Những phụ nữ dễ bị ung thư “tấn công” thường có 5 đặc điểm quen thuộc này: Hãy kiểm tra xem mình có là đối tượng trong danh sách hay không!
Ung thư là căn bệnh không loại trừ một ai cả. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu từ các cơ quan y tế tin cậy trên thế giới đã cho thấy, những người phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư cao đều có chung các đặc điểm dưới đây.
Ngày nay, bệnh ung thư ngày càng gia tăng với nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng, đặc biệt là những bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ. Mỗi khi nhắc đến ung thư, chúng ta đều cảm thấy sợ, nhưng chỉ khi chủ động đối mặt với bệnh thì ta mới có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Ung thư là căn bệnh không loại trừ một ai cả. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu từ các cơ quan y tế tin cậy trên thế giới đã cho thấy, những người phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư cao hơn những người khác đều có chung các đặc điểm dưới đây. Nếu bạn cũng nằm trong danh sách này thì cần phải kịp thời thay đổi hoặc đi khám sức khỏe sớm.
1. Người phụ nữ luôn cảm thấy căng thẳng
Chuyên gia sức khỏe người Đài Loan, ông Zhao Mingwei cho biết những người phụ nữ có năng lượng tiêu cực, dễ căng thẳng, hay tự ái, cáu kỉnh, nổi giận, ham muốn quá nhiều, kiêu ngạo quá mức… cần phải lưu ý đến nguy cơ hình thành các bệnh nguy hiểm.
Theo báo cáo của Mayo Clinic, những người bị căng thẳng lâu dài có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như trầm cảm, tự kỷ, mất cảm xúc và cả ung thư. Đặc biệt là các loại ung thư hệ tiêu hóa và nội tiết.
Giáo sư Zhao Mingwei cũng trích dẫn một thống kê thực hiện vào năm 2015, cho thấy một người luôn ở trong trạng thái tiêu cực sẽ khiến hệ thống nội tiết của cơ thể sẽ bị rối loạn, tiết horomone bất thường. Đồng thời, gây ra thiệt hại cho các ty thể bên trong tế bào, dẫn đến việc giải phóng các gốc tự do, từ đó gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các tế bào xung quanh, như đột biến gen hoặc tổn thương protein, có khả năng gây ung thư.
Nếu là một người thường xuyên có suy nghĩ tiêu cực, chị em cần nhanh chóng thay đổi bằng cách thả lỏng cơ thể, hãy dành cho bản thân thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để đi du lịch, nghe nhạc hoặc tham gia tập yoga, gym.
Một nghiên cứu thực hiện bởi Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho thấy rằng: Những phụ nữ ngủ ít hơn 7 giờ mỗi ngày sẽ làm tăng 47% nguy cơ mắc ung thư vú. Bởi trong khi ngủ, cơ thể nữ giới sẽ sản xuất melatonin – một chất có thể làm chậm quá trình sản xuất estrogen và ức chế những nguy cơ tiềm ẩn của ung thư vú.
Video đang HOT
Không những vậy, thức khuya còn khiến phái đẹp suy giảm trí nhớ, khó tập trung, luôn trong tình trạng mệt mỏi và gây suy nhược cơ thể nghiêm trọng. Nếu đang giữ thói quen xấu này, phụ nữ nên nhanh chóng thay đổi, hãy xây dựng thói quen đi ngủ trước 11h tối và mỗi ngày cần ngủ đủ 8 tiếng.
3. Người phụ nữ ăn rất nhiều thịt đỏ
Thịt đỏ là nguyên liệu của vô vàn các món ăn ngon lành mà bất kỳ độ tuổi nào cũng yêu thích. Tuy nhiên, chúng lại được Tổ chức y tế Thế giới WHO phân vào nhóm 2A – nhóm có thể gây ung thư cho người.
Theo WHO, thịt đỏ là tất cả các loại thịt cơ bắp của động vật có vú, bao gồm thịt bò, thịt bê, thịt lợn, thịt cừu và thịt dê.
Thịt đỏ được WHO xếp vào nhóm 2A – nhóm có thể gây ung thư cho người.
Một nghiên cứu được công bố bởi Nhà xuất bản Đại học Oxford, Anh năm 2007 cho biết thịt đỏ chứa một loại protein có khả năng làm tổn thương ruột người, đồng thời làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết. Loại protein ấy là heme – thứ tạo màu đỏ của thịt, cũng chính là thứ có thể làm hỏng niêm mạc ruột của chúng ta.
4. Phụ nữ bị thiếu vitamin
Các chuyên gia Thụy Sỹ cho thấy, không chỉ phụ nữ mà ngay cả đàn ông bị thiếu hụt vitamin đều dễ bị ung thư tấn công.
Gia đình 3 người cùng mắc ung thư gan vì phạm phải sai lầm khi sử dụng loại nước chấm rất nhiều người yêu thích
Cụ thể:
- Những người thiếu vitamin A, beta-carotene sẽ có tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi tăng gấp 3 lần.
- Những người thiếu vitamin C tỷ lệ mắc ung thư thực quản, dạ dày lần lượt tăng 2 lần và 3,5 lần.
- Người thiếu hụt vitamin E sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư miệng, ung thư vòm họng, ung thư da, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư ruột kết và ung thư phổi…
5. Người phụ nữ có chồng đang mắc ung thư
Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu vợ hoặc chồng đang mắc bệnh ung thư thì người còn lại cũng có thể mắc bệnh, y học gọi đó là “ung thư vợ chồng”. Đương nhiên là bệnh ung thư hoàn toàn không truyền nhiễm, nguyên nhân chính dẫn đến “ung thư vợ chồng” chính là vì các cặp đôi thường có chung các thói quen sinh hoạt xấu.
