Những sai lầm nghiêm trọng khi nêm gia vị, bà nội trợ cần loại bỏ ngay
Nêm nếm gia vị là bước quan trọng khi nấu ăn nhưng dùng gia vị sai cách còn khiến món ăn mất dinh dưỡng và độc hại hơn.
Ướp tiêu vào thực phẩm trước khi nấu
Các bà nội trợ có thói quen ướp hạt tiêu vào thực phẩm trước khi nấu để tạo mùi thơm cho món ăn.Tuy nhiên, hạt tiêu nấu ở nhiệt độ cao sẽ nhanh chóng mất mùi thơm đặc trưng, đặc biệt có thể sinh ra chất gây ung thư. Chính vì vậy, tốt nhất là nên rắc hạt tiêu khi thức ăn đã chín.
Nêm đường khi thức ăn gần chín
Đường có vị ngọt, sẽ giúp món ăn của bạn có sự hài hòa trong vị giác. Nhưng bởi do đặc tính lý hóa mà đường rất dễ cháy khi tác động ở nhiệt độ cao, tạo nên nhiều độc tố khiến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Đừng nêm đường khi thức ăn gần chín, vì đường sẽ lâu tan làm món ăn bị ngọt hơn so với bình thường
Cho muối vào bất cứ lúc nào
Mỗi món ăn khác nhau sẽ có cách nêm gia vị khác nhau mà các bà nội trợ cần chú ý. Nếu không sử dụng muối đúng cách, nó có thể làm mất đi hương vị và chất dinh dưỡng của món ăn. Bạn nên cho muối vào các món thịt trước khi chế biến để giữ nguyên vị ngọt và không làm mất chất dinh dưỡng, ngược lại, các món xương hầm cần cho muối sau khi đã ninh được một thời gian khi nước canh đã ngọt. Còn với các món chiên xào, bạn nên cho muối khi dầu vừa sôi để loại bỏ độc tố aflatoxin có trong muối.
Video đang HOT
Mì chính cho vào khi đang đun nấu
Mì chính là một gia vị quen thuộc đối với tất cả mọi người, đối với gia vị là mì chính thì bạn chỉ nên cho vào thức ăn sau khi đã chế biến xong. Vì nếu cho vào quá sớm thì dễ làm cho món ăn bị đắng, giảm hương vị món ăn. Nên cho lượng vừa đủ, tránh cho nhiều sẽ có tác dụng xấu cho sức khỏe gây nên nhiều bệnh nguy hiểm.
Dùng mù tạt để ướp thực phẩm
Thường mù tạt dùng để khử mùi tanh của thủy hải sản và kích thích vị giác, nhưng tuyệt đối không nên dùng mù đạt để tẩm ướp thực phẩm hoặc làm sốt cho các món trộn, vì chất enzyme tạo mùi của mù tạt rất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, sinh ra các chất gây ung thư.
Cho giấm khi thức ăn đang được chế biến
Thời điểm thích hợp nhất để cộng hưởng giấm vào món ăn là lúc bắt đầu chế biến hoặc khi đã chế biến xong, không nên cho vào lúc đang chế biến vì hương vị của nó sẽ phá hủy mùi hương món ăn của bạn. Mặt khác, cho giấm vào lúc món ăn đang ở nhiệt độ cao cũng sẽ gây ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng trong món ăn đó.
Cho quế, hồi vào dầu ăn đang sôi
Thói quen của nhiều bà nội trợ là thường cho quế, hồi vào dầu ăn đang sôi. Đây là việc hoàn toàn không nên vì dễ gây cháy loại gia vị này, khiến cho món ăn bị đắng hoặc có mùi hăng.
Do đó, bạn cần phải thận trọng khi dùng quế ở dạng cây, bằng cách cho ngay vào lúc ướp nguyên liệu để dậy mùi thơm. Còn khi dùng dạng bột, thì bạn cần hòa với một ít nước.
Sử dụng dầu ô liu để chiên xào
Dầu oliu là chất béo không bão hòa, giàu dưỡng chất omega-3, omega-6 rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, dầu oliu được khuyến cáo là không nên sử dụng để chiên xào thức ăn vì khả năng chịu nhiệt thấp. Thực tế, dầu này chỉ nên dùng trong các món salad trộn, các món nêm vào khi thức ăn đã chín như cháo, các món canh cho trẻ.
