Những sáng tạo siêu hay trong việc dạy học
Thầy giáo nhảy Nobody, cô giáo mở lớp dạy trò… bất hảo
Thầy Tài “múa võ” trên nền nhạc
Các bạn ới, hẳn các bạn còn nhớ thầy Cao Hữu Tài – giáo viên thể dục trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP HCM nhở? Dựa trên nền nhạc Nobody, thầy đã biểu diễn màn võ thuật… đỉnh của đỉnh khiến không ít trò “điên đảo” ý.
Thầy Tài “tung chưởng Nobody”.
Chia sẻ về màn biểu diễn là lạ hay hay của mình, thầy nói: “ Tôi luôn muốn một giờ học thoải mái, để giáo viên và học sinh có thể gần gũi với nhau.” Động lực để thầy trổ tài là ngày truyền thống học sinh sinh viên 9/1 cũng là ngày truyền thống của teen chuyên Lê Hồng Phong, thầy Tài và đội Taekwondo đã luyện tập suốt 3 tháng và trình làng màn võ thuật trên nền nhạc Nobody sinh động.
Sau màn trình diễn đấy, thầy “nổi tiếng”, được nhiều học sinh trong và ngoài trường hâm mộ. Các bạn gọi thầy với cái tên trìu mến là “Thầy Tài Nobody”. Nhiều bạn còn đòi thầy phải biểu diễn lại màn võ thuật, cũng như nhờ thầy dạy võ cho nữa cơ. Mối quan hệ thầy trò vì thế mà thêm gắn bó, thân thương.
Dạy thể dục, nhiều năm gắn bó với các hoạt động sôi nổi của trường, thầy Tài chưa chịu dừng lại. Nhất là nhận được sự mến mộ của các học trò, thầy Tài phấn chấn lắm. Thầy luôn giữ quan điểm, lớp học vui nhưng phải giữ được kỷ luật giờ học, thoải mái vẫn phải có khuôn khổ, không thể đi quá giới hạn. Trong tương lai, chúng mình hy vọng được thấy thêm nhiều ý tưởng sáng tạo, giờ học thêm hiệu quả nữa của thầy Tài các bạn nhở?
Cô giáo chuyên nhận học trò… bất trị để dạy dỗ
Tại một huyện ngoại thành của Hà Nội, có một ngôi trường tư thục mang tên Phú Bình. Chúng tớ ngạc nhiên vì người sáng lập ra ngôi trường này chỉ với một mục đích: dạy dỗ những học sinh cá biệt để các bạn ấy trưởng thành.
“Nếu đẩy các em ra khỏi môi trường học tập thì các em sẽ hư hỏng thực sự” – xuất phát từ cái tâm của người dạy học, cô giáo Đào Diệu Thúy đã xây những viên gạch đầu tiên, dù rất khó khăn, để thực hiện mong muốn của mình. Sau nhiều ngày trăn trở, cô đã quyết định… thế chấp căn sổ đỏ của nhà mình, bỏ dạy tại trường đang công tác, mở trường tư thục Phú Bình chỉ nhận học sinh: hư, láo, hạnh kiểm yếu kém về dạy dỗ.
Video đang HOT
6 năm qua, cô Thúy dành hết tâm huyết của mình cho… học trò khó trị.
Khó khăn là vậy, nhưng 6 năm qua, nhờ nỗ lực của bản thân, vừa dạy vừa rút kinh nghiệm, cô và tập thể giáo viên trong trường đã có những thành công đầu tiên. Số học sinh đỗ đại học, tỷ lệ tốt nghiệp THPT tăng dần đều. Từ chỗ hơn 37% học sinh đỗ Tốt nghiệp, đến năm học vừa qua, gần 100% học sinh của trường vượt qua kỳ thi, tỷ lệ học sinh tự nguyện đăng ký vào trường tư thục của cô tăng lên đáng kể, cô mừng lắm.
“Học sinh hư hoàn toàn có thể giáo dục được nhưng rất cần sự chung tay của phụ huynh. Học sinh cá biệt có thể đào tạo được, chỉ sợ “phụ huynh cá biệt” sẽ khiến các em khó có môi trường trong sạch để nuôi dưỡng nhân cách và trưởng thành”, cô Thúy chia sẻ.
