Những phát hiện mới về lòng đỏ trứng
Lòng đỏ trứng có thời gian bị mang tiếng xấu vì hàm lượng cholesterol cao của nó. Các chuyên gia y tế đã từng đề nghị mọi người hạn chế ăn lòng đỏ trứng, đặc biệt là những người có mức cholesterol trong máu cao, huyết áp cao hoặc có vấn đề về tim mạch.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu sâu hơn gần đây đã cho chúng ta hiểu rõ hơn về loại thực phẩm này.
Những lợi ích khi ăn trứng
Trứng là một loại thực phẩm có chi phí thấp, giàu chất dinh dưỡng, dễ mua và dễ chế biến. Những ưu thế này làm cho trứng trở thành một thực phẩm phổ biến, được ưa chuộng trên toàn thế giới. Trứng cũng là một thực phẩm rất linh hoạt. Và việc tiêu thụ trứng thường không xung đột với hầu hết các hướng dẫn tôn giáo hay đạo đức. Từ trẻ nhỏ tới người cao tuổi, từ người ăn kiêng tới người ăn chay… hầu như ai cũng có thể ăn trứng.
Để an toàn, không nên nấu và ăn lòng đỏ trứng còn sống.
Ăn trứng với cả lòng trắng và lòng đỏ là một cách nạp protein, chất béo và calo cho cơ thể một cách căn bằng và đầy đủ với hầu hết đối tượng, kể cả người béo phì. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy những phụ nữ Mỹ béo phì sau khi mang thai ăn trứng thường xuyên có điểm tổng thể về chỉ số khỏe mạnh cao hơn so với những người không ăn, cho thấy trứng có thể đóng một vai trò trong các mô hình dinh dưỡng lành mạnh. Các lợi ích về sức khoẻ có liên quan đến việc tiêu thụ lòng đỏ trứng bao gồm:
Tăng khả năng miễn dịch, chống ôxy hóa, phòng chống ung thư; Tăng sức khoẻ mắt, bao gồm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể liên quan đến tuổi tác; Cải thiện mật độ xương và khả năng phục hồi; Giúp cơ thể duy trì sản xuất máu khỏe mạnh và đầy đủ, đặc biệt là hàm lượng sắt và các yếu tố đông máu; Duy trì sự trao đổi chất có lợi cho sức khoẻ; Cải thiện sự trao đổi chất béo và protein; Cải thiện sự phát triển và phục hồi tế bào; Cải thiện sức khoẻ tim mạch; Duy trì huyết áp khỏe mạnh; Tăng cường sức khoẻ cho da và tóc; Cải thiện sức khoẻ của ruột và bàng quang. Giảm nguy cơ tắc ruột và sỏi thận; Tăng hấp thu dinh dưỡng trong quá trình tiêu hóa; Tổng hợp và giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh có lợi cho sức khỏe; Cải thiện sự phát triển và sức khoẻ của não; Giảm tình trạng viêm trong cơ thể.
Gần đây, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu khám phá tiềm năng của các hợp chất kích thích miễn dịch khác nhau được tìm thấy trong lòng đỏ trứng gọi là globulin miễn dịch. Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy chuột cái tiêu thụ chất chống ôxy hóa trong lòng đỏ trứng gà giảm khả năng bị nhiễm Helicobacter pylori – một loại vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn đường ruột.
Dinh dưỡng trong lòng đỏ trứng
Hàm lượng chất dinh dưỡng trong mỗi lòng đỏ trứng phụ thuộc vào kích cỡ của trứng, loại gia cầm và phương pháp chăn nuôi. Cuối cùng, giá trị dinh dưỡng của lòng đỏ trứng rất khác nhau tùy thuộc vào cách chế biến. Ví dụ, chiên rán trứng trong dầu có thể làm tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 hàm lượng chất béo và cholesterol trong món trứng.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 1 lòng đỏ trứng sống từ một quả trứng tiêu chuẩn (17gram) chứa: 55 calo; 2,7g protein; 4.51g chất béo, trong đó 1.624g là chất béo bão hòa, 1.995g chất béo không bão hòa đơn và 0.715g chất béo không bão hòa đa; 184mg cholesterol; 0.61g carbohydrate; 0,10g đường; 0g chất xơ. Trong đó, có ít nhất 7 khoáng chất cần thiết, bao gồm: 22mg canxi; 0,46mg sắt; magiê 1mg; phốt pho 66mg; 19mg kali; 8mg natri; 0,39mg kẽm.
