Những siêu phẩm công nghệ vượt thời gian
Đã có thời những thiết bị này được coi là “siêu phẩm”, là thứ đặt nền tảng cho nhiều công nghệ sau này. Đó là các sản phẩm có tầm ảnh hưởng lớn đến các tư duy thiết kế hiện tại.
Các sản phẩm công nghệ ngày nay đang biến đổi với tốc độ đáng kinh ngạc, nhưng cội nguồn của chúng thực ra lại bắt nguồn từ những thiết bị có vẻ như đang biến thành “đồ cổ”. Thực vậy, những chiếc điện thoại đa chức năng, camera và máy tính hiện đại ngày nay đều bắt nguồn từ những thiết bị từng một thời rực rỡ hào quang cách đây hàng chục năm.
iPod “nguyên thủy”
Xuất hiện trên thị trường từ tháng 10/2001, những chiếc iPod đầu tiên chỉ lưu được 1.000 bài hát trên chiếc ổ cứng 5GB của chúng. Máy chỉ có 5 chiếc nút bấm ở mặt trước, rồi các phiên bản sau đó có thêm bánh xe điều hướng và bánh xe kiêm nút bấm để thay thế nút bấm riêng rẽ.
iPod là cuộc cách mạng thực sự để bạn thưởng thức mọi lúc mọi nơi những bài hát được chuyển đổi từ kho đĩa CD ra hoặc các bài hát MP3 tải từ mạng Internet xuống. Trước đó, tên tuổi Sony Walkman được các tín đồ nghe nhạc tín nhiệm nhưng iPod nhanh chóng trở thành thiết bị thay thế hoàn hảo. So với iPod, Sony Walkman tỏ ra cồng kềnh, thiếu cơ động, bất tiện và tỏ ra lạc hậu.
Motorola Flip Phone (StarTAC)
Thực ra, Motorola không phải là công ty đầu tiên bán ra thị trường loại điện thoại gập. Tuy nhiên, khi công ty này giới thiệu chiếc StarTAC vào năm 1996 thì cả thế giới đã “phát sốt” thực sự với ĐTDĐ. Hơn 60 triệu chiếc StarTAC được bán hết. Nguyên nhân thành công của StarTAC được cho là do kích cỡ nhỏ bé và rất nhẹ (87g), đúng theo nghĩa điện thoại cầm tay. Motorola cũng rất thành công khi bán được 130 triệu chiếc Razr (phiên bản điện thoại &’dao cạo” của hãng) khi làn sóng sử dụng điện thoại siêu mỏng, siêu nhẹ mới bắt đầu.
Atari VCS/2600
Cuối những năm 70 và đầu 80 của thế kỷ trước xuất hiện những chiếc hộp đồ chơi điện tử dùng tiền xu mà bạn có thể đứng hàng giờ với bạn bè ở đó. Phiên bản thu nhỏ của hệ thống này có thể cắm vào màn hình TV ở nhà và chúng được gọi là bộ game console gia đình. Atari Video Computer System (Atari VCS) chính là đại diện đầu tiên của hình thức chơi game video này. Các hệ thống game console ngày nay được cải tiến và trở nên hiện đại rất nhiều, điển hình trong số này có Nintendo Wii, Microsoft Xbox 360, Sony PlayStation.
Máy ảnh Polaroid
Video đang HOT
Chiếc máy ảnh Polaroid ra mắt vào năm 1948, và tới những năm 60 chúng có thêm nhiều phiên bản khác nhau, chẳng hạn như SX-70/Time Zero, Polaroid Swinger (19,95USD), hoặc chiếc Captiva và Joycam &’hiện đại hơn’. Ngày nay, bạn khó có thể tìm được một chiếc Polaroid hoàn chỉnh.
Đĩa CD và DVD
Nhiều năm trước đây, đĩa mềm được coi là phương tiện lưu trữ phổ thông nhất của máy tính thời ban đầu. Rồi sau đó chuyển tới thời của đĩa ghi CD, và mặc dù không phải đĩa từ và chứa được khá ít dữ liệu nhưng dung lượng của đĩa vẫn đạt mức 700MB. Tiếp sau thời CD là đĩa DVD với khả năng lưu trữ nhiều hơn.
