Những nữ sinh Sài Gòn không thích… bảng điểm quá đẹp
Ngoài việc học tập ở trường, những nữ sinh Sài Gòn dành nhiều thời gian để chơi bóng rổ, tham gia CLB kèn Harmonica và nhiều hoạt động ngoại khóa khác. Họ không cho rằng bảng điểm quá đẹp là tất cả hành trang nếu muốn thành công.
Phương Khoa (trái) và Minh Trang, những nữ sinh Sài Gòn năng động – NVCC
Một ngày mới của Nguyễn Đỗ Minh Trang, 18 tuổi, cựu học sinh lớp chuyên văn Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM không có quá nhiều áp lực về điểm số cũng như những giải thưởng phải đạt được. Trong cả 3 năm học THPT, điểm số trung bình của Trang luôn trên 9.0. Điều đáng kể là, nữ sinh Sài Gòn đã tìm được rất nhiều đam mê khác của mình ở ngôi trường toàn những học trò siêu giỏi này.
Xông pha từ âm nhạc tới thể thao
Trang từng là thành viên của LHP Harmonica Club. Không chỉ được học cách chơi nhạc cụ, cô được quen nhiều bạn bè tuyệt vời và làm quen với cách tổ chức các sự kiện. Trường có rất nhiều hoạt động ngoại khóa để học sinh có cơ hội “bung xõa” sau những giờ học căng thẳng như văn Hội xuân, Vươn lên (chuỗi hoạt động chào đón các học sinh lớp 10), Festival âm nhạc… Không muốn lãng phí 3 năm tuổi trẻ ở Chuyên Lê Hồng Phong, Trang xông pha vào mọi hoạt động to nhỏ do trường và các học sinh tổ chức.
Trang đang là sinh viên năm nhất ngành marketing của ĐH Western Sydney Việt Nam và đây cũng là năm thứ 2 cô gắn bó với VietAbroader Club HCM, tổ chức phi lợi nhuận, với mong muốn giúp giới trẻ TP.HCM thể hiện bản thân, học tập các kiến thức, kỹ năng cần thiết về nhiều lĩnh vực khác nhau trong cương vị phó giám đốc, ban điều hành.
Minh Trang đã có những năm tháng thanh xuân tươi đẹp ở Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM
Trong khi đó, Đỗ Ngọc Phương Khoa, 18 tuổi, cựu học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu, H.Hóc Môn, TP.HCM thường xuyên duy trì điểm trung bình trên 8.0 xuyên suốt 3 năm học. Song, cô đi tìm một hướng đi riêng để theo đuổi ước mơ của mình, đó là chơi thể thao say mê, tham gia hết mình ở các hoạt động ngoại khóa.
Khoa cho hay, từ nhỏ cô đã được ba mẹ tạo điều kiện để học nhiều môn thể thao. Sau khi thử các môn khác nhau, cô tìm thấy bóng rổ như chân lý đời mình. Càng tập luyện với cường độ cao, cô càng yêu thích môn này hơn. Tới nay, Khoa đã dành được 2 huy chương vàng cho bản thân. Bên cạnh việc luyện tập cùng câu lạc bộ, nữ sinh Sài Gòn đã tham gia tổ chức nhiều giải đấu cho học sinh trong các khu vực lân cận để lan tỏa niềm đam mê bóng rổ đến nhiều bạn trẻ.
Không chỉ vậy, nữ sinh 18 tuổi còn là tình nguyện viên của CHANGE, thực hiện khảo sát diện rộng về nhận thức của người dân đối với vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay tại Việt Nam.
Đồng thời, nữ sinh Sài Gòn ghi dấu ấn trong nhiều hoạt động ngoại khóa. Cô là trưởng bộ phận đối ngoại, thành viên bộ phận đối ngoại của các dự án liên quan học sinh, sinh viên, đời sống giới trẻ như The Cogito Hub, The Cambio Project…
Video đang HOT
Phương Khoa đã tìm thấy nhiều cơ hội hơn từ các hoạt động ngoại khóa – NVCC
Hiện tại, nữ sinh viên năm nhất ngành Kinh doanh quốc tế, Trường ĐH RMIT Việt Nam đang là giám đốc, ban điều hành VietAbroader Club HCM. Nữ sinh Sài Gòn cho hay sau hơn 2 năm làm việc tại đây, cô phát triển từ vị trí thành viên, trưởng nhóm và giám đốc. “Ít ai có thể tin được một học sinh cấp 3 có thể viết thành thục những email chuyên nghiệp khi làm việc với các đối tác, nhà tài trợ trong và ngoài nước hoặc có thể soạn thảo những bản hợp đồng hợp tác giữa hai bên. Hoặc thậm chí là tổ chức những buổi sự kiện quy tụ hơn 500 người tham dự”, Khoa kể.
