Những sở thích ‘lạ đời’ của học sinh
Có những điều thú vị và kì lạ ở teen khiến thầy cô, ba mẹ cảm thấy rất khó hiểu như thích đến trường và được nghỉ tiết học.
Bởi với người lớn thì đi học là điều có lợi đối với teen, và hẳn ai cũng từng nghe “học là cho bản thân mình chứ không phải cho ai khác”. Nhưng khi đi học thì teen lại có những sở thích “lạ đời” mà khó ai có thể lí giải nổi? Chỉ có teen mới hiểu.
Thích đến trường và được nghỉ giờ
Có những bạn hài hước nói rằng: “Đến trường mà được thông báo nghỉ học thấy vui hơn là biết được nghỉ từ hôm trước.” Có lẽ bởi một khi đã cắp sách tới lớp thì chẳng ai lại nghĩ là sẽ được nghỉ giờ, mặc dù trong lòng mong muốn.
Cô Hạnh (giáo viên toán một trường THPT – Hà Nội) nói: “Khi thông báo với các em là hôm nay được nghỉ tiết nào đấy thì đột nhiên cả lớp vỗ tay, reo hò, vui sướng, em nào em nấy như bắt được vàng. Nhiều khi các thầy cô giáo thường đùa nhau là, không biết học sinh của mình “ghét” thầy cô cỡ nào mà khi nghe tin thầy cô ốm lại vui mừng đến vậy?”.
Đến đây hẳn ai cũng hiểu, hoan hô không phải vì thầy cô ốm, mà vì teen sẽ được nghỉ tiết. Khi đó teen vừa thoát được những câu kiểm tra bài cũ, vừa “không phải” học mà lại còn được tha hồ “tám” chuyện hay làm những việc khác.
Liệu có phải là nghịch lí?
Khi mà teen đi học teen phải nộp tiền, teen học tốt trước hết là có lợi cho bản thân, tốt cho gia đình. Vậy mà lại vẫn thích được nghỉ, không phải học. Xét cho cùng thì người chính là teen mà! Có lẽ là không. Bởi ở lứa tuổi nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò thì đây là điều “đặc biệt” thể hiện đúng chất học trò.
Video đang HOT
Thích không phải học bài mà vẫn được điểm cao
Đây là điều mà hầu hết teen đều thích. Nhất là những lần học bài cũ. Với một số môn học hiểu hoặc làm bài tập thì không sao. Nhưng với một số môn học thuộc lòng thì quả là ác mộng. Rồi những đợt kiểm tra chất lượng, kiểm 15 phút, kiểm tra một tiết, kiểm tra học kì… với hơn chục môn liên tục đến với teen. Quả là trở tay không kịp khi mà thường ngày teen đã ngại học bài cũ, giờ lại phải ôn tập, học thuộc cả quyển sách dày cộp.
Những bạn học bình thường đi thi thì sợ bị điểm thấp, với những bạn học lực giỏi thì đi thi lại sợ không đạt điểm cao. Bên cạnh đó áp lực điểm số, thành tích đã khiến teen thực sự “thích” điều này.
Thích đi học mà không phải thi lấy điểm và vẫn được lên lớp
“Mình rất thích đi học mà không phải thi cử. Mình thấy học sinh bây giờ bắt buộc phải có quá nhiều điểm. Nào là điểm miệng, 15 phút, hệ số 2, thi cuối kì. Mỗi lần kì thi đến là mình và các bạn phải “còng lưng” ôn thi. Chưa hết môn này lại đến môn khác, mệt mỏi vô cùng, nhiều khi ôn tập mãi mà chẳng hết. Rồi đến lúc thi, những phần mình ôn thì không có trong đề, những phần chưa kịp ôn hay ôn chưa kĩ lại có”- Linh (17 tuổi) nói.
Việc dựa vào điểm số để đánh giá học sinh? Để bố mẹ quyết định cho con nên chơi với bạn bạn kia hay không? Đã làm cho nhiều teen cảm thấy áp lực vô cùng. Chính vì vậy mà nhiều teen mong ước “giá mà không phải thi vẫn được lên lớp, giá mà đi học không phải kiểm tra.
Thực ra thì kiểm tra và thi cử là điều cần thiết trong việc học tập. Bởi qua đó nó đánh giá những gì mà bạn đã nhận được trong suốt cả một quá trình học tập. Thế nhưng nếu coi việc kiểm tra là một cách để qua đó có những nhận xét về cách nhìn nhận của học sinh trong các vấn đề và tiếp thu bài như thế nào mà không quá quan trọng hóa vấn đề điểm thì hẳn là tất cả học sinh ai cũng có một tâm lí thoải mái, không lo lắng, sợ sệt. Biết đâu lúc ấy teen lại thấy hào hứng học hơn?
Theo Kênh 14
Lên đại học có cần chép bài?
Nhiều sinh viên đi học chỉ dùng 1 quyển vở cho tất cả các môn, thậm chí họ đến trường chỉ để nghe giảng chứ không hề ghi chép bất kì thông tin nào. Liệu đó có phải là cách học tích cực?
Trở thành sinh viên, việc học luôn dựa trên sự tự giác và khả năng tư duy của mỗi người. Chính vì thầy cô không còn kiểm tra tập vở, không bao giờ quan tâm xem sinh viên có làm bài, học bài, đọc bài trước ở nhà hay không, nên nhiều bạn chủ quan, dần dần chây lười và bắt đầu học theo cách mình muốn...
Đi học không cần tập, vở, bút...
