Những sai phạm tại dự án BV Nhi đồng TP.HCM: Thiết bị khám chữa bệnh thiết kế không phù hợp
Kết luận của Thanh tra Chính phủ về những sai phạm tại Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM nêu rõ: Thời điểm kiểm tra, còn một số thiết bị chưa đưa vào sử dụng được do thiết kế không phù hợp khám, chữa bệnh cho bệnh nhi.
Trang thiết bị BV Nhi đồng TP có hơn 32% xuất xứ ngoài các nước G7, như từ Trung Quốc, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ… – ẢNH: DUY TÍNH
Mua thiết bị y tế chất lượng thấp
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP), đối với việc thẩm định cấu hình, tính năng kỹ thuật trang thiết bị y tế (TTBYT), công tác tư vấn lập cấu hình chi tiết kỹ thuật TTBYT của dự án do Công ty CP tư vấn đầu tư Nam Sài Gòn thực hiện, thời gian từ tháng 1.2015 đến tháng 5.2016 mới hoàn thành.
Theo báo cáo của Bệnh viện (BV) Nhi đồng TP, hiện một số TTBYT còn thiếu về số lượng và danh mục để đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh cho bệnh nhi như: máy đo pH thực quản 24 giờ, máy trở kháng cho trẻ em, máy siêu âm tim 3D, tấm thu kỹ thuật số cỡ nhỏ của máy X-quang kỹ thuật số di động, máy X-quang quanh chóp… Có 9 danh mục thiết bị được cung cấp chưa đưa vào sử dụng được do lập cấu hình chưa phù hợp với bệnh nhi.
Đối với việc thẩm định cấu hình, tính năng kỹ thuật, theo kết luận của TTCP, Bộ Y tế có văn bản giao Sở Y tế TP.HCM tổ chức thẩm định cấu hình, chi tiết kỹ thuật đối với danh mục thiết bị có giá dự toán dưới 1 tỉ đồng (368 danh mục) trong khi chưa có căn cứ pháp lý để giao, là chưa thực hiện hết nhiệm vụ quy định tại khoản 2, điều 2 Quyết định 125/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (đề án 125). Ngoài ra, việc thẩm định cấu hình và ban hành văn bản thỏa thuận cấu hình, chi tiết kỹ thuật còn thiếu thống nhất theo quy định của đề án 125, như: bổ sung, loại bỏ một số tiêu chuẩn kỹ thuật còn thiếu căn cứ, thiếu thuyết minh (như loại bỏ tiêu chuẩn ISO 13485 – tiêu chuẩn quản lý đối với nhà sản xuất thiết bị y tế) đối với gói thầu thiết bị chống nhiễm khuẩn dẫn đến yêu cầu kỹ thuật của gói thầu thấp; nhiều thiết bị trúng thầu do doanh nghiệp trong nước sản xuất chất lượng thấp, phát sinh lỗi và trục trặc trong quá trình sử dụng.
Video đang HOT
Hơn nữa, việc bàn giao, nghiệm thu đưa vào sử dụng nhiều gói thầu bị chậm tiến độ so với yêu cầu hợp đồng từ 4 tháng đến 1 năm; 18 gói thầu chậm tiến độ; 7 gói thầu phải gia hạn hợp đồng 1 lần; 11 gói thầu phải gia hạn hợp đồng 2 lần. Việc bàn giao thiết bị đến thời điểm thanh tra chưa hoàn thành; nhiều thiết bị sau khi bàn giao chưa lắp đặt được do chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng. “Qua kiểm tra thực tế và báo cáo của BV Nhi đồng TP. Thời điểm kiểm tra, còn một số thiết bị chưa đưa vào sử dụng được do thiết kế không phù hợp với công tác khám, chữa bệnh đối với bệnh nhi hoặc chưa đáp ứng về yêu cầu kỹ thuật”, kết luận thanh tra nêu.