Cái tâm của người làm thầy, sự nỗ lực và cả… may mắn đã giúp ý tưởng sáng tạo…lạ lùng của cô Thúy thành hiện thực. Quan trọng hơn, đã có rất nhiều lớp học sinh “bất trị” được hòa nhập và có ích trong cộng đồng.
Bỏ làm bài tập về nhà và mang cặp đến trường cho học sinh… lớp 1
Có mặt tại trường tiểu học Chu Văn An, Hải Phòng – chúng tớ ngạc nhiên vì các bé lớp 1 tại đây không phải… làm bài tập về nhà, đi học cũng không phải… mang cặp sách. Công việc học hành đối với các bạn ấy thật là… vui vui!
Nhiều năm dạy học trong nghề, cô hiệu trưởng trường Chu Văn An, Trịnh Thị Minh chia sẻ: “Thấy học sinh tiểu học, mới chỉ o,a,b,c mà đã oằn lưng mang bao nhiêu sách vở. Suốt bao năm không cao thêm cm nào.” Cô lại trăn trở, lo lắng. Và đề án đổi mới giáo dục được cô đưa ra, thí điểm cho các bé lớp 1 không phải mang cặp và bỏ việc làm bài tập về nhà được áp dụng lần đầu tiên trong năm học 2011 – 2012. Nếu thành công, cô sẽ nhân rộng kế hoạch này cho các khối lớp khác, từ lớp 2 – lớp 5.
Các bạn học sinh lớp 1 tại trường có 1 ngăn tủ nhỏ, sở hữu đồ dùng cá nhân, không phải mang cặp nữa. Ảnh: ANHP
Sẵn trong mình những ý tưởng, đổi mới, sáng tạo – nhưng để thực hiện nó có rất nhiều khó khăn. Bản thân cô Minh và các giáo viên trong trường nhiều khi lo lắng, khi các phụ huynh bày tỏ: “Không làm bài tập về nhà, liệu các bé có thể theo kịp trình độ chung?”. Thực tế, để các bạn lớp 1 về nhà được thoải mái, các cô giáo phải tăng tiết, kèm thêm các bạn vào giờ nghỉ giải lao, hay dạy thêm giờ, nhằm giúp các bé lớp 1 hiểu bài ngay tại lớp.
Đúng là ý tưởng sáng tạo nào thành hiện thực cũng gặp không ít khó khăn, thậm chí phải đồ mồ hôi, sôi nước mắt nữa các bạn nhỉ? Việc học sẽ trở nên dễ dàng hơn, nếu chúng mình cũng có ý thức đổi mới, tư duy sáng tạo, tìm kiếm cái mới trong cái cũ, như các thầy cô tâm huyết trên khắp đất nước mình đang cố gắng từng ngày từng giờ đó.
Theo BĐVN
'Là giáo viên thì không được nói ngọng'
Nói ngọng, nhầm lẫn "l" và "n" sẽ không được gọi là người Thủ đô, đó là ý kiến, nhận xét, đánh giá của PGS. TS nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái.
Muộn còn hơn không
- Có nhiều ý kiến trái chiều về kế hoạch "chữa ngọng" của Sở GD&ĐT Hà Nội, có người nói do văn hóa mỗi nơi khác nhau, có ý kiến lại cho rằng đó là do thói quen. Là một người có nhiều năm nghiên cứu về văn hóa và "làm việc với con chữ" ý kiến của bà về vấn đề này như thế nào?
- Tôi thấy tồn tại tình trạng nói ngọng, ngọng líu, ngọng lô đã quá lâu rồi, đến giờ mới nghĩ đến chuyện sửa là quá muộn. Nhưng muộn vẫn còn hơn không, bởi sẽ là rất phản văn hóa nếu như tự nhận mình là người Thủ đô mà nói ngọng, nhầm lẫn giữa "l" và "n" là điều không thể chấp nhận được.
Vẫn biết hàng bao đời nay ở những huyện ngoại thành Hà Nội và Hà Nội mở rộng vẫn tồn tại tình trạng này, nhưng với xu thế chung hiện nay, với sự hội nhập về văn hóa thì phải sửa cách nói này. Trên thực tế để "chữa ngọng" rất khó, bởi những nhóm người giao tiếp với nhau đều cùng nói như thế. Vì vậy, có thể những người lớn tuổi thì thôi, nhưng đặc biệt lớp thế hệ trẻ, những người làm chủ xã hội trong tương lai thì phải cố gắng để sửa.
