Những tác dụng phụ có thể gặp khi dùng sữa ong chúa
Tuy sữa ong chúa mang lại nhiều lợi ích nhưng nó cũng ẩn chứa nhiều tác dụng phụ mà bạn cần hết sức lưu ý như dị ứng, gây khó chịu ở dạ dày, kích ứng hô hấp…
Gây ra các phản ứng dị ứng
Dù bạn dùng sữa ong chúa dưới dạng chất lỏng, viên uống hay bột thì nguy cơ gặp phải các phản ứng dị ứng là như nhau. Các nhà khoa học cho biết, do sữa ong chúa có thể chứa nhiều loại phấn hoa khác nhau nên những người bị dị ứng với bất kỳ loại phấn hoa nào cũng cần hết sức đề phòng. Phản ứng dị ứng có thể đi từ nhẹ tới nghiêm trọng, bao gồm ngứa, nổi mẩn đỏ, đau đầu,đau bụng và tệ hơn là sốc phản vệ, khó thở.
Theo nhiều chuyên gia sức khỏe, để đảm bảo sự an toàn cho chính bạn, nên xem xét làm một cuộc kiểm tra nhỏ với bác sĩ chuyên khoa để chắc chắn rằng bạn không bị dị ứng với phấn hoa cũng như các thành phần khác của sữa ong chúa trước khi sử dụng.
Xuất hiện các triệu chứng khó chịu ở dạ dày
Nhiều nghiên cứu phân tích các tác dụng phụ của sữa ong chúa cũng đã ghi nhận các trường hợp đau dạ dày, đầy hơi và rối loạn tiêu hóa sau khi dùng sữa ong chúa. Theo nhiều báo cáo y khoa, các thành phần trong sữa ong chúa có thể gây kích ức nhẹ với niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, với những người có cơ địa nhạy cảm, sự kích ứng này có thể khiến họ bị buồn nôn nôn và thậm chí là tiêu chảy.
Tuy sữa ong chúa mang lại nhiều lợi ích nhưng nó cũng ẩn chứa nhiều tác dụng phụ mà bạn cần hết sức lưu ý. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Gây kích ứng hô hấp, hen suyễn
Một khuyến cáo đặc biệt quan trọng dành cho những ai có tiền sử mắc bệnh hen suyễn là không nên dùng sữa ong chúa,dù ở bất kỳ dạng nào. Theo các nhà nghiên cứu, đã có rất nhiều trường hợp người bệnh hen suyễn sau khi dùng sữa ong chúa đã trải qua một loạt các triệu chứng khó chịu.
Phản ứng của cơ thể người bệnh suyễn với sữa ong chúa có thể ra các triệu chứng đi từ nhẹ đến trầm trọng như kích ứng da, khó thở do sự co thắt của các ống phế quản và túi khí trong phổi bị kích ứng. Ngoài bệnh nhân bị hen suyễn, các cá nhân được chẩn đoán mắc các loại bệnh liên quan tới phổi hoặc các vấn đề về hô hấp nên sử dụng sữa ong chúa hết sức thận trọng với sự theo dõi của bác sĩ.
Khiến da bị ngứa, nổi mẩn
Những người có làn da vốn nhạy cảm và dễ bị dị ứng với các loại mỹ phẩm cũng cần thận trọng khi quyết định dùng sữa ong chúa như một loại thực phẩm bổ sung. Các nghiên cứu quy mô lớn tại Mỹ đã cho thấy có nhiều trường hợp người có da nhạy cảm sau khi dùng sữa ong chúa hoặc các sản phẩm có thành phần sữa ong chúa sẽ bị ngứa, nổi mẩn đỏ trên da hoặc nặng hơn có thể gây phát ban trên toàn bộ cơ thể.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng chúng ta không cần quá lo lắng,bởi các dấu hiệu kích ứng da có thể tự hết sau 2-3 ngày. Nếu cần, bạn có thể dùng các loại thuốc bôi ngoài da giúp giảm cảm giác ngứa.
Theo VNE
Loãng xương do thuốc, vì sao?
Loãng xương là một trong những tác dụng phụ của một số thuốc khi dùng để chữa bệnh với diễn biến âm thầm khó phát hiện.
Bởi vậy, cả thầy thuốc và bệnh nhân cần biết về tác dụng không mong muốn này, dùng thuốc thận trọng để đạt hiệu quả chữa bệnh tối ưu nhất...
Thuốc gây loãng xương như thế nào?
Loãng xương do thuốc là tình trạng xương bị mất chất khoáng do tác dụng phụ của thuốc trị bệnh gây ra. Sự uống thuốc không cẩn trọng, uống thuốc bừa bãi, dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ hoặc điều trị không toàn diện có thể dẫn đến loãng xương. Kết quả, sau khi điều trị bệnh chính, người bệnh có thể phải điều trị tiếp theo bệnh loãng xương do thuốc gây ra.
Tùy vào từng nồng độ thuốc dùng (cao hay thấp), tùy vào thời gian sử dụng (ngắn hay dài) và đường dùng (uống hay tiêm), hiện tượng loãng xương do thuốc xảy ra ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Giống như loãng xương thông thường, loãng xương do thuốc cũng được xác định bằng cách đo mật độ xương. Người ta sẽ đo độ hấp thụ tia X khi chụp xương và từ đó đánh giá về mật độ xương. Điều khác biệt ở loãng xương do thuốc là: nếu dừng thuốc đúng lúc, loãng xương do thuốc không gây hệ lụy nghiêm trọng. Nhưng nếu dùng thuốc kéo dài, loãng xương do thuốc có thể gây gãy xương đùi và có thể dẫn tới tử vong ở người lớn tuổi. Câu hỏi được đặt ra là: Thuốc nào và bằng cách nào chúng có thể gây ra loãng xương?