Khánh Nguyên (sinh viên năm 1 ĐH KHXH & NV) chỉ mang theo một ba lô nhỏ khi đi học, mà ba lô này không có gì ngoài máy vi tính, chai nước suối, đồ dùng cá nhân và thẻ sinh viên. Lên lớp, Nguyên nghe giảng nếu thích, còn không, cậu ấy ngủ, nhắn tin, nghe nhạc hoặc...lướt web. Khi được hỏi, Nguyên trả lời: "Gần đến kì thi chỉ cần tìm giáo án điện tử của thầy cô xem là xong, chép chi cho mệt. Hơn nữa, mọi thứ có sẵn trong tài liệu cả. Thời gian học rất nhiều mà cứ chép hết thì...mệt lắm!".
Khá nhiều sinh viên cũng giống như Nguyên. Họ đem theo máy vi tính và cho đó là công cụ học tập của mình. Khi thầy cô giảng đến đâu thì họ mở giáo trình điện tử ra theo dõi đến đó, thi thoảng lại "tranh thủ" mở Facebook, chơi games, hoặc cho bạn bè xem những đoạn clip thú vị. "Thường thì những buổi mang laptop theo đi học, khả năng tiếp thu của mình giảm. Đơn giản vì mình không thể tập trung vào 2 việc cùng một lúc, mọi thứ trên mạng rất hấp dẫn, và trong khi mọi người chăm chỉ ghi bài thì mình tự nhủ "mượn tập bạn về chép vậy". Đến khi mượn tập về nhà thì lại lười chép, rồi bảo gần thi rồi mượn phô tô luôn... Cứ thế... Và mình cảm thấy mình thụ động và chán học hẳn", Thanh Nhã (sinh viên năm 1 ĐH Sài Gòn) cho biết
Nhiều sinh viên đã từng hối hận vì không chép bài, đơn giản vì có một số môn thầy cô thường giảng tóm lược nội dung, nên học trong vở sẽ dễ dàng hơn và không tốn nhiều thời gian. Đó là chưa kể, thầy cô luôn giảng những vấn đề thú vị không có trong sách và đề thi thường ra trong những nội dung này.
Mai Hương (sinh viên năm 1 ĐH KHTN) chia sẻ: "Học kì 1, mình không sửa những bài tập thầy cho. Không ngờ, đề thi trúng vào mấy phần đó. Vì là đề mở nên mọi người dễ dàng làm tốt. Riêng mình vì không chép bài nên lúng túng, không có vở để mở, thế là điểm rất thấp, xém chút nữa phải học lại."
Chép không chọn lọc
Bên cạnh những sinh viên không thích chép bài thì vẫn có rất nhiều sinh viên giữ thói quen thời còn là học sinh: luôn chép đầy đủ không thiếu một chữ.
Thanh Hằng (sinh viên năm 1 ĐH Tôn Đức Thắng) luôn được bạn bè mượn tập để phô tô. Lý do vì Hằng chép rất nhiều và đầy đủ, chép luôn cả những gì thầy cô giảng, chép luôn nội dung có sẵn trong sách và giáo án điện tử. "Nếu đi học mà không chép, mình cảm thấy rất khó chịu, cứ như là không học ấy. Không chép bài làm mình mất tự tin", Hằng cho biết
Có nhiều bạn cúp học triền miên, nhưng lòng cảm thấy không an tâm nên...lấy đề cương ra chép lại vào tập. Nhưng khi chép, họ không hề chú ý đến nội dung, mà chỉ chép lấy lệ, chép cốt để tỏ ra mình có học bài.
"Tập vở của mình toàn chữ và chữ. Có khi chép về rồi mở ra chẳng biết làm gì, cũng chẳng hiểu, vì lúc thầy cô giảng mình toàn lo chép bài mà thôi", Minh Luân (sinh viên ĐH Bách Khoa) bày tỏ.
Nên học theo cách nào?
Ở bậc đại học, phương pháp học của bạn nên được thay đổi sao cho phù hợp với môi trường học và từng môn học cụ thể. Chép bài quá nhiều sẽ lãng phí thời gian và không hiệu quả, nhưng nếu không chép, kết quả học tập của bạn có thể bị ảnh hưởng. Tốt nhất là:
* Nên đọc tài liệu trước khi đến lớp. Đọc sơ cũng được. Việc này giúp bạn định hình được nội dung tóm lược của bài học, nếu phần nào có sẵn trong tài liệu thì khỏi cần chép lại, còn phần nào mới lạ, thú vị mà thầy cô giảng (không có trong sách), bạn nên chép vào vì rất có thể ra thi.
* Giữ gìn tập vở cẩn thận. Điều này sẽ tạo cảm hứng cho bạn ghi chép và học bài tốt hơn.
* Nên làm bài tập vào vở và sửa. Điều này rất quan trọng và có tính quyết định đến việc đậu - rớt của bạn.
Bạn không chép bài, không xem tài liệu, bạn vẫn được thi. Nhưng muốn thi đậu mà không có phương pháp học tập khoa học thì có lẽ điều đó không thể thực hiện. Sự tự giác cần được đề cao. Vì vậy, hãy chép bài có chọn lọc. Học đúng cách, bạn sẽ gặt hát được kết quả như mong đợi.
Theo Mực Tím
Nhiều tỉnh thành cấm dạy, học thêm buổi tối Sáng 29/11, Quy định về dạy thêm, học thêm của UBND TP Hải Phòng chính thức triển khai. Theo đó, việc dạy, học thêm chỉ từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút và từ 14 giờ đến 19 giờ 30 phút. Mỗi học sinh học thêm trong nhà trường không quá ba buổi/ tuần; mỗi buổi không quá bốn tiết...