Dung lượng lưu trữ thông thường của DVD là 4,7GB, và tùy vào công nghệ sử dụng, có thể là 1 lớp hoặc 2 lớp, mà dung lượng của đĩa được tăng lên nhiều. Do giá các thiết bị lưu trữ ngày nay giảm mạnh trong khi giá của CD/DVD vẫn giữ vững như trước đây nên người dùng đang có xu hướng quay lưng với phương tiện lưu trữ trên đĩa quang này.
Máy chữ
Mặc dù đã trở thành đồ cổ nhưng các phím bấm của máy chữ lại là nền tảng cho hầu hết các công nghệ nhập liệu hiện tại. Điển hình là kiểu dạng bàn phím máy tính và bàn phím các thiết di động đang rất phổ biến ngày nay.
iPhone
Năm 2007, điện thoại di động phổ biến là dạng gập và thanh với bàn phím cảm ứng nhưng Apple đã làm thay đổi điều đó khi ra đời iPhone đầu tiên chỉ có màn hình cảm ứng và bàn phím ảo. Với mức giá 600 USD, iPhone được xếp vào dòng điện thoại hạng sang. Ban đầu, sản phẩm bị giới phân tích hoài nghi và bị các tên tuổi như Motorola, Paln, Microsoft và Nokia châm biếm, coi thường.
Tuy nhiên, 5 năm sau, chính các “ông lớn” này đã trở thành nạn nhân của cơn sốt iPhone và phải điều chỉnh để thích nghi. Tính đến nay, đã có hàng trăm triệu điện thoại iPhone được bán ra trên toàn thế giới và “chú dế” này đã tác động không chỉ tới cuộc sống của con người mà tới cả xu hướng sản xuất smartphone trên toàn cầu.
Máy tính bảng iPad
Hãng đầu tiên sản xuất đại trà máy tính bảng là Microsoft với mẫu Microsoft Tablet PC vào năm 2002. Sản phẩm này kèm theo bút cảm ứng nhưng cũng không tạo ra được một cuộc cách mạng máy tính bảng.
Đối với Apple, tuy không phải là hãng đầu tiên cho ra đời dòng máy tính bảng nhưng Apple lại là hãng đã định hình ra loại hình thiết bị này và đã khiến cả thế giới phải “phát sốt” vào năm 2011 với phiên bản iPad đời đầu. Sản phẩm có màn hình cảm ứng cỡ 9,7-inch và chủ yếu sử dụng ngón tay. Sản phẩm chủ yếu dành cho giải trí. Hiện nhiều nơi như văn phòng, bệnh viện, trường học… đã bắt đầu sử dụng máy tính bảng này.
Theo VietBao
Vì sao game Trung Quốc bị ghét?
Không thể phủ nhận một điều rằng thị trường game online Việt có được sự phát triển như ngày nay là nhờ dòng sản phẩm MMO tới từ Trung Quốc. Thành công cực lớn của Võ Lâm Truyền Kỳ và các tựa game kiếm hiệp khác đã tạo nên một cộng đồng người chơi đông đảo, gắn kết chặt chẽ với nhau, điều mà nhiều đối thủ tới từ Hàn Quốc không làm được.
Thế nhưng, dường như càng ngày số lượng người tỏ ra không thích thú hoặc thậm chí là "ghét" game Trung Quốc càng tăng dần tại Việt Nam. Họ cho rằng chỉ vì không có game nào khác để chơi nên mới phải chịu gắn bó với chúng, số khác lại ước ao một ngày các NPH tẩy chay mặt hàng này. Vậy lý do nào dẫn đến sự thật "bi đát" như vậy?
Chất lượng game nhập về quá kém
Đây là nguyên nhân đầu tiên và cũng là nguyên nhân cốt yếu dẫn tới việc MMO Trung Quốc bị chê bai. Thực tế, ngành công nghiệp sản xuất trò chơi trực tuyến tại xứ Gấu trúc những năm gần đây đang phát triển rất tốt với số đầu game đạt chất lượng cao không ít, có thể đơn cử như Cửu Âm Chân Kinh, Tiếu Ngạo Giang Hồ, Lưu Tinh Hồ Điệp Kiếm...
Các MMO "đỉnh" không được nhập về.
Thế nhưng điều trớ trêu là rất ít NPH tại Việt Nam dám mua hoặc đủ tiền để tậu chúng về dải đất hình chữ S, đặc biệt là các NPH nhỏ thì điều này nằm ngoài khả năng của họ. Vì thế giải pháp chọn các tựa game rẻ, thu hồi vốn nhanh, đánh đúng vào thị hiếu của một bộ phận lớn gamer ưa thích 2D, 2.5D hóa ra lại là cách hay.