Nhiều liên danh, nhà thầu bị phạt
Trong dự án BV Nhi đồng TP, liên danh Tổng công ty xây dựng số 1 (CC1) – Yooil (Hàn Quốc) trúng gói thầu EPC (hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình). Tổng công ty xây dựng VN (VNCC) được Ban Quản lý dự án (QLDA) chỉ định gói thầu tư vấn quản lý dự án. Liên danh ICIC – CONINCO là đơn vị tư vấn giám sát dự án. Dự án được khởi công vào ngày 6.12.2014 và khánh thành vào ngày 1.6.2018, trễ 18 tháng năm so với tiến độ ký kết.
Theo kết luận của TTCP, trong quá trình thực hiện hợp đồng, VNCC không làm tròn trách nhiệm, không đảm bảo điều hành và quản lý dự án theo đúng tiến độ đề ra; chưa thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát, đôn đốc các nhà thầu dẫn đến dự án không đáp ứng được tiến độ đề ra; không bố trí đủ nhân lực theo yêu cầu hợp đồng; vi phạm Nghị định 59/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng và Nghị định 48/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng. VNCC bị Ban QLDA phạt vi phạm hợp đồng gần 2 tỉ đồng (tương đương 12%).
Liên danh ICIC – CONINCO chưa thực hiện hết trách nhiệm của hợp đồng, đôn đốc tiến độ chưa hiệu quả dẫn đến dự án không đảm bảo đúng tiến độ thực hiện; chưa tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Điều này dẫn đến hồ sơ quản lý chất lượng chưa đúng với thời điểm thi công. Cơ sở quản lý chất lượng là hồ sơ thiết kế nhưng không được phát hành và trình duyệt đúng quy định dẫn đến hồ sơ quản lý chất lượng không có cơ sở để nghiệm thu. Do đó, liên danh này bị phạt 1,2 tỉ đồng.
Nhà thầu thiết kế Yooil chưa phối hợp tốt với nhà thầu khác trong việc lập cấu hình và dây chuyền công nghệ TTBYT, do đó thời gian phối hợp thông tin đầu vào TTBYT kéo dài; thiếu hụt nhân lực làm tiến độ triển khai thiết kế chậm 12 tháng; hồ sơ thiết kế thiếu chi tiết, không thống nhất giữa các bản vẽ xây dựng, kiến trúc và cơ điện nên mất nhiều thời gian điều chỉnh… Còn nhà thầu thi công CC1 chậm tiến độ thi công đối với các hạng mục cọc do phải xử lý phần cọc bị lỗi; tiến độ thực hiện 2 gói thầu khí y tế, khí sạch và nội thất phòng mổ không đảm bảo đúng tiến độ. Tại một số thời điểm, CC1 chậm huy động nhân công, thiết bị dẫn đến công tác thi công chậm; nhà thầu chính không kiểm soát được tiến độ của nhà thầu phụ… Do thực hiện dự án không đúng tiến độ, CC1 bị phạt 125 tỉ đồng.
Xử lý giám đốc Ban QLDA các thời kỳ
TTCP đề nghị UBND TP kiểm điểm, rút kinh nghiệm; chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan kiểm điểm trách nhiệm và có biện pháp khắc phục các tồn tại đã nêu. TTCP đề nghị UBND TP phê duyệt tổng dự toán dự án BV Nhi đồng TP đảm bảo chính xác, đúng theo quy định. Liên quan đến dự toán, Ban QLDA phải điều chỉnh giảm tổng dự toán dự án trình UBND TP phê duyệt, số tiền điều chỉnh giảm là trên 107 tỉ đồng (giảm do sai định mức 23,2 tỉ đồng, sai khối lượng gần 90 tỉ đồng và phát sinh tăng hơn 5,8 tỉ đồng). TTCP đề nghị Sở Y tế, Ban QLDA cùng BV Nhi đồng TP rà soát, bổ sung những TTBYT chất lượng cao, cần thiết để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh… Sở Y tế chỉ đạo Ban QLDA kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với tập thể lãnh đạo, cá nhân giám đốc Ban QLDA từng thời kỳ liên quan đến thiếu sót, khuyết điểm, sai phạm. Bộ Xây dựng chỉ đạo các đơn vị, cá nhân liên quan trong việc thẩm định thiết kế, tổng dự toán của dự án chậm so với quy định và có biện pháp khắc phục…
Theo thanhnien
Bộ Y tế yêu cầu báo cáo sản phụ phá thai chui bị tử vong
Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận xác minh và báo cáo trường hợp tử vong phụ nữ do phá thai chui.