Lòng đỏ trứng có hàm lượng vitamin cao, đặc biệt là những vitamin tan trong chất béo và tan trong nước. Sau đây là hàm lượng vitamin có trong 1 quả trứng tiêu chuẩn: thiamin 0,030mg; riboflavin 0.090mg; niacin 0.004mg; vitamin B6 0.059mg; vitamin B9 (folate) 25microgram (g); vitamin B12 0,33g; vitamin A, RAE 65g; vitamin A, IU 245IU; vitamin E 0.44mg; vitamin D (D2 và D3) 0,9g; vitamin D 37IU; vitamin K 0.1g; Lòng đỏ trứng cũng có nhiều hợp chất, vitamin, chất dinh dưỡng khác có lợi cho sức khoẻ.
Cùng một đơn vị so với trứng nuôi công nghiệp, trứng vịt, trứng chim cút và trứng gà nuôi theo phương pháp tự nhiên được coi là có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn. Lòng đỏ trứng có chứa trung bình 43% tổng hàm lượng protein trong quả trứng. Gần như tất cả các vitamin hòa tan trong nước và các vitamin hay khoáng chất hòa tan trong chất béo có trong trứng đều được tìm thấy trong lòng đỏ. Bởi thế, sau một thời gian, lòng đỏ trứng bị mang tiếng xấu và bị “kỳ thị”, một số nghiên cứu đã kết luận rằng tiêu thụ toàn bộ quả trứng (cả lòng trắng lẫn lòng đỏ) có lợi ích đáng kể hơn nhiều so với chỉ ăn lòng trắng trứng.
Ví dụ, một nghiên cứu năm 2017 cho thấy những thanh niên ăn trứng ngay sau khi thực hiện bài tập gym có tỷ lệ chuyển hóa cơ cao hơn những người chỉ ăn lòng trắng trứng.
Lòng đỏ trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
Thực tế là hầu hết chất dinh dưỡng của trứng được tìm thấy trong lòng đỏ trứng không có gì đáng ngạc nhiên. Bởi về mặt sinh học, lòng đỏ trứng được thiết kế là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chính cho phôi phát triển.
Ăn lòng đỏ trứng một cách an toàn
Video đang HOT
Mối quan tâm sức khỏe phổ biến nhất liên quan đến trứng là ngộ độc thực phẩm từ vi khuẩn Salmonella. Tuy nhiên, sau một vài biện pháp phòng ngừa cơ bản khi mua, bảo quản, nấu ăn sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm độc Salmonella. Các mẹo để xử lý trứng an toàn bao gồm:
Mua trứng từ một nguồn có uy tín, đáng tin cậy. Mua trứng đã được kiểm dịch và chứng nhận của cơ quan hữu quan.
Không chọn mua trứng bị nứt, thủng trên vỏ hoặc bẩn.
Bảo quản trứng trong tủ lạnh 4C.
Nên ăn trứng ngay sau khi chế biến, không để quá 2 giờ.
Không nên ăn trứng khi lòng đỏ và lòng trắng chưa chín hoàn toàn.
Hà Yên
Theo MNT/SK&ĐS
Những thực phẩm bổ sung sắt tự nhiên cho trẻ
Các loại thịt đỏ, lòng đỏ trứng, hải sản, các loại đậu,... được xem như nguồn cung cấp chất sắt dồi dào nhất cho trẻ. Những thực phẩm dưới đây sẽ giúp trẻ tăng cường đề kháng, khả năng tập trung và hệ xương khớp.
Thịt được xem như nguồn cung cấp chất sắt dồi dào nhất cho trẻ. Ảnh: Internet
Các loại thịt đỏ
Thịt được xem như nguồn cung cấp chất sắt dồi dào nhất cho trẻ. Các loại thịt như bò, cừu, heo không chỉ giúp bổ sung chất sắt mà còn chứa nhiều chất đạm.