Dần dần, cách làm trên khiến giới trẻ nội địa có ấn tượng sâu đậm rằng cứ game Trung Quốc chắc chắn là không hay, chỉ toàn auto hoặc hút tiền là chính... Thậm chí trên diễn đàn cứ thấy có game mới là chẳng cần biết hình thù nó như thế nào vẫn sẽ có người chê bai tức khắc, âu đó cũng là hệ quả khó tránh khỏi.
Các game TQ nhập về đều có chất lượng thấp.
Hơn nữa, sự phát triển của auto cùng với khả năng bị hack quá dễ lại càng khiến người chơi Việt chán nản hơn nữa. Cá biệt một số còn khăng khăng khẳng định rằng chính MMO tới từ xứ Gấu trúc đã làm "băng hoại" cả một thế hệ, là khởi nguồn của việc gamer Việt bị khinh thường tại các server nước ngoài như ngày nay.
Tâm lý không muốn là "món hàng ngon"
Còn nhớ cách đây không lâu khi giới kinh doanh game Trung Quốc biết rằng việc nhập game về Việt Nam phải đình trệ, họ đã dáo dác lo sợ với lập luận rằng "thị trường béo bở của mình đang mất dần". Thậm chí có trang tin còn quan ngại rằng rồi một ngày khả năng kiểm soát 80% thị trường sẽ không còn.
Rõ ràng, với ngành MMO xứ Gấu trúc, từ lâu họ đã coi Việt Nam như một nguồn thu lợi cực lớn mà không phải lo đối thủ nào ngáng đường. Các báo cáo doanh thu trước nay đều ngạo nghễ với sự kiếm soát quá lớn của mình.
Không ai muốn mình là món hàng cho kẻ khác xâu xé.
Chắc chắn điều này không khỏi khiến gamer Việt cảm thấy "ngứa mắt". Tâm lý ai cũng vậy, nếu cứ mãi là món hàng ngon cho kẻ khác trong khi đó chính mình không thể kiếm lợi từ nó thì chẳng vui vẻ gì. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới việc các dự án "made in Việt Nam" thường nhận được sự ủng hộ lớn lao.
Đã xuất hiện không ít ý kiến cho rằng chúng ta nên thắt chặt nhập khẩu game hơn nữa (giống như chính Trung Quốc đang làm với các MMO ngoại). "Như thế mới có cơ hội cho hàng nội vươn lên", đại diện một NSX game trong nước từng phát biểu như thế.
Hoặc đơn giản chỉ là... ghét
Với tình cảm nói chung, khó có thể tìm thấy nguyên nhân cụ thể dẫn tới từng cung bậc cảm xúc. Ghét cũng như yêu, nhiều khi chính người trong cuộc cũng chẳng hiểu vì sao mình lại như vậy, điều này cũng đúng phần nào với việc game Trung Quốc bị tẩy chay tại Việt Nam, trong khi thường game Hàn Quốc hoặc Nhật Bản được tôn trọng hơn.
Trên thực tế dường như chất lượng quá kém của đa phần các mặt hàng xuất xứ phương Bắc (đặc biệt là đồ điện tử hoặc hàng nhái tinh vi) đã tạo nên vết hằn sâu trong tiềm thức giới trẻ nước nhà. Chính vì thế con mắt đánh giá trò chơi của họ cũng nghiêng theo chiều hướng thấp kém.
Hơn nữa, sự ảnh hưởng của "phong trào bài game Trung Quốc" trên các diễn đàn cũng khiến người xem tự nhiên... vào hùa theo. Ai cũng biết sức mạnh của số đông và không phải ai cũng dám đứng lên phản đối hoặc nói lên chính kiến của mình, cứ thế trong nhiều năm tạo nên một xu hướng chung là... ghét.
Còn bạn, theo bạn còn nguyên nhân nào nữa hay không?
Theo Bưu Điện Việt Nam
Revlon khuyến mãi 67% trên Yes24 Hãng tập trung ưu đãi các dòng sản phẩm phấn trang điểm đa chức năng và chuyên nghiệp. Nhà phân phối độc quyền mỹ phẩm Revlon tại Việt Nam - Newlink hợp tác với website Yes24 tổ chức chương trình giảm giá từ 50% đến 67% tại hệ thống bán hàng online Yes24.vn. Trong chương trình lần này, Newlink tập trung ưu đãi...