Những số phận bi kịch và tấm lòng nhân ái của người lạ
Rất nhiều mảnh đời rơi vào bi kịch vì tai nạn, bệnh tật. May thay, cuộc sống vẫn còn rất nhiều tấm lòng thơm thảo, sẵn sàng giúp đỡ những người xa lạ qua cơn khốn khó…
PV Thanh Niên trao tiền của bạn đọc hỗ trợ em Phạm Văn Chung ở huyện Quảng Ninh – Huệ Minh
Bốn cháu bé ở bản Pa Choong, xã Trọng Hóa, H.Minh Hóa, Quảng Bình vừa mất đi người mẹ Hồ Thị Chăn do bị lũ cuốn trôi ngày 2.9. Người mẹ ra đi, để lại 4 người con thơ dại. Đứa đầu mới học lớp 9. Từ khi mất mẹ, các cháu chỉ ăn măng rừng qua ngày.
Chuyện bắt đầu từ việc tôi chia sẻ bài báo về hoàn cảnh của 4 cháu kèm mấy lời “xin gạo” cho các cháu trên mạng xã hội. Tức thì, nhà báo Cao Minh Hiển chuyển khoản ủng hộ và không quên chia sẻ lên trang cá nhân của mình. Từ đó, nhiều người đã góp tiền cho 4 cháu thông qua anh dù họ chưa từng quen biết các bé.
Bất ngờ một hôm đang trên xe đi công tác thì nhà báo Cao Minh Hiển gọi tôi: “Em ơi, anh chuyển tiếp cho em 17 triệu đồng nữa nhé, em sắp xếp đến trao cho các cháu giúp anh và mọi người em nhé”.
Chị Hồ Thị Chăn ra đi để lại 4 đứa con nhỏ bơ vơ, thiếu đói
Những cuộc gọi, email bất ngờ như vậy khiến những người làm báo như tôi cảm thấy có thêm động lực. Giống như niềm vui chiều 9.9, Báo Thanh Niên thông báo rằng có thêm hơn 69 triệu đồng tiền bạn đọc giúp em Phạm Văn Chung (ở thôn Trung Quán, xã Duy Ninh, H.Quảng Ninh, Quảng Bình). Mãi theo công việc, đến tối tôi mới có thời gian báo tin cho cô giáo Nguyễn Thị Kim Oanh, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh – ngôi trường nơi Chung theo học.
“Vậy á”, cô giáo Oanh ngạc nhiên đến độ không tin đó là sự thật. Là người đến nhà Chung rồi nhắn tin nhờ tôi tìm cách giúp em, chắc rằng cô Oanh là người hạnh phúc nhất khi học trò của mình được những vòng tay xa lạ cứu giúp.
Video đang HOT
Ngôi nhà nghèo khổ của gia đình Chung
Là nguồn sống duy nhất của cả gia đình, giờ anh Tám bị nạn khiến 6 người gặp vô vàn gian khó
Chung là nhân vật trong bài Xót xa tình cảnh của một học sinh lớp 12 (Báo Thanh Niên số ra ngày 11.6.2019) với gia cảnh cả nhà phải chạy ăn từng bữa vì cha của em là ông Phạm Lê Dũng (50 tuổi) bị mất sức lao động, đau ốm nhập viện triền miên; bà Hoàng Thị Hạnh (44 tuổi) mẹ của Chung đi phụ hồ nuôi cả gia đình. Nhà nghèo rồi Chung còn gặp nhiều tai ương. Chấn thương nhưng không có tiền chữa trị đã để lại di chứng trong cơ thể em. Hằng ngày, Chung đến trường với những cơn đau quằn quại và phải tập viết tay trái. Gần đến kỳ thi THPT 2019 nhưng em phải vật lộn chữa trị tại Hà Nội vì đau không thể cầm cự được nữa. Khi còn mấy ngày nữa diễn ra kỳ thi, em xin tạm ra viện về quê thi.
Ngay ngày thi thứ hai của kỳ thi THPT, ngày 26.6, tôi đã đến thôn Trung Quán trao số tiền 48,5 triệu đồng của bạn đọc hỗ trợ cho Chung. Ngoài ra, một đơn vị tại Hà Nội cũng gửi trực tiếp cho gia đình Chung số tiền hơn 7 triệu đồng.
“Em không làm được, vì không ôn luyện và em đau quá không viết được, ngồi thi mà đau không chịu thấu. Các giáo viên coi thi cứ động viên em cố viết được gì cứ viết”, Chung tâm sự về mấy môn thi đầu. Nhưng may mắn đã mỉm cười bởi Chung đỗ tốt nghiệp.
Về với bà con mới thấy có nhiều hoàn cảnh nghiệt ngã đến không tưởng. Ngày 9.9, tôi trao số tiền 36.850.000 đồng của bạn đọc giúp đỡ anh Nguyễn Ngọc Tám (ở xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch; nhân vật trong bài viết Chồng bị tai nạn, vợ chỉ còn 300.000 đồng! đăng trên Báo Thanh Niên số ra ngày 6.5.2019). Trước đó, Báo Thanh Niên đã trao đợt 1 số tiền 74.700.000 đồng cho anh Tám.
