Những sai lầm công nghệ lớn nhất đầu năm 2012
Dưới đây là những vụ bê bối hoặc thất bại nổi bật nhất đầu năm 2012 của các tổ chức hoặc cá nhân trong ngành công nghệ
Facebook phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào ngày 18/05/2012, với giá ban đầu của mỗi cổ phiếu là 38 USD, toàn bộ công ty được định giá 104 tỷ USD. Tuy nhiên, hơn hai tuần sau, cổ phiếu của Facebook chỉ còn 26,90 USD, giảm tận 11,10 USD so với giá ban đầu.
Path
Mạng xã hội trên smartphone dành cho Android và iPhone đã có khởi đầu khá tốt đẹp cho tới tháng Hai vừa qua, khi một nhà phát triển phát hiện ra ứng dụng này tải về sổ địa chỉ của người dùng và đăng lên máy chủ của công ty mà không xin phép. Mặc dù Path không phải ứng dụng đầu tiên đăng tải trái phép ảnh, địa chỉ email và số điện thoại của người, vụ bê bối này của họ vẫn khó có thể được bỏ qua.
Best Buy
Tháng 3 vừa qua, chuỗi cửa hàng bán lẻ đồ điện tử lớn nhất nước Mỹ tuyên bố đóng cửa 50 cửa hàng. Đổi lại, công ty này dự định mở 100 cửa hàng khác với quy mô nhỏ hơn. Đây là một phần của chương trình cải tổ nhằm cắt giảm 400 nhân công và tiết kiệm 800 triệu USD chi phí hoạt động. Best Buy đã phải trải qua giai đoạn đầy khó khăn khi quý đầu năm 2012, công ty này lỗ 1,7 tỷ USD.
Google Wallet
Thanh toán di động bằng công nghệ NFC (giao tiếp trường gần) đã được nhắc đến từ lâu. Tuy nhiên, dường như năm 2012 chưa phải thời điểm công nghệ này sẵn sàng đi vào thực tế. Tháng 02/2012, hãng bảo mật Zvelo phát hiện ra rằng hệ thống nhận dạng mã PIN trên Google Wallet – nhằm yêu cầu người sử dụng xác nhận việc mua hàng trên điện thoại – có thể bị bẻ khóa, cho phép tội phạm truy cập vào mã PIN và sử dụng Google Wallet để thanh toán hàng hóa.
PlayStation Vita
Video đang HOT
Máy chơi game cầm tay PlayStation Vita của Sony ra mắt tại Mỹ vào ngày 22/02/2012. Mặc dù được đánh giá khá tích cực, Vita vẫn trải qua một cuộc ra mắt khó khăn, khiến khác nhà quan sát tự hỏi liệu những chiếc máy chơi game có đáng để bỏ thêm tiền ra mua khi smartphone đã có thể đóng khá tốt vai trò của một máy chơi game.
Cựu Tổng Giám đốc Yahoo
Yahoo thuê ông Scott Thompson cho vị trí Tổng Giám đốc vào tháng 01/2012. Tháng 05/2012, nhà đầu tư hoạt động vì lợi ích cổ động (activist investor) Dan Loeb đã công khai nêu ra những câu hỏi về thông tin cá nhân của ông Thompson, đặc biệt lưu ý là ông này tuyên bố có bằng cử nhân kế toán và khoa học máy tính của Đại học Stonehill. Sự thật lộ ra là Thompson đã giả mạo sơ yếu lý lịch, thực chất ông chỉ có bằng cử nhân kế toán. Ngày 13/05, Yahoo tuyên bố sa thải Scott Thompson.
Microsoft và vụ lùm xùm “Smoked by Windows Phone”
Microsoft tổ chức “Smoked by Windows Phone” với ý tưởng hệ điều hành Windows Phone của hãng có thể cho bất kỳ đối thủ nào cũng phải “hít khói”. Trong chương trình này, Microsoft hứa sẽ trao giải một chiếc laptop có giá hơn 1000 USD cho bất cứ ai sử dụng các dòng smartphone khác mà thực hiện được các tác vụ nhanh hơn điện thoại Windows Phone.
Chiến dịch này của Microsoft đã thất bại ở hai điểm: Thứ nhất, điện thoại Windows Phone của hãng đã chịu thua Galaxy Nexus thứ hai, Microsoft gây ra một vụ rùm beng trong cộng đồng công nghệ Mỹ khi tìm cách từ chối trao giải thưởng cho người thắng cuộc.