Đồng thời thịt đỏ khiến em bé tăng cường sự tập trung cao độ hơn, khiến bé học dễ nhớ hơn.
Ảnh: Internet
Lòng đỏ trứng
Lòng đỏ trứng là thực phẩm dễ kím và dễ chế biến trong việc bổ sung sắt cho trẻ. Lưu ý, các món trứng chỉ nên nấu và dùng ngay không được hâm lại.
Nhiều người cho rằng chỉ có phần lòng trắng của trứng mới là lành mạnh. Tuy nhiên, trên thực tế là 100 g lòng đỏ trứng có chứa 2,7 mg sắt. Vì vậy, khi dùng trứng chế biến món ăn, bạn không nên tách bỏ lòng đỏ.
Hải sản
Ngoài việc cung cấp canxi cho xương phát triển, cá ngừ, nghêu, tôm đều là nguồn cung cấp chất sắt tốt nhất cho trẻ.
Trong thành phần của hải sản cung cấp nhiều dưỡng chất cho bé yêu của bạn, trong đó có nhiều chất sắt giúp cho bé bổ não, phát triển thể chất một cách toàn diện. Mẹ nên bổ sung các loại hải sản như cá ngừ, nghêu và tôm là nguồn cung cấp sắt tốt nhất.
Các loại đậu
Các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng... đều chứa hàm lượng sắt cao tương đương với những loại thịt đỏ. Tuy nhiên, chất sắt non có trong đậu chỉ hấp thu tốt nhất thông qua vitamin C. Do đó nên bổ sung vitamin C song song với đậu.
Ngũ cốc
Tại sao người ta nói rằng ngũ cốc tạo ra chế độ ăn uống đầy đủ và bổ dưỡng? Bởi ngũ cốc là nguồn chất sắt vô cùng lành mạnh. Bạn có thể tiêu thụ ngũ cốc ở dạng nóng hoặc lạnh. Ngũ cốc lạnh mang lại cho bạn 1,8 mg đến 21,1 mg sắt. Tuy nhiên, khi ngũ cốc nóng, hàm lượng sắt giảm, dao động từ 4,9 mg đến 8,1 mg.
Ảnh: Internet
Các loại hạt
Hạt điều, hướng dương, hạt bí, hạt vừng... không chỉ cung cấp sắt mà còn giàu canxi, protein và chất béo không bão hoà rất tốt cho cơ thể.
Hạt điều nổi tiếng là loại hạt giàu protein, rất được ưa chuộng đối với những người ăn chay. Tuy nhiên, ít ai biết rằng loại hạt này cũng chứa nguồn chất sắt dồi dào. cốc hạt điều chứa khoảng 2g sắt. Nếu bạn không thích thú với việc nhai hạt điều, hãy thử trộn cùng một cốc sinh tố.
Ảnh: Internet
Các loại rau màu xanh đậm
Những loại rau lá xanh đậm như rau bina chứa cả một kho chất sắt mà bạn không nên bỏ qua. 3 chén rau bina chứa khoảng 18mg sắt. Do đó, bạn hoàn toàn có thể bổ sung loại rau này vào bữa ăn hàng ngày mà không cần ăn thêm thịt đỏ. Ngoài sắt, loại rau này còn chứa nhiều các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như beta-carotene, folate, vitamin C và canxi.
Bông cải xanh rất giàu vitamin K và magiê, protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin C, A, giúp tăng cường sự hấp thụ sắt trong cơ thể. Một chén bông cải xanh nấu chín chứa 1mg sắt.
Khoai lang
Ngoài vitamin A, khoai lang còn chứa rất nhiều vitamin tốt cho cơ thể như C, E, K, B1, B6 và B9. Những vitamin này sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể phát triển khỏe mạnh để đạt được các cột mốc phát triển đúng thời điểm.
Khoáng chất giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra bình thường. Khoai lang là một nguồn cung cấp khoáng chất rất dồi dào với nhiều loại khoáng chất quan trọng mà cơ thể cần như canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, natri và kẽm.