Như vậy, ở trên là những sai lầm khi sử dụng gia vị trong nấu ăn mà bạn cần tránh. Biết được những điều này sẽ giúp bạn nấu ăn tốt hơn, nhất là an toàn hơn cho sức khỏe của các gia đình.
Theo Motthegioi
Đến Đà Nẵng nhớ thưởng thức mít trộn "bà già" 30 năm
Nếu bạn có dịp đi Đà Nẵng thì quán mít trộn bà già là gợi ý không thể bỏ lỡ trong chuyến du lịch của bạn. Nếu đến 5-6h chiều, thực khách phải đứng đợi lâu mới đến lượt, vì khách đông nhưng chỉ có một bà cụ 76 tuổi trộn mít.
Mít trộn "bà già" là địa chỉ được nhiều du khách truyền tai nhau khi khám phá ẩm thực Đà Nẵng. Quán nằm trong hẻm nhỏ trên đường Lý Thái Tổ, không có bảng hiệu nhưng luôn đông nghịt khách. Chủ quán là bà Nguyễn Thị Mông, 76 tuổi, đã gắn bó với quán này hơn 30 năm. Tất cả các khâu từ đi chợ chọn nguyên liệu, trộn mít, nêm gia vị... đều do chính tay bà làm, con cái trong nhà phụ giúp bưng bê cho khách.
Bà chia sẻ, mít trộn da heo là món ăn vặt bình dân nhưng cần cầu kỳ trong từng khâu thì mới có được độ ngon và được phục vụ suốt 30 năm qua. Ngay từ việc luộc mít, cần giữ cho mít vừa dai vừa ngọt, tuyệt đối không để bị chát. Da heo cũng phải chọn loại da không quá mềm không quá dai. Các nguyên liệu khác như đu đủ, ớt, rau thơm... cũng được mua hàng ngày để đảm bảo độ tươi ngon.
Bà Mông liên tay trộn mít cho khách. Ảnh: Cẩm Duyên.
Trước mặt bà Mông là hai chậu nguyên liệu làm sẵn, một chậu mít non luộc xắt nhỏ trộn với rau răm, một chậu da heo thái mỏng. Khi có khách gọi, bà cho thêm các nguyên liệu khác như đu đủ bào, hành tây, thịt heo thái sợi, rau thơm, lạc rang, rưới chút nước mắm ớt và trộn đều, mang ra cho khách.
Món ăn có vị cay đặc trưng của ẩm thực Đà Nẵng, mít trộn và da heo đều đậm đà, thấm gia vị. Người địa phương thường hay "rỉ tai" du khách rằng bà Mông có công thức đặc biệt nên món mít ăn ở đây khiến thực khách "phải lòng" suốt mấy chục năm. Có ngày bà bị ốm, con cái bà trộn mít thay, cũng những nguyên liệu đó nhưng món ăn không được trọn vẹn như bà trộn.
Mít trộn là món ăn vặt đặc trưng của Đà Nẵng, được nhiều du khách yêu thích. Ảnh: Cẩm Duyên.
Quán mở từ 3h chiều đến 10h tối, đông khách nhất là 5-6h chiều. Ai đến trước thì có chỗ ngồi ở mấy bàn nhỏ, ai đến sau phải đứng đợi hoặc mua về. Bà cụ thoăn thoắt trộn mít cho khách vẫn không kịp những khi quán quá đông. Nếu là khách du lịch, bạn nên đến trước 5h để có chỗ ngồi và tìm hiểu thêm về món ăn này. Mỗi phần mít trộn giá 10.000 đồng, bánh tráng ăn kèm giá 3.000 đồng.
Theo Vnexpress
5 thói quen ăn uống có thể gây bệnh nguy hiểm hơn khói thuốc Ăn không đủ ngũ cốc và trái cây mỗi ngày sẽ không cung cấp đủ chất đề kháng, các vitamin khoáng chất bổ dưỡng. Khoảng 11 triệu ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm có liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh. Đây là một phần nghiên cứu vừa được công bố trên tờ The Lancet của Viện Đo...