Những sai lầm khi sử dụng rau củ
Rau xanh là loại thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khoẻ con người. Tuy nhiên, cách sử dụng, chế biến các loại rau để giữ lại được tối đa các vi chất cần thiết cho cơ thể thì không phải ai cũng biết.
Thực tế, tiêu thụ rau xanh hàng ngày sẽ giúp tăng cường thị lực, kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa ung thư và phòng chống các vấn đề về tim mạch. Ngoài ra, rau xanh còn được coi là loại thực phẩm kỳ diệu vì chứa tất cả các chất dinh dưỡng lành mạnh, thiết yếu cho cơ thể như vitamin, khoáng chất, canxi, sắt, chất xơ… Ngoài việc giúp bạn giảm cân, rau xanh giảm nguy cơ bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và ung thư.
Có nhiều cách để chế biến rau củ như nấu, hấp, chiên xào hay ăn sống. Tuy nhiên, nếu bạn muốn giữ lại được những chất dinh dưỡng tốt nhất có trong rau củ, cách bạn chuẩn bị và chế biến tạo ra những sự khác biệt lớn. Có những sai lầm trong cách chế biến và sử dụng rau củ mà nhiều người trong chúng ta thường mắc phải dẫn tới việc sử dụng rau xanh không đạt hiệu quả như mong muốn.
Rau củ có tác dụng rất lớn đối với sức khoẻ con người. (Ảnh minh hoạ)
Nấu rau quá lâu
Một trong những sai lầm phổ biến nhất là để rau tiếp xúc với nhiệt độ cao quá lâu. Khi bạn luộc rau quá lâu sẽ khiến phần lớn các chất dinh dưỡng có trong rau bị phá huỷ, đồng thời phương pháp này cũng khiến cho các vi chất dinh dưỡng tan trong nước như riboflavin, folate và vitamin B và C bị thất thoát ra ngoài. Vì vậy, thay vì đun sôi và nấu rau trong một thời gian dài thì bạn hãy cho rau vào nồi hấp và hấp trong 5 phút sau đó nấu với nhiệt độ vừa phải.
Video đang HOT
Nướng rau củ trên bếp than
Rau củ nướng thường được sử dụng trong các bữa tiệc BBQ cùng với các loại thịt thơm ngon. Tuy nhiên, khi bạn nướng rau củ trên bếp nướng sử dụng than, môi trường nóng và khô có thể làm mất chất dinh dưỡng có trong các loại rau củ đó. Ngoài ra, nếu bạn nướng rau củ quá lâu, chúng sẽ có vẻ ngoài đen sạm, đó là dấu hiệu của việc rau củ đã tiếp xúc với benzopyrene (một chất gây ung thư có trong khói thuốc lá). Bạn cũng không nên chiên, xào rau củ với dầu ăn ở nhiệt độ cao, vì khi dầu ăn tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ bay hơi tạo ra khói có thể phá vỡ các chất chống oxy hoá có trong rau.
Bởi vậy, nếu bạn muốn sử dụng rau củ trong bữa tiệc nướng BBQ, hãy cho rau củ vào khay nướng thay vì nướng trực tiếp trên vỉ nướng, điều này sẽ giúp loại bỏ nguy cơ rau củ tiếp xúc với những chất độc hại có trong khói than, đồng thời giúp cho rau giữ được độ ẩm, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, nếu bạn xào nấu rau củ ở nhà, hãy nấu ở mức nhiệt trung bình và không nên làm nóng dầu ăn trước. Hãy làm nóng rau củ trước rồi thêm dầu ăn sau sẽ giúp giảm lượng khói trong dầu ăn làm mất các chất chống oxy hoá.
Không nên nướng rau củ trực tiếp trên bếp than. (Ảnh minh hoạ)
Bỏ đi những bộ phận tốt trong rau củ
Có không ít người trong chúng ta thường xuyên cắt bỏ phần cuống của bông cải xanh cũng như gọt vỏ dưa chuột rồi vứt vào sọt rác. Tuy nhiên, đây lại là lỗi sai phổ biến nhất. Theo các chuyên gia, vỏ, lá và thân của rau củ chứa nhiều chất dinh dưỡng độc đáo không được tìm thấy trong các phần khác của rau củ. Bên cạnh đó, chúng cũng có nồng độ vitamin cao hơn các bộ phận thường được tiêu thụ.
Đừng sử dụng các dụng cụ gọt vỏ mà hãy sử dụng chúng trong các món salad. Thân và bông cải xanh có thể được sử dụng trong các món xào, súp và salad để có được một lượng lớn các chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe.