Khoa cho hay, sắp tới sự kiện VACl Youth Prize 2021: Marketers’ United Camp do VietAbroader Club HCM tổ chức sẽ diễn ra từ 22.11. Hội trại trực tuyến, hướng tới học sinh THPT, sinh viên năm nhất, năm 2, với những dẫn chứng cụ thể từ marketing của các doanh nghiệp, hy vọng xây dựng được kiến thức nền tảng nhất định về lĩnh vực marketing cho người trẻ.
Thêm cơ hội trong bối cảnh cạnh tranh
Nguyễn Đỗ Minh Trang cho hay, nhiều người trẻ thường nghĩ tham gia hoạt động ngoại khóa chỉ để cho vui hay làm đẹp hồ sơ, thế nhưng cô suy nghĩ khác. Những hoạt động ngoại khóa cô tham gia bắt đầu từ niềm yêu thích và thực hiện với tinh thần trách nhiệm.
Các thành viên của câu lạc bộ VietAbroader trong chiến dịch mùa tết – NVCC
“Mình nghĩ nếu học sinh sớm được cọ xát trước với các hoạt động ngoại khóa thì khi lên đại học – môi trường cần tính kỷ luật và tự giác cao – thì mình sẽ đỡ lạ lẫm hơn. Những kỹ năng mềm có được từ các hoạt động ngoại khóa như khả năng giao tiếp, lãnh đạo, giải quyết vấn đề, tinh thần đồng đội,… sẽ là những công cụ đắc lực bổ trợ cho con đường học tập và làm việc của mỗi người trẻ sau này”, cựu học sinh Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong cho hay.
Trong khi đó, Đỗ Ngọc Phương Khoa cho rằng, trong thời buổi cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay, việc tham gia các hoạt động ngoại khóa trong và ngoài trường sẽ mang đến cho mỗi người trẻ nhiều cơ hội hơn trong tương lai.
Khoa (bìa trái) và những người trẻ năng động của câu lạc bộ – NVCC
Chẳng hạn như việc các trường ĐH trên thế giới đã xem hoạt động ngoại khóa như một tiêu chí để đánh giá sinh viên hoặc các công ty, doanh nghiệp đã có những yêu cầu cao hơn về các kỹ năng mềm bên cạnh những kiến thức chuyên môn. Các sinh viên năng động đã có thể dễ dàng ghi được điểm trong mắt nhà tuyển dụng chỉ đơn giản bằng việc tham gia vào các hoạt động ngoại khóa.
“Mình mong muốn, dù ở cương vị nào, mình sẽ tiếp tục có nhiều cơ hội hơn để mang đến nhiều sân chơi bổ ích cho các bạn trẻ Việt Nam, đặc biệt là các bạn học sinh ở các vùng xa trung tâm hoặc các khu vực khó khăn”, nữ sinh Sài Gòn đang là sinh viên Trường ĐH RMIT Việt Nam bộc bạch.
Chàng trai Nam Định thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc ngành ngôn ngữ Tây Ban Nha
Với kết quả học tập xuất sắc ngành Ngôn ngữ Tây Ban Nha, trường ĐH Hà Nội, Lê Mạnh Thắng đã trở thành một trong những thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp được Thành Đoàn Hà Nội lựa chọn vinh danh.
Chàng trai Nam Định Lê Mạnh Thắng, thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Tây Ban Nha.
Choáng váng với buổi học đầu tiên
Lê Mạnh Thắng là cựu học sinh của ngôi trường chuyên nổi tiếng ở tỉnh Nam Định, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - nơi đã đào tạo nên rất nhiều thế hệ học sinh giỏi và thành đạt.