Ảnh: Internet
Socola đen
Là một loại thực phẩm yêu thích của nhiều trẻ nhỏ, socola đen là một lựa chọn lý tưởng để trẻ vừa ăn vặt vừa được bổ sung chất sắt.
Chocolate đen không chỉ làm vị giác của bạn hài lòng, chúng còn đáp ứng nhu cầu về sắt cho cơ thể. Bột ca cao cũng vậy, bạn nên sử dụng nó như là món tráng miệng ngon và bổ. Chúng được biết với công dụng giảm cholesterol và huyết áp.
Lợi ích của sô cô la đen là vô tận. Ngoài việc thúc đẩy da và răng khỏe mạnh hơn, giảm bớt lo lắng, tốt cho não bộ, sô cô la đen cũng cung cấp lượng chất sắt dồi dào cho cơ thể. 28mg sô cô la chứa 2-3mg sắt, nhiều hơn cả trong thịt bò có cùng khối lượng.
Các loại trái cây khô
Mận, nho, mơ khô đều chứa một hàm lượng chất sắt tự nhiên tốt cho trẻ. Tuy nhiên, các loại trái cây này đều chứa nhiều đường, các mẹ nên điều chỉnh liều lượng cho trẻ dùng hợp lý.
Ảnh: Internet
Nước cam
Thành phần vitamin C dồi dào trong nước cam hỗ trợ hiệu quả trong việc hấp thụ chất sắt.
Trong nước trái cây có nhiều vitamin C (đặc biệt trong nước cam). Vitamin C có vai trò rất quan trọng trong việc hấp thu sắt của cơ thể. Khi chúng ta uống viên sắt (ở dạng hợp chất, có hóa trị 2) nhưng chỉ sắt hóa trị 3 mới được hấp thu ở tá tràng, do đó để hấp thu được cần có quá trình chuyển từ sắt hóa trị 2 thành sắt hóa trị 3 (quá trình này xảy ra tại ruột non), quá trình này muốn xảy ra bắt buộc phải có sự xúc tác của vitamin C, nếu thiếu vitamin C sẽ gây thiếu máu do thiếu sắt, chính vì vậy bác sĩ mới khuyên bạn khi uống viên sắt cần uống kèm với vitamin C.
Khoai tây nướng
Một củ khoai tây nướng cỡ to chứa gấp 3 lần lượng sắt so với 84g thịt gà. Không chỉ giàu chất sắt, loại củ này còn rất giàu vitamin B và C, potassium.
Những lưu ý khi dùng thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ:
Tránh nấu các loại thực phẩm chứa chất sắt quá lâu, việc này có thể làm mất đi một lượng đáng kể các dưỡng chất.
Nguồn canxi trong sữa và các loại sản phẩm chế biến từ sữa có thể gây khó khăn cho cơ thể trong việc hấp thụ chất sắt. Vì vậy nên dùng hai loại thực phẩm này cách nhau ít nhất 1 tiếng đồng hồ.
Bất kỳ chất nào trong cơ thể nếu bổ sung quá nhiều cũng không tốt. Cần kiểm tra lượng sắt trong cơ thể trẻ để có chế độ bổ sung sắt hợp lý.
Trường hợp trẻ có dấu hiệu thiếu máu nặng, các mẹ cần cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh tuỳ tiện mua thuốc để trẻ sử dụng.
Hy vọng rằng với những chia sẻ về các thực phẩm bổ sung sắt cũng như các lưu ý trên đây, các mẹ sẽ có thêm nhiều lựa chọn trong việc cân đối dinh dưỡng cho trẻ.
ĐỖ HỢP (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Những điều phụ nữ trẻ cần biết về bệnh tim Mặc dù bệnh tim thường được xem là vấn đề ở nam giới, là bệnh ở người lớn tuổi, song phụ nữ cũng có thể mắc bệnh này. Phụ nữ trẻ thường không nhận thức được các yếu tố nguy cơ bệnh tim. Không bao giờ là quá muộn để bảo vệ sức khỏe tim. Hãy hỏi người thân về tiền sử bệnh...