Không rửa sạch rau
Có rất nhiều các loại rau chứa chất bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu. Các loại rau như cần tây, rau chân vịt, ớt chuông ngọt và cà chua… đều có nguy cơ chứa hàm lượng thuốc trừ sâu. Do đó, nếu bạn không có thói quen rửa rau thật sạch hoặc thậm chí không rửa chúng, bạn có thể ăn phải dư lượng hóa chất có thể gây đau dạ dày, buồn nôn và tiêu chảy. Tuy nhiên điều tai hại nhất là những hóa chất này không đến rồi đi mà chúng sẽ ẩn náu trong các tế bào mỡ của chúng ta cho đến khi chúng ta thực hiện chế độ ăn kiêng và giảm cân. Theo các nhà nghiên cứu, khi cân nặng bắt đầu giảm, các chất hóa học thoát ra khỏi trạng thái ngủ đông và di chuyển vào máu, làm chậm quá trình tiêu hao năng lượng và chuyển hóa.
Vì vậy, ngay cả khi bạn sử dụng các sản phẩm rau củ hữu cơ, hãy ngâm rau trong nước trong vòng 10 – 15 phút, sau đó rửa rau dưới vòi nước để đảm bảo rau củ được sạch sẽ.
Chỉ ăn rau củ sống
Cà rốt thường được ăn sống với độ giòn, ngọt của nó, tuy nhiên cà rốt sống lại không phải là cách tốt nhất để bổ sung vitamin từ loại củ này. Theo các chuyên gia, luộc cà rốt mới là cách tốt nhất để bảo quản chất dinh dưỡng có trong loại củ này. Ngay cả cà chua cũng trở nên bổ dưỡng hơn khi được nấu đúng cách. Nhiều người sẽ không khỏi cảm thấy ngạc nhiên khi nhiều loại rau củ khác có thể bị mất lượng vitamin khi luộc trong nước, tuy nhiên nấu cà chua giúp tăng lượng lycopene (một chất chống oxy hoá chống lại bệnh tật). Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng tin rằng nhiệt có thể làm mềm thành tế bào của rau củ, cho phép giải phóng nhiều chất dinh dưỡng hơn và giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn.
Kiểm soát cân nặng cách nào?
Để xác định cân nặng của một người có đạt chuẩn hay không, người ta sẽ dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI), bằng cách lấy trọng lượng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m).
Nếu chỉ số này trong khoảng từ 18,5 - 22,9 là bình thường, dưới 18,5 là gầy, từ 23 trở lên là thừa cân, từ 23 - 24,9 là tiền béo phì, từ 25 - 29,9 là béo phì độ 1, từ 30 trở lên là béo phì độ 2.
Ảnh minh họa
BMI đạt chuẩn là nền tảng vững chắc cho sức khỏe của một người ở hiện tại và tương lai, là cơ sở cho một sức khỏe hoàn hảo, cơ thể có đủ năng lượng để duy trì mọi hoạt động hằng ngày và một thể lực vững chắc trước các biến cố của thời tiết, khí hậu, tuổi tác và ít nguy cơ mắc bệnh.
Khi cân nặng không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Nếu cân nặng thấp thì thể trạng gầy yếu, dễ bị mệt mỏi khi làm việc, học tập nhanh uể oải, sức sáng tạo và sức chịu đựng kém, cơ thể còi cọc, thấp bé, mất tự tin, thiếu lạc quan, dễ bị trầm cảm, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
Nếu cân nặng vượt quá mức cho phép thường gọi là thừa cân béo phì (TCBP) cũng gây nhiều hệ lụy. Những người TCBP khả năng làm việc, lao động cũng sẽ bị hạn chế, trẻ TCBP dễ bị tai nạn.
Người TCBP có nguy cơ cao mắc các bệnh mạn tính không lây như tim mạch, đái tháo đường, ung thư, sỏi mật, tổn thương xương khớp, biến dạng xương... Người TCBP còn có nguy cơ vô sinh (liên quan đến nội tiết tố), chưa kể người TCBP thường hay tự ti, thậm chí trở nên tự kỷ.
Nam giới nên ăn 4 loại trái cây, rau củ này vào mùa hè Nhu cầu dinh dưỡng của nam và nữ không phải lúc nào cũng giống nhau. Một trong những điều khác biệt dễ thấy nhất là nam giới thường cao hơn và có nhiều cơ bắp hơn phụ nữ, do đó nhu cầu dinh dưỡng cũng cao hơn. Bơ giàu chất xơ, có thể giảm nguy cơ bị béo phì và ung thư đại...