Những người hỗ trợ, họ đâu quen biết gì em Chung hay anh Tám. Chỉ đơn giản họ mang tấm lòng nhân ái, thương người như thể thương thân, không cầm lòng được trước những trắc trở của cuộc đời…
Theo Thanh niên
Bế giảng Chương trình học kì nhân ái - 'Đi! Để biết yêu thương'
Tối 5/7, chương trình Học kì nhân ái với chủ đề "Đi! Để biết yêu thương" năm 2019 đã khép lại.
Với mục đích tạo một sân chơi bổ ích, lý thú, hun đúc những tình cảm tốt đẹp trong tâm hồn và góp phần xây dựng nhân cách cho con trẻ trong những ngày hè, Trung tâm Đao tao can bô Hôi Chư thâp đo Viêt Nam triển khai chương trình trại hè giáo dục trải nghiệm "Học kì nhân ái" với chủ đề "Đi! Để biết yêu thương" dành cho các em trong độ tuổi từ 9 - 13 tuổi, đươc thiêt kê ý nghĩa, sinh đông, phu hơp vơi đăc điêm tâm ly, thê chât cua tre.
Chương trình được xây dựng với ý tưởng vận hành một hành trình chở đi và mang đến những xúc cảm, những giá trị sống về tình yêu thương cho con trẻ từ những điều đơn giản, gần gũi nhất; những nơi thân thuộc nhất, những người thân yêu nhất trong cuộc sống của các em. Để từ đó nuôi dưỡng, phát triển hạt mầm yêu thương trong tâm hồn các em thành ý thức, thái độ và hành động chan chứa tình yêu, sự thấu hiểu, sự sẻ chia, tấm lòng nhân ái, vị tha; để từ đó các em nhận ra "Nếu con người luôn biết yêu thương đúng cách thì cuộc sống sẽ luôn là những tháng ngày hạnh phúc!".
Ông Nguyễn Quốc Dân - Giám đốc Trung tâm Đao tao can bô Hôi Chư thâp đo Viêt Nam
Ông Nguyễn Quốc Dân - Giám đốc Trung tâm Đao tao can bô Hôi Chư thâp đo Viêt Nam - phát biểu bế giảng Chương trình học kì nhân ái 2019: "56 bạn học sinh đến từ các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Thái Nguyên, Hải Phòng và Hà Nội đã cùng học, cùng trải nghiệm sau 6 ngày đêm dưới một ngôi nhà chung "Học kì nhân ái". Trong suốt những ngày vừa qua, thầy cô chia sẻ với các cháu những bài học sâu sắc, những trải nghiệm, những bài học yêu thương. Chúng tôi mong muốn các cháu có được trải nghiệm thực sự ý nghĩa để nhận ra những giá trị lớn lao của tình yêu thương đối với con người. Trại hè Học kì nhân ái đã khép lại nhưng đã mở ra cho các em những người bạn mới, những kỉ niệm khó quên, những hiểu biết mới, nhận thức mới với bao giá trị lớn lao mà mỗi em biết trân trọng, nâng niu, biết sống yêu thương thì chắc chắn cuộc sống sẽ tốt đẹp lên gấp nhiều lần.
Với những trải nghiệm thực sự, các em sẽ được rèn luyện các kỹ năng sống thiết yếu cho bản thân: kỹ năng sống tự lập, làm chủ bản thân; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng hoạt động nhóm; kỹ năng quản lý cảm xúc; kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích và sơ cấp cứu; kỹ năng thoát hiểm; kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục... Chương trình cũng là cơ hội để cho các em thể hiện mình trong các hoạt động tập thể, vui chơi, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao lành mạnh.
Ngoài ra, chương trình đã giúp các em được sống, trải nghiệm và rèn luyện trong một môi trường tốt nhất để nuôi dưỡng, phát triển tình yêu thương từ sâu bên trong tâm hồn. Bằng những chuyến học hỏi thực tế ở Trung tâm Hồi phục Chức năng Thụy An, Ba Vì, các em được tiếp xúc và nghe những chia sẻ từ những bạn tại đây để thấu hiểu, đồng cảm với những khó khăn, vất vả cũng như tinh thần lạc quan, hy vọng của những bạn nhỏ khuyết tật tại đây".
Một số hình ảnh tại buổi bế giảng Chương trình học kì nhân ái - Đi! Để biết yêu thương:
56 em học sinh đã cùng nhau sinh hoạt trong khoảng thời gian 6 ngày của chương trình
Các phụ huynh cũng có mặt để chứng kiến những thành quả của các con sau quãng thời gian này
Tiết mục văn nghệ của các em tại buổi bế giảng
Các em được học tập kĩ năng kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích và sơ cấp cứu
Trung tâm Đao tao can bô Hôi Chư thâp đo Viêt Nam trao chứng nhận cho các em tham dự Học kì nhân ái năm 2019.
Đức Long
Theo baonhandao
Công ty TNHH An Chi Vận: Thắp sáng ước mơ cho các em vùng cao Công ty TNHH An Chi Vận phối hợp với các nhà hảo tâm có tấm lòng nhân ái làm chủ đề "Chắp cánh ước mơ" mang cái chữ về bản cho các em học sinh vùng cao. Công ty TNHH An Chi Vận tổ chức Lễ trao tặng. Trưởng đại diện miền Bắc - Công ty TNHH An Chi Vận Nguyễn Thị Minh...