Những pha húc thuyền táo bạo trong lễ hội làng Đăm
Cuộc đua thuyền trong lễ hội làng Đăm (huyện Từ Liêm, Hà Nội) nổi tiếng là sự tái hiện tinh thần quả cảm của người xưa chế ngự con nước dữ đánh đuổi giặc ngoại xâm…
Những trai bơi lực lưỡng làm chủ “chiến thuyền” không chỉ dùng sức mạnh, mà còn cần đến sự khéo léo, đè mũi thuyền đối phương, vượt qua, tiến lên giành chiến thắng. Màn trình diễn đua thuyền sôi động trong lễ hội Đăm cổ truyền cũng là để ghi nhớ công lao của Đào Trường thời Hùng Duệ Vương, đã dùng kế sách đường thủy đánh tan quân giặc chỉ sau một trận.
Các thuyền trong đội đua của làng bắt đầu xuất phát. Có tất cả 6 thuyền của 3 thôn tham gia cuộc đua. Lễ hội làng Đăm diễn ra trong 3 ngày từ 9 đến 11 tháng 3 âm lịch.
Ông lệnh cầm chiêng đánh liên hồi thúc giục trai bơi. Mỗi thuyền có 22 trai bơi, 1 ông lệnh, 1 ông mõ, 1 ông chống chèo và một người ngồi sau bẻ lái.
Dân làng Đăm đã rất mong chờ cuộc đua thuyền này bởi lễ hội năm nào cũng có, nhưng đua thuyền thì chỉ 5 năm một lần. Kinh phí đều do dân làng, các mạnh thường quân của làng tài trợ.
Người dân theo dõi cuộc đua dọc 2 bờ đầm Đăm (thực ra là một nhánh của sông Nhuệ). Trước khi vào hội đua thuyền, dân làng Đăm đã tích nước vào đầm và luyện tập chèo thuyền từ nhiều tuần trước.
Bắt đầu rời vạch xuất phát, các trai bơi cố gắng thật nhanh vượt lên trước để chiếm ưu thế cho màn chống chèo, ghì đầu mũi thuyền đối phương.
Video đang HOT
Người cầm lái thuyền của thôn 1 (áo đỏ) đã rơi xuống nước sau màn bẻ lái húc vào thuyền đối phương. Điều kiện số 1 để người làng Đăm được trở thành trai bơi trong cuộc đua là bơi giỏi và thạo sông nước.
Mũi thuyền của thôn 1 đã chèo hẳn lên thân thuyền thôn 2 (áo vàng).
Nhưng thuyền của thôn 1 đã bị chìm. Mực nước của đầm được tính toán rất kĩ sao cho không được sâu quá để chống chèo thuận lợi và cũng không được nông quá ảnh hưởng đến việc chèo thuyền bẻ lái.
Sau màn ghì đầu quyết liệt, thuyền của thôn 2 cũng chìm nghỉm. Việc của các trai bơi lúc này là mò thuyền để tiếp tục cuộc đua.
Thuyền đã được vớt lên, cả 2 đội khẩn trương tát nước để trai bơi trở lại vị trí tiếp tục chèo thuyền về đích.
Đội chiến thắng về đích.
Người làng Đăm không chỉ thể hiện việc gìn giữ lễ hội dân gian của mình bằng lòng kính trọng người xưa, vật chất, họ còn rất có ý thức bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Chiêm ngưỡng thuyền đua khuấy động sông Pheo trong đêm
Các đội đua thuyền khuấy động cả một vùng nước trong ánh sáng lung linh huyền ảo mở màn lễ hội bơi Đăm truyền thống trên sông Pheo, Từ Liêm, Hà Nội.
Cứ 5 năm một lần, lễ hội bơi Đăm truyền thống (đua thuyền) lại được tổ chức tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội từ ngày mồng 9 đến 11/3 Âm lịch, để tưởng nhớ vị anh hùng có công với dân, với nước - Đức Thánh Bạch Hạc Tam Giang. Ảnh: Đèn hoa đăng sáng rực một góc đình Đăm (phường Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tối mồng 9/3 âm lịch (tức 27/4).
Là lễ hội lớn, 5 năm mới có một lần nên mọi hoạt động nằm trong khuôn khổ hội bơi Đăm đều thu hút sự quan tâm, chú ý của hàng ngàn người. Người dân đứng kín dọc sông Pheo và kín cả ban công các ngôi nhà xung quanh.
Năm nay, lễ hội được quận Bắc Từ Liêm phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hà Nội, Đài PT-TH Hà Nội tổ chức trên dòng sông Pheo (đoạn chảy qua phường Tây Tựu) với sự tham gia của 6 thuyền, chia làm 3 đội bơi. Ảnh: Thuyền thả hoa đăng dọc sông Pheo.
Sông Pheo lung linh ánh sáng.
Tuy ngày mồng 10/3 Âm lịch mới là chính hội, nhưng ngay từ tối 9/3, những đội thi tham gia hội bơi Đăm đã mang đến cho khán giả một màn trình diễn mãn nhãn.
Dòng sông Pheo được khuấy động trong đêm tối bởi tiếng hô của những người chèo thuyền và tiếng cổ vũ của người dân.
Các đội đua tốc độ trong ánh sáng lung linh huyền ảo.
Đội cổ vũ của các thôn trang bị đầy đủ cờ Tổ quốc, ảnh Bác Hồ... tràn xuống lòng sông để cổ vũ tinh thần cho đội nhà.
Theo_Kiến Thức
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đánh giá về công tác tổ chức lễ hội xuân 2015 Cứ đến mỗi dịp xuân về, các lễ hội của dân tộc lại luôn là mối quan tâm lớn của người dân, du khách và dư luận cả nước. Chẳng thế mà năm nay chỉ trong gần một tháng diễn ra lễ hội, trực tiếp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã có tới 4 chuyến...