PGS. TS nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái.
Tôi đã từng gặp nhiều người nói ngọng, và thú thực, tôi không có cảm tình lắm với những người phát âm không chuẩn, nghe rất phản văn hóa và lố bịch.
Việc "chữa ngọng" đối với các bạn trẻ là cách để các bạn tiếp cận được với những cơ hội nghề nghiệp, bởi chẳng có đài Phát thanh hay truyền hình nào tuyển dụng những bạn nói ngọng vào làm việc. Sẽ là hạn chế nếu học tiếng Anh hay làm ở những cơ quan, đơn vị truyền thông chẳng hạn, giao tiếp với nhiều người mà giữ cách nói ngọng thì sẽ gây khó chịu đối với người nghe. Tự mỗi cá nhân cần nhận thức "chữa ngọng", nếu quy đổi nói ngọng thành tiền, mỗi lần nói ngọng, phát âm sai mà bị phạt tiền thì tôi nghĩ chắc các bạn sẽ quyết tâm sửa được cách nói không gây thiện cảm này.
Ủng hộ việc không tuyển giáo viên nói ngọng dạy học
- Cần làm gì để trẻ ngay từ nhỏ đã không mắc phải những lỗi về nói ngọng? Có cần sàng lọc những giáo viên làm công tác giáo dục để sửa cho các em?
- Những em học sinh cấp 1,2,3 cần phải được rèn luyện ngay từ nhà trường, tôi hoàn toàn ủng hộ việc Sở GD&ĐT đưa ra đề xuất không tuyển giáo viên nói ngọng dạy học. Thầy, cô giáo chính là chiếc gương để các em học sinh học tập và noi theo. Nếu những giáo viên trẻ này nói ngọng sẽ ảnh hưởng đến số đông những học sinh, sau này sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước. Những bạn trẻ đam mê và muốn gắn bó với nghề dạy học thì càng cần quyết tâm nhiều hơn để chữa ngọng. Có như vậy, các bạn mới có cơ hội gắn bó với công việc mà mình theo đuổi.
- Có bạn nêu ý kiến rằng nói ngọng nhưng khi viết, các bạn ấy vẫn viết đúng. Nhận xét của bà như thế nào?
- Nói như thế là cãi chày, cãi cối. Ngoài việc viết đúng chính tả thì khi giao tiếp với mọi người cũng cần nói và phát âm sao cho chuẩn, cho đúng. Đó cũng chính là thể hiện sự tôn trọng đối với người nghe.
- Lời khuyên của bà về cách "chữa ngọng" này?
- Những nhà triết học cổ đại luôn phải thuyết trình, hùng biện trước quảng trường, trước đám đông hàng nghìn người. Không phải nhà triết học nào cũng có khả năng nói được như vậy. Những tật như: nói ngọng, nói lắp, nói lí nhí đều phải sửa, thời đó, những nhà triết học phải ra biển, tự nói, tự gào thét một mình để sửa được những lỗi mà mình mắc phải.
Lời khuyên ở đây dành cho các bạn trẻ là gì, hãy quyết tâm, tự mình sửa những lỗi trong văn hóa nói, có như vậy các bạn mới thực sự thành công ở mỗi lĩnh vực mà các bạn đang theo lựa chọn và theo đuổi.
- Xin trân trọng cám ơn PGS.TS về buổi trò chuyện này!
Mời độc giả chia sẻ ý kiến bình luận về bài viết và các giải pháp khắc phục "vấn nạn" nói ngọng trong giáo dục ở Việt Nam qua công cụ bình luận cuối bài viết.
BẢO BÌNH
Theo Bưu Điện Việt Nam
Dạy học ở Trường Sa là niềm vinh dự lớn Đó là lời thầy giáo Đạo Duy Linh, sinh năm 1979, người dân tộc Chăm đang công tác tại Trường tiểu học Lợi Hải, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận), người vừa được Sở GD-ĐT Khánh Hòa tuyển dụng đi dạy học ở Quần đảo Trường Sa trong tháng 11/2011. Từ thông tin của một đồng nghiệp ở tỉnh Khánh Hòa, chúng tôi đến...