Những rủi ro khi Mỹ biến hạt nhân Nga thành số Không
“Đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu” của Mỹ có thể biến thế mạnh hạt nhân Nga thành số Không. Tuy nhiên, Mỹ sẽ gặp rủi ro lớn nếu làm điều đó.
Mỹ không dám
Ngày 4/6/2015, Thượng tướng Leonhid Grigorievich Ivanshov, Giám đốc Viện Hàn lâm các vấn đề địa-chính trị Viện Hàn Lâm khoa học Nga đã có cuộc trả lời trên tờ Bình luận chính trị của nước này về kịch bản kế hoạch Mỹ thực hiện đòn tấn công hạt nhân vào Nga.
Theo Tướng Leonhid Grigorievich Ivanshov, ngay từ năm 2003, Tổng thống Mỹ G.Bush đã ký thông qua Học thuyết mới được gọi là đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu. Theo học tuyết này, Mỹ bất ngờ triển khai đòn tấn công đối phương tiềm năng đồng thời từ các hướng chiến lược khác nhau bằng vài nghìn phương tiện vũ khí chính xác cao.
Mỹ lên kế hoạch với một đòn tấn công như vậy sẽ loại khỏi vòng chiến đấu thành phần (tác chiến) cơ bản của Nga – các tên lửa đạn đạo trên các tàu ngầm và thậm chí là các tên lửa trong các hầm phóng, – tức không ít hơn 70% toàn bộ tiềm lực hạt nhân của Nga.
Mỹ có thể biến tiềm lực hạt nhân Nga thành số Không
Trả lời câu hỏi tại sao Mỹ chưa thực hiện đòn tấn công như vậy nhằm vào Nga, Tướng Leonhid Grigorievich Ivanshov cho biết: “Có rất nhiều điều buộc người Mỹ phải cân nhắc.
Bởi vì đòn tấn công toàn cầu về mặt lý thuyết thì rất ưu việt, thậm chí đã qua thử nghiệm thành công. Nhưng ai mà biết được trên thực tế mọi việc sẽ diễn ra như thế nào?!”.
Tên lửa LGM-118A Peacekeeper khai hỏa.
“Và nếu như không thể đánh chặn được tất cả các tên lửa của chúng ta – vì một lý do gì đó? Và nếu như các tên lửa bị đánh chặn rơi xuống lãnh thổ các đồng minh của Mỹ ở Châu Âu?
Có nghĩa là đòn tấn công toàn cầu sẽ biến thành cuộc chiến tranh hạt nhân tổng lực tiêu diệt lẫn nhau, và trong cuộc chiến tranh đó sẽ không có người chiến thắng.
Các nhà lãnh đạo Mỹ có tư duy tỉnh táo đều hiểu điều đó, và cũng như Tổng thống V.Putin, họ sẽ không làm cho tình hình nóng quá ngưỡng giới hạn (vạch đỏ).
Video đang HOT
Ngoài những lý do khiến Mỹ chưa vượt qua “vạch đỏ” như đã nói ở trên, theo Tướng Leonhid Grigorievich Ivanshov, nguyên nhân quan trọng hơn cả đó là Mỹ không dám thử thách với hệ thống Perimeter của Nga – Mỹ gọi là “bàn tay chết chóc”.
Nỗi khiếp sợ của Mỹ: Hệ thống Perimeter
Trong khi đó, phân tích kĩ hơn, theo tờ Russia and India Report, nhân tố lớn nhất có thể ngăn chặn cuộc Chiến tranh thế giới thứ 3 chính là một hệ thống của Nga với khả năng phát động một cuộc tấn công trả đũa hạt nhân ngay cả khi các tuyến chỉ huy và liên lạc của lực lượng tên lửa chiến lược bị phá hủy hoàn toàn.
Hệ thống này được gọi là Perimeter và người Mỹ đặt biệt danh cho nó là “bàn tay chết chóc”.
Việc phát triển một hệ thống bảo đảm duy trì khả năng tiến hành một cuộc trả đũa hạt nhân bắt đầu từ giữa thời Chiến tranh lạnh khi mà những hệ thống tác chiến điện tử vốn được cải tiến không ngừng có thể sẽ sớm đạt tới khả năng cản trở hệ điều khiển thông thường của các lực lượng hạt nhân chiến lược.
Một phương án dự phòng để liên lạc là rất cần thiết để bảo đảm sự liên lạc giữa yếu tổ chỉ huy với các bệ phóng.
Vào ngày 30/8/1974, Liên Xô ra sắc lệnh mật số 695-227, giao nhiệm vụ cho Phòng thiết kế Yuzhnoe của Dnepropetrovsk, một nhà sản xuất tên lửa đạn đạo liên lục địa, chế tạo hệ thống này.
Tên lửa UR-100UTTKh (NATO định danh là Spanker) đã được sử dụng như một cơ sở cho hệ thống. Cuộc bay thử nghiệm bắt đầu năm 1979 và lần đầu tiên được phóng thành công kèm bộ truyền sóng vào ngày 26/12. Những cuộc thử nghiệm đã xác nhận rằng tất cả các bộ phận của hệ thống Perimeter có thể tương thích thành công với nhau, và đầu đạn của tên lửa chỉ huy có thể bay theo quỹ đạo mong muốn.
Hệ thống Perimeter trong một lần thử nghiệm.
Tháng 11/1984, tên lửa chỉ huy được phóng đi từ Polotsk đã đưa ra một lệnh tới hầm phóng silo của tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM RS-20 (SS-18 Satan) tại Baikonur.
Sau đó, tên lửa Satan đã được phóng đi, và sau mỗi giai đoạn thử nghiệm, kết quả đều cho thấy đầu đạn của tên lửa đã tấn công vào góc vị trí chính xác tại trường bắn thử nghiệm Kura trên bán đảo Kamchatka.