Quy trình canxi đi vào xương như sau: Canxi được hấp thu từ ruột, sau đó dưới tác dụng của vitamin D sẽ đi vào xương, tạo cốt bào sử dụng để tạo xương, hủy cốt bào sửa chữa hủy bớt phần xương thừa. Nếu như các thuốc tác động vào một trong các mắt xích này thì gây ra loãng xương.
Xét theo cơ chế phân tử, các thuốc gây loãng xương theo các cơ chế sau: tăng thoái biến vitamin D, ức chế tạo cốt bào, tăng hoạt động của hủy cốt bào, giảm hòa tan canxi, tăng biệt hóa nguyên tạo cốt bào sang tế bào sinh mỡ.
Giảm hòa tan canxi trong ruột chính là các thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Dùng thuốc này càng mạnh, càng kéo dài thì nồng độ axit trong dạ dày càng xuống thấp khiến cho canxi khó hòa tan. Do đó giảm khả năng hấp thụ canxi vào trong máu. Nồng độ canxi hạ thấp khiến cho thiếu nguyên liệu tạo xương. Với loại loãng xương này có thể dùng canxi bổ sung.
Tăng sự thoái biến vitamin D làm cho canxi đi vào máu nhưng khó lắng đọng vào xương. Đây là tác dụng phụ của thuốc điều trị động kinh. Thuốc điều trị động kinh phải uống tới 2 năm. Thời gian này đủ để cho một người phụ nữ 40 tuổi chuyển sang loãng xương. Với loại loãng xương này, chỉ cần dùng vitamin D tăng cường.
Tăng hoạt động của hủy cốt bào là tác dụng phụ của thuốc chống đông máu, thuốc tránh thai progesteon, thuốc điều trị suy giáp trạng. Chúng làm tăng tốc độ hủy xương của các tế bào hủy cốt bào khiến cho xương bị hủy hoại nhiều hơn. Với loại loãng xương này, chúng ta phải dùng thuốc ức chế hủy cốt bào để điều trị.
Giảm hoạt động của tạo cốt bào là tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm loại ức chế thoái biến serotonin, thuốc điều trị bệnh đái tháo đường typ 2 loại thiazolidinedion, thuốc điều trị bệnh tự miễn loại corticoid. Khi tế bào tạo cốt bào giảm hoạt động thì phần xương mới chậm được tạo ra. Do đó, xương bị mất chất canxi nhanh chóng. Thuốc làm tăng hoạt động của tạo cốt bào có thể sử dụng trong trường hợp này như các chế phẩm PTH peptid.
Cách gì để khắc phục?
Để phòng chống loãng xương do thuốc, bác sĩ khi kê đơn cần chú ý loại thuốc người bệnh đang uống. Nếu thuốc người bệnh đang dùng nằm một trong các thuốc trên thì cần điều chỉnh liều dùng phù hợp. Theo dõi sát triệu chứng và giảm liều ngay khi có thể. Ví dụ: thuốc chống đông máu cần giảm liều ngay khi rối loạn tăng đông được khắc phục. Giảm liều tiến tới dừng thuốc rất có giá trị làm ngừng hãm loãng xương.
Chúng ta có thể dùng thêm vitamin D bổ sung nếu như người bệnh phải dùng thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng từ 1 tháng trở lên. Ví dụ như thuốc giảm tiết axit loại kháng histamin trên thụ cảm thể H2. Liều dùng bổ sung canxi được tiến hành ngay khi người bệnh dùng thuốc. Chú ý chức năng thận tránh tạo sỏi thận. Bạn rất nên dùng thêm vitamin D ở trong trường hợp này.
Vitamin D cũng rất nên dùng khi bạn dùng thuốc điều trị động kinh thế hệ cũ loại phenytoin. Loại thuốc này ngày nay ít được dùng vì phổ hẹp của nó. Nhưng với những thể bệnh động kinh khó trị thì phenytoin rất hữu ích. Khi đó, nên sử dụng tăng cường vitamin D và tiếp tục kéo dài thêm thời gian sử dụng vitamin D thêm 1 tháng sau đó. Ngay khi bạn được sử dụng thuốc tránh thai, thuốc chống đông máu, thuốc điều trị suy giáp trạng, thuốc ức chế hủy cốt bào loại biphosphat có thể được xem xét dùng thêm vitamin D. Thuốc biphosphat chỉ nên dùng khi thang độ T của loãng xương dưới -1 vì thuốc này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ.
Bên cạnh các thuốc trên, bạn nên tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D và canxi như cá, tôm, sữa, hải sản, thủy sản, trứng, gan hoặc có thể uống thêm viên bổ sung dầu cá...
Theo VNE
Những nguy hại không ngờ khi dùng nồi nhôm rẻ tiền đun nấu Nhiều người đã chọn nồi nhôm "siêu rẻ" là vật dụng để nấu nướng mà không hề biết rằng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Nhiều người mua vì rẻ Với tâm lý thích đồ rẻ, nồi nhôm "siêu rẻ" bán tại các chợ trên địa bàn Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác hiện được nhiều người, nhất là đối tượng...