Những sản phẩm “siêu dị” của Sony
Dù có sản phẩm thành công, sản phẩm thất bại, nhưng những thiết bị dưới đây của Sony vẫn rất đáng được ghi nhận về tính tiên phong và cả phong cách thiết kế.
Hơn một thập kỉ hoạt động dưới hình thức một công ty điện tử tiêu dùng, Sony đã tạo ra rất nhiều những sản phẩm độc đáo, có tính sáng tạo cao và thể hiện được phong cách thiết kế của riêng mình. Một số sản phẩm đã giúp định hình nên một thế hệ thiết bị mới, một số đơn giản chỉ ra mắt một thời gian rồi đi vào quên lãng, tất cả làm nên một Sony khá “điên rồ” nhưng đáng nể. Dưới đây là những thiết bị vô cùng thú vị mà hãng công nghệ Nhật Bản từng tạo ra từ trước tới nay, danh sách doTheverge bình chọn.
QRIO - chú robot hình người, “bản sao” của chú chó robot AIBO, một sản phẩm phổ biến hơn của Sony trước đó. QRIO được phát triển ở nhiều phiên bản nhưng chưa bao giờ được bán ra thị trường.
SCD-1. Sony từng tham vọng đưa Super Audio CD trở thành người “kế nhiệm” cho đĩa CD (Compact Disc) phổ biến. Ngày nay SACD vẫn còn tồn tại dù thị trường của nó chỉ là rất nhỏ. Đầu SACD đầu tiên, chiếc SCD-1, có thiết kế độc đáo và được xem là một sản phẩm của nghệ thuật.
Clie PEG-VZ90. Đây là sản phẩm cuối cùng chạy Palm OS của Sony. Máy dùng màn hình OLED màu, một điều hiếm thấy trong những năm 2004. VZ90 được xem là sự chia tay ngọt ngào của Sony vào Palm OS.
Video đang HOT
XEL-1. Chiếc TV OLED đầu tiên trên thế giới này là do Sony sản xuất năm 2008. Tuy nhiên với kích thước 11 inch và giá bán 2500 USD, sản phẩm không đến được với thị trường phổ thông.
VAIO UX series. Một thời gian dài trước khi tablet trở nên phổ biến, Sony từng thử nghiệm những mẫu PC siêu gọn, “bỏ túi”, chạy được Windows. Tuy nhỏ gọn như vậy nhưng máy vẫn có đầu quét vân tay. Một vài model thậm chí còn hỗ trợ 2G.
Sountina NSA-PF1. Mẫu máy nghe nhạc có thể treo trên trần nhà có thể tỏa âm thanh ra tất cả các hướng. PF1 được phủ da và giá bán lên tới 10.000 USD.
eMarker. Thiết bị giúp ghi lại một bài hát hay mà bạn nghe được trên sóng radio (chỉ cần thao tác bấm nút) sau đó chép vào máy tính để nghe lại. Máy ra mắt không thành công và sau đó thậm chí còn bị thu hồi lại do lỗi.
Clie PEG-NR70V. Chiếc PDA này của Sony được xem là một trong số các thiết bị chạy Palm OS nổi tiếng nhất. Sản phẩm độc đáo với camera xoay, bàn phím vật lý full, màn hình độ phân giải HVGA.
AIBO. Chú chó robot vô cùng độc đáo này đã không thể thương mại hóa do giá bán quá đắt. AIBO còn được xem là thiết bị cuối cùng trong thời kì Sony là công ty điện tử tiêu dùng có ảnh hưởng nhất. Model cuối cùng của AIBO bị ngừng sản xuất năm 2006.
Odo. Đây là series các ý tưởng thiết kế của Sony và chúng chưa từng được thương mại hóa. Odo là những thiết bị mà Sony muốn thiết kế thân thiện nhất có thể với môi trường. Một ví dụ là chiếc máy ảnh kỹ thuật số Odo, Sony muốn sạc thiết bị này bằng cách quay nó.
Tablet P. Chiếc tablet chạy Android với màn hình đôi. Được đánh giá là một sản phẩm thất bại nhưng nhìn chung, tablet P vẫn là một sản phẩm rất thú vị.
Data Discman DD-10. Nhìn vào ảnh sản phẩm, chúng ta sẽ thấy khó mà có thể đọc sách trên DD-10. Tuy nhiên, đó chính xác là dự định mà Sony muốn làm với sản phẩm này. Dòng sản phẩm Data Discman được đóng logo “Electronic Book” (trước khi máy đọc sách E Ink xuất hiện cả 1 thập kỉ), và được dùng để đọc các nội dung chứa trong những chiếc đĩa nhỏ như từ điển, tiểu thuyết…
MDR-R10. Đây từng được xem là chiếc tai nghe tốt nhất. R10 có hình dáng khá dị và được bán với giá khá đắt vào thời điểm 1988 (2500 USD). Dù vậy, giá trị của nó vẫn được đánh giá cao kể từ thời điểm đó cho tới nay.
ICF-7500. Chiếc đài radio AM / FM này giống như là 2 sản phẩm trong một: phía bên phải có thể tháo tách ra với phần bên trái để ngắt bộ phận loa và trở thành một chiếc máy thu chỉ hỗ trợ tai nghe.
Rolly. Chiếc máy nghe nhạc biết nhảy này được xem là một trong những sản phẩm “dị nhất” mà Sony sản xuất. Máy có hình quả trứng và có thể nhảy theo điệu nhạc của bài hát. Giá bán của nó lên tới 400 USD.
Theo VNE