Flashback
Flashback – loại Trojan lợi dụng lỗ hổng Java – ban đầu bị phát hiện lây nhiễm cho hơn 600.000 máy tính Mac của Apple. Mặc dù Apple đã đối phỏ bằng các bản cập nhật Java, loại mã độc này vẫn lan tràn ra hơn 140.000 máy tính Mac.
Sau vụ việc này, người dùng Mac không còn có thể quá tự tin về khả năng “miễn độc” của mình.
Siri ủng hộ Nokia
Gần đây, trợ lý ảo Siri đã làm cho Apple xấu mặt: Khi được hỏi “Smartphone nào tốt nhất?”, Siri đã trở lời “Nokia Lumia 900″. Nguyên nhân là do Siri lấy thông tin từ công cụ tìm kiếm Wolfram Alpha, mà Wolfram Alpha lại dựa trên đánh giá Lumia 900 của khách hàng Best Buy. Sau đó, Apple đã thay cho Siri một câu trả lời rất dí dỏm: “You”re kidding, right?” (Tạm dịch “Bạn đang đùa có phải không”).
Cuộc chiến bằng sáng chế
Thị trường công nghệ đang ầm ĩ các cuộc kiện tụng liên quan tới bằng sáng chế: Apple kiện Motorola, HTC, Samsung (và ngược lại), Oracle và Google đấu đá nhau Yahoo kiện Facebook, Nokia, Microsoft Nokia, Microsoft và Google đang nổi giận. Về cơ bản, dường như các hãng đều đang kiện lẫn nhau.
Vi phạm quyền riêng tư
Quyền riêng tư luôn là một vấn đề bức bối khi ngành công nghiệp công nghệ phát triển. Sau cùng, chúng ta không thể có một mạng Internet cởi mở và có tính chia sẻ cao mà không đặt quyền riêng tư của mình trước nguy cơ bị xâm phạm.
Thất bại lớn nhất liên quan tới quyền riêng tư của năm nay là việc Google chuyển dịch cơ cấu các hướng dẫn về thiết đặt riêng tư người dùng để họ có thể thống nhất dữ liệu người dùng trên khắp các dịch vụ của Google. Gã khổng lồ tuyên bố họ chỉ đang cố gắng làm cho mọi thứ đơn giản hơn, nhưng người ta nghi ngờ đây thực chất chỉ là cách để Google chuẩn bị cho dịch vụ đám mây GoogleDrive của họ.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tuyển sinh vẫn lòng vòng
Số lượng thí sinh đăng ký dự thi chính thức vào các trường ĐH, CĐ đã được chốt lại. Đây là thời điểm chính xác để các thí sinh nhìn lại và đưa ra quyết định chọn trường thi trong số hồ sơ đã nộp, trong khi các nhà tuyển sinh còn băn khoăn.
Thí sinh đã trở lại với kỹ thuật và sư phạm
Số lượng hồ sơ thí sinh đăng ký dự thi (ĐKDT) vào khối các trường kinh tế-tài chính vẫn không thay đổi theo chiều hướng tốt như những nhận định lạc quan trước đây.
ĐH Ngoại thương nhận được 10.000 hồ sơ ĐKDT, tăng hơn 1000 so với năm trước. Học viện Tài chính thu được hơn 13.000 hồ sơ ĐKDT, tăng hơn 100 hồ sơ so với năm 2011. ĐH Kinh tế quốc dân nhận được số hồ sơ khổng lồ với con số không dưới 22.000.
Dấu hiệu quay lại với kỹ thuật và sư phạm là nhận định của ông Hoàng Minh Sơn, Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Bách khoa HN và ông Nguyễn Hắc Hải, Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Sư phạm HN.
ĐH Bách khoa nhận được hơn 19.000 hồ sơ, tăng gần 2.000 so với năm trước. ĐH Sư phạm HN có 16.300 hồ sơ, tăng 1.000 hồ với năm trước.
Ông Hoàng Minh Sơn cho rằng lý do chính là thí sinh có dấu hiệu quay đầu lại với các ngành kỹ thuật và do các trường nâng cao chất lượng và uy tín. Ông Nguyễn Hắc Hải lý giải bằng sự xuất hiện của khối A1, khối thi phù hợp với một số ngành liên quan đến các ngành công nghệ.