Các loại “ung thư cặp đôi” thường thấy nhất trên các cặp vợ chồng là ung thư phổi, ung thư gan, ung thư dạ dày. Chính vì vậy, nếu phụ nữ có chồng đang hoặc đã từng mắc ung thư thì cũng cần đi tầm soát bệnh càng sớm càng tốt.
Số người hút thuốc lá có thể giảm đi 27 triệu người vào năm 2025
Kể từ năm 2010, đã có khoảng 60% trong số các quốc gia bắt đầu sụt giảm về sản lượng tiêu thụ thuốc lá.
(Ảnh: PV/Vietnamplus)
Trong một báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về xu hướng sử dụng thuốc lá toàn cầu, dự đoán đến năm 2020 sẽ giảm bớt 10 triệu người hút thuốc lá ở cả nam và nữ, so với năm 2018.
Theo đà phát triển tích cực đó, đến năm 2025 con số người hút thuốc lá có khả năng giảm bớt thêm 27 triệu người nữa để đạt đến cột mốc chỉ còn dưới 1,3 tỷ người hút thuốc trên toàn cầu.
Kể từ năm 2010, đã có khoảng 60% trong số các quốc gia bắt đầu sụt giảm về sản lượng tiêu thụ thuốc lá.
Việt Nam có khoảng 17 triệu người hút thuốc lá, trong đó trên 45% nam giới và 1,1% phụ nữ trưởng thành. Số lượng người hút thuốc cao nên ước tính có khoảng 33 triệu dân phải chịu hút thuốc lá thụ động.
Sau nhiều năm thực hiện công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, tỷ lệ người hút thuốc lá đã giảm 2%. Năm 2019, kết quả điều tra tại một số tỉnh cho thấy, tỷ lệ hút thuốc ở nam giới giảm và thấp hơn so với điều tra toàn quốc năm 2015.
Theo Tổng Giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, nhiều năm qua đã chứng kiến sự gia tăng đều đặn về số lượng người hút thuốc lá ở nam giới. Nhưng giờ đây, lần đầu tiên tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới đang sụt giảm. Điều này có được nhờ vào sự thắt chặt của chính phủ các nước đối với ngành công nghiệp thuốc lá.
Đến nay đã có 116 trong tổng số 137 quốc gia có tỷ lệ hút thuốc lá điếu giảm kể từ khi thực thi các biện pháp quản lý, giám sát. Đây là kết quả của việc triển khai các chương trình ngăn chặn việc hút thuốc lá thụ động, tổ chức các chương trình bỏ thuốc, nâng cao nhận thức về tác hại thuốc lá, giới hạn hoặc cấm việc quảng cáo thuốc lá, các hoạt động thúc đẩy thương mại, tài trợ và tăng thuế trên các sản phẩm thuốc lá.
Theo số liệu được Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Môi trường và Y tế công cộng Nhật Bản công bố, lịch sử sụt giảm thuốc lá điếu tại nước này từ giữa năm 2011 và 2015 cho thấy: số lượng thuốc lá điếu bán ra ở Nhật Bản dần sụt giảm chậm nhưng với tốc độ ổn định.
Tuy nhiên, tốc độ sụt giảm trong sản lượng bán thuốc lá điếu tăng vọt bắt đầu từ năm 2016, tương ứng với thời gian sản phẩm thuốc lá làm nóng được giới thiệu vào thị trường này. Một nghiên cứu gần đây cho thấy phần lớn người sử dụng sản phẩm thuốc lá làm nóng ở Nhật Bản vẫn sử dụng song song với thuốc lá điếu truyền thống.
Hiện nay, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới vẫn đang được giới khoa học nghiên cứu sâu và tranh luận về tính giảm thiểu tác hại khi các sở cứ khoa học đưa ra chỉ có thể đo lường tác động của sản phẩm trong thời gian từ 6 tháng đến một năm.
Theo các chuyên gia y tế, đối với các bệnh lý như bệnh ung thư, tim mạch, hô hấp, cần có biện pháp theo dõi và đo lường với thời gian từ 5 năm trở lên mới xác định được tính tác động của sản phẩm lên sức khỏe một cách toàn diện.
Chính vì vậy, WHO đã đưa ra các chiến dịch vận động chính phủ các nước trong giai đoạn này cần có chính sách cấm hoặc thắt chặt quản lý đối với các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, tùy vào điều kiện của từng quốc gia...
Tuy nhiên, việc thực thi chiến dịch này vẫn đang còn nhiều tranh cãi khác nhau. Có ý kiến cho rằng đó là rào cản ngăn chặn những sản phẩm công nghệ mới vào thị trường, qua đó bảo vệ vị thế thượng phong độc quyền của thuốc lá điếu truyền thống.../.
Thứ trưởng Bộ Y tế nói về việc phát hiện ung thư sớm ở Việt Nam GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết tỷ lệ phát hiện sớm ung thư tại nước ta tăng lên khoảng 50% so với trước đây chỉ 20-25%. Phát hiện sớm ung thư cùng với sự tiến bộ của khoa học trong chẩn đoán, điều trị khiến nhiều trường hợp tiên lượng chắc chắn tử vong đã được cứu sống...