người này cho biết đã bỏ ra số tiền không nhỏ để cho cháu đi học thêm ở những "lò" dạy thêm có tiếng nhất thành phố.
Đâu đã vậy, ông còn thuê hẳn gia sư là một cựu sinh viên tốt nghiệp loại giỏi của một trường đại học đến dạy thêm vào cuối tuần. Vậy mà tất cả như "muối bỏ biển", kết quả học tập của cháu rất kém.
Người này còn tuyên bố trước khi ra về: sẵn sàng bỏ tiền để ủng hộ trọn gói cho trường để tổ chức các phong trào văn - thể - mỹ... miễn sao con ông phải có điểm số trên trung bình là được.
Khi giáo viên chủ nhiệm giải thích, điều quan trọng là không nên gây áp lực cho cháu bởi đây chỉ là điểm số của học kỳ 1, riêng điểm số học kỳ 2 mới mang tính quyết định. Việc nâng cao chất lượng học tập còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: chất lượng lên lớp của giáo viên; sự tự thân vận động của trẻ; sự quan tâm của phụ huynh với con em mình trong việc học tập; điều cốt lõi là tiền bạc sẽ không mua được kiến thức....
Ngay lập tức vị phụ huynh trên đã bỏ ra về với tuyên bố "sẽ xin chuyển con mình sang lớp khác và nếu cuối năm kết quả không thay đổi sẽ chuyển cháu đến TPHCM để theo học ở trường quốc tế.
Nói đến bệnh thành tích, người ta thường lên án ban giám hiệu, các thầy cô chạy theo thành tích chung, chạy theo các danh hiệu thi đua dẫn đến những kết quả "ảo" thật đáng buồn, đáng lo nhưng ít ai lại nhắc đến vấn nạn bệnh thành tích từ nhận thức, suy nghĩ, hành động của các bậc phụ huynh.
Họ sẵn sàng bỏ tiền để thuê gia sư có tên tuổi, kinh nghiệm, danh hiệu để hỗ trợ con em mình; họ sẵn sàng ủng hộ những khoản tiền lớn để mong con mình được "lưu ý đặc biệt", có được những điểm số đẹp... nhưng không biết rằng suy nghĩ và hành động trên vô tình trở thành "phương tiện" ngăn trở sự phát triển việc học của con em mình bởi đã rơi vào trường hợp "điểm số đẹp nhưng kiến thức bằng 0".
Việc phụ huynh dành thời gian kiểm tra, theo dõi việc học của con em mình dường như đang bị nhiều người "bỏ quên" thay vào đó là suy nghĩ "có tiền lẫn quyền là có tất cả"; và khi có tiền, có quyền thì sẽ có những điểm số đẹp để đến khi phát hiện ra kiến thức thật sự của con em mình thì đã quá muộn.
Xem ra bệnh thành tích trong ngành giáo dục từ các bậc phụ huynh không hề nhỏ và việc xóa bỏ cũng còn lắm gay go.
Áo giữ nhiệt, xe Grab và những sáng kiến chống rét cho con của phụ huynh Hà Nội Những ngày Hà Nội chìm trong đợt rét kỷ lục, phụ huynh và nhà trường có nhiều sáng kiến chống rét bảo vệ sức khỏe cho học sinh. Nghe dự báo thời tiết, chị Vũ Thị Minh có con đang học mầm non đắn đo có nên cho con đi học hay không. Những ngày tới, thời tiết miền Bắc dự báo rét...