Thắng đã có 8 năm học tiếng Anh ở các cấp học dưới nhưng ở bước ngoặt quan trọng của cuộc đời thì Thắng lại rẽ sang một hướng khác hoàn toàn khi chọn ngôn ngữ Tây Ban Nha của Trường Đại học Hà Nội.
Lê Mạnh Thắng chia sẻ: "Em muốn được tiếp cận với một ngôn ngữ mới, một nền văn hóa mới vì vậy em đã quyết định học chuyên sâu một ngôn ngữ mới ở đại học. Sau khi tìm hiểu, em quyết định đăng ký nguyện vọng ngành tiếng Tây Ban Nha của trường Đại Học Hà Nội vì em biết được đây là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới. Việc sử dụng thành thạo ngôn ngữ này sẽ giúp em có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận và trải nghiệm nhiều nền văn hóa trên thế giới".
Với suy nghĩ ban đầu như thế, cậu học sinh Lê Mạnh Thắng bắt đầu tìm hiểu về ngôn ngữ Tây Ban Nha trên các phương tiện thông tin truyền thông và rất thích thú trước mức độ phổ biến của ngôn ngữ này.
"Tiếng Tây Ban Nha là một ngôn ngữ thuộc nhóm Iberia-Rôman của nhóm ngôn ngữ Rôman. Đây được coi là tiếng mẹ đẻ của khoảng 352 triệu người và được 417 triệu người sử dụng (bao gồm cả những người sử dụng như một ngoại ngữ). Tiếng Tây Ban Nha được đánh giá là ngôn ngữ quan trọng thứ 2 trên thế giới, sau tiếng Anh.
Bởi vì tỷ suất sinh cao ở những nước dùng tiếng Tây Ban Nha như ngôn ngữ chính thức, sự mở rộng về kinh tế trong giới nói tiếng Tây Ban Nha, sự ảnh hưởng của tiếng Tây Ban Nha trong thị trường âm nhạc toàn cầu và do tầm quan trọng của văn học Tây Ban Nha nên nó được sử dụng ở rất nhiều nơi trên thế giới.
Bên cạnh đó giữa tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha có sự gần gũi về nguồn gốc, có chia sẻ một lượng lớn từ vựng với nhau, sự tương đồng về cấu trúc ngữ pháp nên em tự tin rằng với vốn kiến thức sẵn có về ngoại ngữ của mình, em có thể chinh phục ngôn ngữ này" - Thắng bày tỏ.
Với suy nghĩ từ những gì tìm kiếm được cũng như niềm tin của tuổi 18, Thắng rất hăm hở và tràn đầy nhiệt huyết với niềm tin đó. Nhưng ngay buổi đầu học tại Trường Đại học Hà Nội thì Thắng bị bất ngờ đến mức choáng váng.
Thắng cho hay, buổi học đầu tiên thực sự là một bất ngờ lớn đối với em, bởi ngoài lúc điểm danh đầu giờ, trong suốt giờ học, giảng viên chỉ sử dụng tiếng Tây Ban Nha để giảng bài. Em vẫn nhớ là vào buổi học đầu tiên đó, khi cô vừa giảng xong kiến thức đầu tiên của bài, cả lớp mặt nghệt ra vì không hiểu gì hết.
Tuy nhiên cũng nhờ những kiến thức ngữ pháp và từ vựng tích lũy được sau 8 năm học tiếng Anh, em có thể hiểu được phần nào những kiến thức được viết trên bảng.
Thủ khoa tốt nghiệp Lê Mạnh Thắng cùng các bạn của mình.
Vượt lên trên tất cả với tình yêu với tiếng Tây Ban Nha
Vượt lên trên tất cả là một tình yêu với tiếng Tây Ban Nha đã giúp Thắng có thể từng bước khắc phục khó khăn để thích nghi với một ngôn ngữ mới, một phương pháp học tập mới.
Cô Nguyễn Thị Thanh Huyền - Trưởng khoa tiếng Tây Ban Nha đã rất ấn tượng với cậu sinh viên trầm tính, ít nói nhưng lại có tình yêu đặc biệt với ngôn ngữ này.