Tháng 1/1985, Perimeter đã được đưa vào hoạt động.
Kể từ đó đến nay hệ thống này đã được nâng cấp một số lần, hiện nay các ICBM hiện đại được sử dụng như tên lửa chỉ huy.
Theo_Báo Đất Việt
10 cuộc chiến "hao người, tốn của nhất" của Mỹ
Sau đây là 10 cuộc chiến "hao người, tốn của nhất" trong lịch sử hơn 200 năm của nước Mỹ, nổi bật là Thế chiến II và chiến tranh Việt Nam.
Chính thức tham chiến vào 8/12/1941, hai năm kể từ khi Thế chiến II bắt đầu nhưng Mỹ đã phải bỏ ra hơn 4.000 tỉ USD và thiệt hại hơn 400.000 quân sĩ. Đây là một trong 10 cuộc chiến "hao người, tốn của nhất" mà nước Mỹ phải gánh chịu Cuộc xung đột ở Iraq và Afghanistan tiêu tốn của Mỹ hơn 1.600 tỉ USD tính đến năm 2010. Trongchiến tranh Việt Nam, cái giá mà Mỹ phải bỏ ra là 738 tỉ USD, hoặc chỉ tính riêng trong năm 1968, chi phí này đã chiếm 2,3% GDP của Mỹ. Cuộc chiến tranh Triều Tiên đã tốn của Mỹ 334 tỉ USD và gần 34.000 binh lính Mỹ thiệt mạng. Tham chiến chính thức vào Thế chiến thứ nhất 3 năm sau khi cuộc chiến bắt đầu nhưng Mỹ đã phải tiêu tốn 334 tỉ USD, tương đương gần 14% GDP nước này vào năm 1919. Chiến tranh vùng Vịnh diễn ra nhanh chóng nhưng nó đã khiến đế quốc số 1 phải bỏ ra 102 tỉ USD, con số này chiếm 0,3% GDP nước Mỹ năm 1991. Cuộc chiến tranh thảm khốc giữa các tiểu bang đã lấy đi sinh mạng của hơn 750.000 binh sĩ. Cái giá cho cuộc nội chiến Mỹ là gần 80 tỉ USD. Cuộc chiến Tây Ban Nha-Mỹ kết thúc nhanh chóng nhưng cái giá mà nền kinh tế số 1 thê giới phải chi ra không phải là nhỏ, 9 tỉ USD. Cuộc chiến giành lại nền độc lập kéo dài gần 9 năm của nhân dân Mỹ từ tay thực dân Anh đã lấy đi của nước này hơn 2,4 tỉ USD và gần 4.500 sinh mạng. Chiến tranh Mexico - Mỹ kéo dài gần hai năm tiêu tốn của Mỹ 2,4 tỉ USD và được xếp vào danh sách những cuộc chiến đắt nhất lịch sử nước Mỹ.
Chính thức tham chiến vào 8/12/1941, hai năm kể từ khi Thế chiến II bắt đầu nhưng Mỹ đã phải bỏ ra hơn 4.000 tỉ USD và thiệt hại hơn 400.000 quân sĩ. Đây là một trong 10 cuộc chiến "hao người, tốn của nhất" mà nước Mỹ phải gánh chịu
Cuộc xung đột ở Iraq và Afghanistan tiêu tốn của Mỹ hơn 1.600 tỉ USD tính đến năm 2010.
Trong chiến tranh Việt Nam, cái giá mà Mỹ phải bỏ ra là 738 tỉ USD, hoặc chỉ tính riêng trong năm 1968, chi phí này đã chiếm 2,3% GDP của Mỹ.
Cuộc chiến tranh Triều Tiên đã tốn của Mỹ 334 tỉ USD và gần 34.000 binh lính Mỹ thiệt mạng.
Tham chiến chính thức vào Thế chiến thứ nhất 3 năm sau khi cuộc chiến bắt đầu nhưng Mỹ đã phải tiêu tốn 334 tỉ USD, tương đương gần 14% GDP nước này vào năm 1919.
Chiến tranh vùng Vịnh diễn ra nhanh chóng nhưng nó đã khiến đế quốc số 1 phải bỏ ra 102 tỉ USD, con số này chiếm 0,3% GDP nước Mỹ năm 1991.
Cuộc chiến tranh thảm khốc giữa các tiểu bang đã lấy đi sinh mạng của hơn 750.000 binh sĩ. Cái giá cho cuộc nội chiến Mỹ là gần 80 tỉ USD.
Cuộc chiến Tây Ban Nha-Mỹ kết thúc nhanh chóng nhưng cái giá mà nền kinh tế số 1 thê giới phải chi ra không phải là nhỏ, 9 tỉ USD.
Cuộc chiến giành lại nền độc lập kéo dài gần 9 năm của nhân dân Mỹ từ tay thực dân Anh đã lấy đi của nước này hơn 2,4 tỉ USD và gần 4.500 sinh mạng.
Chiến tranh Mexico - Mỹ kéo dài gần hai năm tiêu tốn của Mỹ 2,4 tỉ USD và được xếp vào danh sách những cuộc chiến đắt nhất lịch sử nước Mỹ.
Theo_Kiến Thức
Poroshenko quyết đối đầu Nga hay chiêu bài lợi ích? Tổng thống Poroshenko ngày càng đối đầu quyết liệt với Nga, còn với tư cách một doanh nhân ông vẫn ăn nên làm ra bất chấp chiến tranh tàn phá đất nước. Thêm đòn khiêu khích Ngày 30/5, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã bổ nhiệm cựu Tổng thống Gruzia Mikheil Saakashvili làm Thống đốc vùng Odessa có vị trí chiến lược. Tổng...