Một số trường không nhận hồ sơ thi nhờ. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ HN có 16.469 hồ sơ, giảm 109 hồ sơ. Ông Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng trường này cho biết, khối ngành khoa học công nghệ của trường này chiếm 20,7% và tăng so với năm ngoái.
Giảm dần số lượng đào tạo chính quy
Viện ĐH Mở HN năm nay bất ngờ không tổ chức thi. Ông Lê Văn Thanh, GĐ Viện ĐH Mở lý giải: Hàng năm, dù nhận được số hồ sơ rất lớn nhưng khoảng 10-12 người chỉ có 1 người ở sức học trung bình được chọn vào học và cũng thường đến với trường ở NV2 là nhiều.
Như vậy, để giảm thiểu gánh nặng cho người học, giảm thiểu công việc cho cán bộ trong mùa hè nên năm nay Viện ĐH Mở không tổ chức thi.
Một trong những lý do ông Thanh đưa ra là nhà trường cần tập trung tâm sức vào việc nâng cao chất lượng để thực hiện lộ trình của thông tư 57 (quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp nhằm tạo điều kiện để người học và xã hội giám sát khả năng đảm bảo của cơ sở đào tạo-PV).
Để thực hiện quy mô đào tạo phải đảm bảo tương thích với cơ sở vật chất, ông Thanh nói, nhà trường sẽ tập trung vào hoàn thiện chương trình, giáo trình, bồi dưỡng cán bộ giáo viên để nâng cao chất lượng và giảm dần số lượng đào tạo chính quy. Ông Thanh cho biết, năm nay Viện ĐH Mở giảm 30% chỉ tiêu đào tạo hệ chính quy, và các năm tiếp theo, sẽ giảm 10% để tập trung nâng cao chất lượng, tăng cường đào tạo từ xa.
Vẫn... lòng vòng
Vì một số trường ĐH, CĐ không tổ chức thi nên các thí sinh muốn được tuyển vào các trường này phải nộp hồ sơ thi nhờ các trường ĐH, CĐ khác để lấy kết quả nộp.
Đó là chủ trương được thực hiện nhiều năm nay trong tuyển sinh, nhưng, theo phản ánh của các nhà tuyển sinh, hiện tượng này gây ra không ít rắc rối.
Một số trường, đã thông báo: Không nhận hồ sơ thi nhờ, nhưng kết quả các Sở GD&ĐT vẫn chuyển tới 2.400 hồ sơ của thí sinh thi nhờ vào mấy chục trường ĐH, CĐ!
Trường nhận hồ sơ thi nhờ sẽ phải xử lý hồ sơ (trường sẽ đào tạo - không biết về hồ sơ của các thí sinh mà mình sẽ đào tạo), tổ chức thi, gửi kết quả thi và giấy báo điểm của chỉ chừng ấy học sinh tới vài chục trường ĐH, CĐ mang tên khác nhau. Sau đó các trường nhận thí sịnh đào tạo sẽ lọc lại thông tin, in lại giấy báo điểm để gửi cho thí sinh.
Con đường lòng vòng như thế được coi là có khả năng nhầm lẫn và sai sót xảy ra cao hơn trong quá trình xử lý, truyền dữ liệu, gửi giấy báo. Sau đó có thể còn có việc xác nhận điểm của thí sinh nếu có sai sót, xê dịch kết quả.
Dữ liệu nào được sửa, dữ liệu nào không được sửa, sai sót hồ sơ ai chịu trách nhiệm... Đó là những câu hỏi nhà tuyển sinh có trách nhiệm đặt ra.
Nên chăng, quy trình thi nhờ và nhờ thi được sửa lại. Vì theo ông Hoàng Minh Sơn, Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Bách khoa HN chỉ có sửa lại mới tránh được sai sót, nhầm lẫn và kẽ hở sẽ dẫn đến tiêu cực.
Theo tiền phong
HP ProLiant Gen8 - Xu hướng mới về máy chủ "xanh" HP vừa chính thức công bố và trình diễn dòng các máy chủ quản trị tự động hoàn chỉnh nhất của ngành công nghệ thông tin (CNTT) - máy chủ HP ProLiant Thế hệ 8 (HP ProLiant Gen8). Đây là thế hệ máy chủ được thiết kế với những tính năng gần như tự động hóa hoàn toàn, mọi hoạt động khi vận...