Những phát hiện thú vị về giấc ngủ của loài cá
Cá không có mi mắt và chúng không cần nhắm mắt dù sống ở dưới nước. Câu hỏi đặt ra là cá có ngủ không và làm thế nào để biết lúc cá ngủ?
Hầu hết các loài động vật đều có lúc ngủ. Giấc ngủ rất quan trọng vì nó giúp cơ thể và bộ não nghỉ ngơi. Con người khi ngủ thì nhắm mắt, nằm im, thở chậm và ít biết được những gì xảy ra xung quanh. Một số người ngủ rất sâu và khó có thể đánh thức họ dậy được.
Một con cá nóc vui vẻ. (Nguồn: Flickr)
Cá thì không có mi mắt và chúng không cần nhắm mắt dù sống ở dưới nước. Đất, bụi không thể chui vào mắt cá được. Mặc dù vậy, cá vẫn ngủ. Một số loài cá ngủ vào ban ngày và chỉ thức dậy vào ban đêm, một số loài khác thì ngủ đêm và thức ngày giống như con người chúng ta vậy.
Làm sao để cá biết được đã đến giờ đi ngủ?
Rất dễ để chúng ta biết khi nào thì cá đang ngủ. Đó là khi chúng nằm im không cựa quậy, và thường là nằm dưới đáy hoặc gần mặt nước. Chúng phản ứng rất chậm với những gì xảy ra xung quanh chúng và có khi chẳng có phản ứng gì. Nhìn vào mang cá, bạn sẽ thấy chúng thở rất chậm.
Nếu bạn có một bể cá ở nhà, bạn có thể quan sát thấy khi đêm xuống và bạn tắt đèn đi thì cá ít hoạt động hơn. Nếu bạn bật đèn lên vào giữa đêm, bạn sẽ thấy lũ cá hầu như không hoạt động gì.
Cũng như con người, cá có một chiếc “đồng hồ” trong cơ thể báo cho chúng biết khi nào thì làm gì như là giờ ăn, giờ ngủ chẳng hạn. Vì thế, kể cả bạn có bật đèn sáng suốt cả đêm thì chúng cũng vẫn ngủ.
Một số nhà khoa học đã nghiên cứu về giấc ngủ của cá sống trong những hang động không hề có ánh sáng. Họ nhận thấy ngay cả những loài cá này cũng có lúc gần như không hoạt động gì như thể chúng đang ngủ vậy. Tất nhiên là ở những nơi luôn luôn tối tăm này thì không có lúc mặt trời mọc hay mặt trời lặn để đánh dấu ngày hay đêm, vì thế nhịp sống của những loài cá này thường là khác so với những loài cá sống ở nơi có ánh sáng.
Một số loài cá, như là cá thu và một số loài cá mập, phải bơi liên tục không ngừng nghỉ thì chúng mới có thể thở được. Vì thế rất có thể mỗi khi ngủ là chỉ có một nửa bộ não của chúng nghỉ ngơi mà thôi, giống như cá heo vậy.
Cá mó thì tạo ra một lớp màng nhầy bọc lấy cơ thể vào ban đêm. Lớp màng này là một cái túi ngủ dày dặn bảo vệ chúng khỏi bị các loài kí sinh tấn công trong lúc chúng đang ngủ.
Cá không cần có mi mắt vì bụi không thể chui vào mắt chúng, dù vậy cá vẫn ngủ được. (Nguồn: Flickr)
Cá cũng có thể ngủ mơ giống người
Có người từng hỏi không biết cá có mơ trong khi ngủ không. Cho đến nay, chúng ta chưa có câu trả lời chính xác nhưng trong một số đoạn video quay bạch tuộc lúc đang ngủ thì chúng đổi màu. Đây có thể là một biểu hiện cho thấy chúng đang mơ về việc chạy trốn khỏi một loài động vật ăn thịt hoặc bí mật rình con mồi của chúng, giống như hoạt động của chúng lúc thức.
Dù bạn có tin hay không thì các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu về giấc ngủ của cá để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giấc ngủ của con người. Phần lớn các nghiên cứu này sử dụng cá ngựa và nhằm mục đích tìm hiểu tác động của việc thiếu ngủ, chứng mất ngủ và chu trình giấc ngủ.
Theo baoquocte.vn
Cô gái vừa phẫu thuật não vừa livestream
Jenna Schardt, sinh viên ngành y người Mỹ 25 tuổi, đã phát trực tiếp (livestream) ca phẫu thuật não của mình lên mạng xã hội trong trạng thái tỉnh táo, có thể mỉm cười và nói chuyện.
Jenna Schardt mở mắt, trò chuyện được trong lúc phẫu thuật não. Ảnh: Daily Mail.
Theo trang Daily Mail, Jenna đột nhiên gặp sự cố sức khỏe với triệu chứng giống như đột quị mà cô từng gặp ở bệnh nhân trong quá trình thực tập tại Đại học Brenau ở Gainesville, Georgia.
Trên thực tế, Jenna bị co giật do một nhóm mạch máu bị dị dạng ở trong não, hay còn gọi là u máu thể hang (cavernoma). Các bác sĩ phát hiện khối u lành tính trong não của cô gái trẻ và đã cố gắng dùng thuốc điều trị nhưng không hiệu quả.
Vì vậy, để cô có thể tiếp tục sinh hoạt và học tập bình thường, nhóm chuyên gia đã đề nghị mổ mở não của Jenna Schardt để lấy khối mạch máu rối ra ngoài.