" Thắng là một sinh viên rất đặc biệt. Thắng trầm tính, ít khi giao lưu với mọi người, mỗi khi bị căng thẳng thì khó khăn để sử dụng ngôn ngữ trôi chảy. Trong quá trình học tập Thắng không chỉ rất nỗ lực, chăm chỉ mà còn luôn cố gắng khắc phục, điều chỉnh những nhược điểm của bản thân để tích cực tham gia các hoạt động, phong trào thi đua của Nhà trường, Thành đoàn phát động.
Năm 2020, với kết quả học tập tốt nên Thắng đã được nhận học bổng toàn phần Erasmus học chuyên ngành Biên phiên dịch tại Trường Đại học Tự trị Barcelona. Đây cũng là năm Thắng được nhận danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" của thành phố Hà Nội ".
Với kết quả học tập xuất sắc, Thắng đã trở thành một trong số những thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp và được BCH Đoàn Thành phố Hà Nội lựa chọn vinh danh tại Lễ tuyên dương thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội (dự kiến tổ chức vào dịp lễ 20/11/2021).
Vẫn nụ cười hiền hậu, vẻ điềm tĩnh ít nói, Thắng chia sẻ bí quyết để mình có thể học tốt ngôn ngữ Tây Ban Nha.
"Em nghĩ khi tiếp cận bất kỳ ngoại ngữ nào, điều cần thiết là phải có sự kiên trì, ngoại ngữ không phải là môn có thể học được trong ngày một ngày hai hay là thức trắng một đêm trước khi thi để ôn bài là có thể điểm cao được, học ngoại ngữ là một quá trình lâu dài "mưa dầm thấm lâu", ngày nào cũng phải học cũng phải luyện thì mới có thể sử dụng thành thạo được.
Điều thứ hai mà em thấy cần thiết để học ngoại ngữ đạt kết quả cao chính là chú trọng vào ngữ pháp. Một nhà ngôn ngữ học từng ví ngữ pháp như xương sống của con người, nếu không nắm chắc ngữ pháp thì khó có thể viết hay nói ra một câu mà người khác có thể hiểu được. Vì vậy khi bắt đầu học một ngôn ngữ mới, em thường bắt đầu bằng việc học ngữ pháp thật chắc, sau khi nắm chắc ngữ pháp em mới chuyển sang trau dồi và làm giàu hơn vốn từ vựng của bản thân".
Thắng khẳng định dù bây giờ có thể coi là đã sử dụng thành thạo tiếng Tây Ban Nha thì em vẫn còn phải tiếp tục học và trau dồi những hiểu biết của bản thân về thứ ngôn ngữ tuyệt đẹp này.
Thắng cũng rất xúc động và bất ngờ khi biết được tin mình có vinh dự được là thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của trường "Đây không chỉ là thành quả cố gắng trong suốt 4 năm học của riêng em mà còn là công sức của rất nhiều người đã giúp em trong suốt 4 năm học tập tại Khoa tiếng Tây Ban Nha của Trường Đại học Hà Nội. Em xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô của Khoa tiếng Tây Ban Nha đã tận tình chỉ dạy em trong suốt 4 năm đại học, đặc biệt là cô Trưởng khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền, giảng viên hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp của em, cũng như những người bạn lớp 1TB17 đã đồng hành cùng em trong những năm tháng thanh xuân đặc biệt này".
Và Thắng cũng muốn nhắn gửi đến các em tân sinh viên khóa 2021 mới vào trường cũng như đối với các em thí sinh có nguyện vọng đăng ký học tiếng Tây Ban Nha rằng: Hãy tận dụng tối đa khoảng thời gian 4 năm đại học để có thể tiếp thu những kiến thức cần thiết của chuyên ngành mình đang theo học, tạo được hành trang thật tốt cho cuộc sống sau này.
Nhìn lại Lễ khai giảng đặc biệt 12 năm trước trong đại dịch cúm A/H1N1 Năm 2009 đại dịch cúm A/H1N1 bùng phát, học sinh lạ lẫm dự lễ khai giảng trong khẩu trang y tế. 12 năm sau, chiếc khẩu trang tiếp tục là vật bất ly thân nhưng hình thức khai giảng đã khác nhiều. Ngày 4/9/2009 tại Thủ đô, các học sinh Trường THCS Đống Đa đã có một lễ khai giảng trong những chiếc...