Ngày 26-11, một nguồn tin cho biết Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu Sở Y tế Ninh Thuận kiểm tra xác minh đối với cái chết của chị PTHN do phá thai chui và báo cáo về Bộ Y tế trước 16 giờ ngày 29-11.
Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận khẩn trương họp hội đồng chuyên môn cấp tỉnh để xác minh nguyên nhân tử vong chị PTHN. Do tính chất nghiêm trọng của vụ việc, sau khi có kết quả họp hội đồng chuyên môn cấp tỉnh, đề nghị Sở Y tế báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp làm rõ và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Đồng thời, đề nghị Sở Y tế gặp gỡ, giải thích và thông báo kết quả giải quyết vụ việc tới gia đình sản phụ và cơ quan truyền thông đại chúng.
Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng cung cấp dịch vụ của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân về lĩnh vực sản phụ khoa, kế hoạch hóa gia đình và nhi khoa. Nếu phát hiện có sai phạm, vi phạm Luật Khám bệnh, chữa bệnh thì phải có biện pháp giải quyết xử lý triệt để...
Trước đó, ngày 19/11, chị N. (29 tuổi, ở thôn Long Bình, xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đến cơ sở cũng là nhà của bà Vũ Thị Lâm (62 tuổi, ở KP2, phường Thanh Sơn, TP Phan Rang-Tháp Chàm) để phá thai với giá 3,5 triệu đồng.
Để phá bỏ thai nhi, bà Lâm đã đặt thuốc Benzo vào âm đạo và cho chị N. ngậm hai viên thuốc Benzo. Trong quá trình phá thai, chị N. bị sốc, mất máu nhiều, thấy vậy bà Lâm liền gọi xe đưa chị N. đến BV đa khoa tỉnh Ninh Thuận cấp cứu nhưng đến 3 giờ sáng 20-11, chị N. tử vong.
Khám nghiệm hiện trường, Cơ quan CSĐT TP Phan Rang -Tháp Chàm đã tiến hành tạm giữ nhiều dụng cụ y khoa mà bà Lâm đã dùng để phá thai cho chị N . và đồng hành niêm phong căn phòng phá thai tại nhà, buộc bà Lâm gỡ bảng hiệu.
Được biết bà Lâm có bằng tốt nghiệp nữ hộ sinh trung cấp. Trước năm 2009, bà Lâm từng công tác tại Trung tâm Y tế TP Phan Rang-Tháp chàm. Sau khi nghỉ hưu, bà Lâm về mở phòng khám sản phụ khoa tại nhà.
Năm 2011, cơ quan chuyên môn ngành y tế tỉnh đã kiểm tra cơ sở của bà Lâm, phát hiện những sai phạm hoạt động và đã đình chỉ cơ sở này. Tuy nhiên, bà Lâm vẫn lén lút hoạt động.
Dụng cụ phá thai thu được tại cơ sở của bà Lâm. Ảnh: CA
Phương Nam
Theo Pháp luật TPHCM
Phòng khám có bác sĩ Trung Quốc "đụng đâu sai đó" Kiểm tra nhiều lần nhưng lần nào cũng phát hiện sai phạm, đó là thực tế đang diễn ra tại các phòng khám có bác sĩ mang quốc tịch Trung Quốc hành nghề. Các chiêu trò vẽ bệnh, móc túi bệnh nhân của những phòng khám "đao phủ" ngày càng tinh vi, biến tướng khó lường. Thời gian qua, nhiều vụ việc bê...