Vì khối u máu nằm ở vùng não kiểm soát khả năng nói của cô sinh viên nên họ đã phải vẽ bản đồ chính xác vị trí an toàn để phẫu thuật mà không ảnh hưởng nào đến khả năng giao tiếp của cô.
Và để làm được điều đó, họ cần phải quan sát cô trong trạng thái tỉnh táo và có thể trò chuyện với họ trong khi não bộ của cô bị mổ phanh. Họ cẩn thận chạm vào khu vực có khối u và chờ xem việc này ảnh hưởng thế nào đến khả năng nói của cô.
Jenna quyết định cô muốn mọi người đều có thể quan sát quá trình phẫu thuật của mình nên Trung tâm y tế Methodist Dallas đã phát trực tiếp ca mổ hôm 29/10.
Có đến hơn 1.000 người trên khắp thế giới đã theo dõi ca phẫu thuật sinh tử qua điện thoại và máy tính của họ. Ống kính quay cận chậm rãi vào khuôn mặt của Jenna - bộ phận duy nhất của cô không bị tấm vải phẫu thuật màu xanh che phủ. (Xem video dưới đây. Nguồn: Daily Mail)
Không giống như đa số bệnh nhân làm đại phẫu, Jenna không được đặt máy hỗ trợ thở. Chỉ có một đoạn ống màu xanh lá nằm bên dưới mũi cô, giúp đảm bảo cô có đủ ô-xy.
Đằng sau tấm vải, bị giấu khỏi tầm quan sát của ông kính, là bộ não của cô gái 25 tuổi. Một phần hộp sọ của cô đã được cắt rời để hai bác sĩ phẫu thuật thần kinh tiếp cận với não bộ.
Ít phút sau khi các máy quay bắt đầu hoạt động, đôi môi của Jenna nở nụ cười. Đôi mi của cô ấy chớp chớp. Cô liếc nhìn xung quanh mình. 'Ồ, cô ấy còn tỉnh táo!', tiếng ai đó trong phòng phẫu thuật vang lên. Cô nhắm mắt lại trong giây lát. Khi tiếp tục mở mắt ra, trông cô chẳng hề lo lắng hay run sợ.
Trong khoảng 1,5 tiếng trước khi các chuyên viên gây mê từ từ đưa cô vào trạng thái bất tỉnh, đội bác sĩ phẫu thuật đã cẩn thận cắt bỏ mảnh sọ cần thiết, làm tê liệt hộp sọ cùng ba lớp mô bảo vệ - hay còn gọi là màng não - xung quanh não của cô.
Là trưởng khoa phẫu thuật thần kinh tại Trung tâm y tế Phương pháp Dallas, Tiến sĩ Nimesh Patel giải thích trong quá trình phẫu thuật của Jenna, bản thân bộ não có rất ít thụ thể cảm nhận sự đau đớn, do đó, nó hầu như không tác động đến cảm giác, ngay cả khi bị dụng cụ kim loại chọc vào.
Hay nói cách khác, cô gái không cảm thấy khó chịu hay đau đớn gì nhiều, ngoại trừ việc phải cố định vùng đầu và khô miệng - tác dụng phụ của việc gây mê.
Khối u máu thể hang của cô nằm ở bán cầu não trái. Ngoài nguy cơ gây tổn thương khả năng nói của cô, ca phẫu thuật còn tiềm ẩn mối nguy hiểm vỡ mạch máu gây tổn hại thần kinh. Mọi sai sót dù chỉ 1mm cũng có thể hủy hoại cuộc sống của cô sinh viên ngành y yêu nghề.
Bác sĩ John hướng dẫn Jenna nhìn vào màn hình máy tính bảng và gọi tên hình ảnh cô nhìn thấy. Trước mỗi lần chuyển hình ảnh người xem có thể nghe thấy tiếng 'pew' mô tả rằng các bác sĩ đang kích thích một vùng mới trong não cô.
'Bướm, rùa, chuối, cam, người đàn ông, số bốn, chiếc giày', Jenna nói sau mỗi tiếng 'pew'. Nếu cô bỏ lỡ, không thể nói hình ảnh nào, đó chính là dấu hiệu cho thấy họ không thể can thiệp vào vùng não đó.
Cuối cùng, họ cũng khoanh vùng được vùng não an toàn. Họ thông báo sắp sửa tiến hành cắt bỏ. Jenna đáp: 'Thật tuyệt'. Họ quyết định giữ cô tỉnh táo trong giai đoạn đầu cắt bỏ khối u máu sau đó mới gây mê từ từ.
Vài tiếng sau ca phẫu thuật, Jenna đã có thể tỉnh lại, mỉm cười và giơ ngón tay cái để ám chỉ cô vẫn khỏe với ống kính. Nếu ca phẫu thuật thành công như kế hoạch đã định, cô sẽ bình phục hoàn toàn và có thể hoàn thành chương trình học vào năm tới.
Theo Tin tức TTX
Quyết định hạ lãi suất đồng USD của Fed tác động ra sao đến giá vàng thế giới? Trong ngắn hạn, vàng vẫn có triển vọng tăng giá. Ngưỡng kháng cự tiếp theo của giá vàng được tính toán ở ngưỡng 1.500USD/ounce và sau đó lên ngưỡng 1.510,80USD/ounce. Ảnh: GettyImages Phiên giao dịch ngày thứ Tư, giá vàng chỉ tăng nhẹ trong phiên chiều, giá vàng không phản ứng nhiều sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi...