Những nhân vật quyền lực nhất thế giới 2012
Ngày 5/12, tạp chí Forbes đã công bố danh sách những người quyền lực nhất thế giới 2012. Lần thứ hai liên tiếp ngôi vị số 1 thuộc về tổng thống Mỹ Barack Obama trong khi nữ thủ tướng Đức được đánh giá có ảnh hưởng lớn hơn cả Giáo hoàng Benedict XVI.
Để hoàn thành bảng xếp hạng (BXH) này, tạp chí Forbes đánh giá hàng trăm ứng viên thuộc đủ mọi lĩnh vực trên toàn thế giới. Có 4 tiêu chí được dùng để đánh giá các ứng viên. Trước hết đó là liệu ứng viên đó có quyền lực để tác động đến rất nhiều người hay không.
Ông chủ Nhà Trắng vẫn là người quyền lực nhất thế giới
Về khía cạnh này, có nhiều ứng viên lớn như: Giáo hoàng Benedict XVI, đứng thứ 5 trên BXH, là lãnh đạo tinh thần của hơn 1 tỷ người theo đạo Thiên chúa, tương đương 1/6 dân số thế giới. Trong khi đó Michael Duke (xếp hạng 17), CEO của tập đoàn siêu thị Wal-Mart, đang là sếp của hơn 2 triệu nhân viên.
Tiêu chí tiếp theo được xét đến đó là nguồn lực tài chính do những người này kiểm soát. Liệu nguồn lực đó có lớn hơn đáng kể so với những ứng viên khác? Đối với lãnh đạo các quốc gia, chỉ số được dùng để xét đó là GDP, trong khi đối với các CEO, Forbes so sánh dựa trên tổng tài sản và doanh thu của doanh nghiệp đó.
Tiêu chí thứ ba đó là ứng viên đó có tác động ra sao tới nhiều lĩnh vực. Ví dụ như thị trưởng New York Michael Bloomberg (xếp hạng 16) là người có ảnh hưởng lớn bởi ông vừa là chính trị gia, vừa là một tỷ phú và là ông chủ một tập đoàn truyền thông lớn đồng thời cũng là một nhà từ thiện nổi tiếng.
Cuối cùng Forbes sẽ xét xem liệu các ứng viên đó có chủ động sử dụng quyền lực của mình hay không. Ví dụ tổng thống Nga Vladimir Putin (xếp hạng 3) giành được nhiều điểm bởi ông thường cho thấy quyền lực của mình. Trên cơ sở 4 tiêu chí này, Forbes sẽ xếp hạng những người quyền lực nhất theo từng tiêu chí. Người có thứ hạng trung bình ở cả 4 tiêu chí cao nhất sẽ là người quyền lực nhất thế giới.
Bà Angela Merkel là phụ nữ quyền lực nhất thế giới
Với cách xếp hạng này, năm nay tổng thống Mỹ Barack Obama một lần nữa được chọn là người quyền lực nhất thế giới. Ông đã có chiến thắng quyết định trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2012 và sẽ tiếp tục nhiệm kỳ hai.
Video đang HOT
Các thách thức của ông Obama hiện tại bao gồm giải quyết khủng hoảng ngân sách, tỷ lệ thất nghiệp cao, bất ổn mới tại Trung Đông. Dù vậy không có gì phải nghi ngờ việc ông là tổng tư lệnh của lực lượng quân đội lớn nhất thế giới và cũng là một siêu cường về kinh tế, văn hóa.
Xếp ngay sau ông Obama là thủ tướng Đức Angela Merkel. Điều này cũng có nghĩa là bà Merkel chính là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới. So với năm ngoái ảnh hưởng của vị nữ chính khách này được Forbes xếp tăng 2 bậc.
Hiện bà là người có tiếng nói thuộc hàng quan trọng nhất trong liên minh châu Âu gồm 27 quốc gia và cũng chính là người gánh vác vận mệnh đồng Euro. Bà Merkel đã chứng tỏ quyền lực của mình trong khi thương thảo các chương trình thắt lưng buộc bụng của châu Âu để vượt qua khủng hoảng nợ.
Tân tổng bí thư Trung Quốc là đại diện hiếm hoi cho châu Á
Trong Top 10 người quyền lực nhất thế giới có thể nhận thấy người Mỹ và châu Âu vẫn chiếm đa số khi cùng đóng góp tổng cộng tới 8 gương mặt. Tân tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình (xếp hạng 9) và quốc vương A rập xê út Abdullah Bin Abdul Aziz Al Saud (hạng 7) là 2 đại diện hiếm hoi của châu Á.
Ở tuổi 29, CEO Mark Zuckerberg (hạng 25) của Facebook là một trong những người trẻ nhất có mặt trong danh sách này. Dù vậy so với năm ngoái Zuckerberg đã tụt hạng khác nhiều khi đánh mất vị trí trong Top 10. Ở chiều ngược lại, một trong những người thăng hạng nhiều nhất là Tổng thống Brazil, bà Dilma Rousseff (hạng 18).
Trong khi đó không ít nhân vật nổi tiếng thế giới như chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, người từng được xếp hạng nhì năm ngoái, đã không còn trong số 71 gương mặt quyền lực nhất thế giới do sắp mãn nhiệm. Tương tự, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner và Ngoại trưởng Hillary Clinton đều bị đưa ra khỏi danh sách.
Top 10 nhân vật quyền lực nhất thế giới
1. Tổng thống Mỹ Barack Obama (51 tuổi)
2. Thủ tướng Đức Angela Merkel (58 tuổi)
3. Tổng thống Nga Vladimir Putin (60 tuổi)
4. Nhà sáng lập tập đoàn Microsoft Bill Gates (57 tuổi)
5. Giáo hoàng Benedict XVI (85 tuổi)
6. Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ Ben Bernanke (58 tuổi)
7. Quốc vương A rập xê út Abdullah Bin Abdul Aziz Al Saud (88 tuổi)
8. Chủ tịch NHTW châu Âu Mario Draghi (65 tuổi)
9. Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình (59 tuổi)
10. Thủ tướng Anh David Cameron (46 tuổi)
Theo Dantri
Liệu Mỹ có can dự lâu dài với ASEAN?
Tại Cấp cao ASEAN 18 ở Campuchia, mọi con mắt đều đổ dồn về Tổng thống Obama. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông kể từ khi tái đắc cử và là bài toán trắc nghiệm về chính sách tiếp tục can dự lâu dài với ASEAN của Washington.
Trong bài phân tích đăng trên mạng tin Diễn đàn Đông Á ngày 2/12 viết về quan hệ Mỹ - ASEAN, cựu Tổng thư ký ASEAN Rodolfo C. Severino cho rằng Mỹ vẫn sẽ tiếp tục can dự tại Đông Á và ASEAN, nhưng mức độ sẽ giảm đi do bị chi phối bởi những áp lực trong nước và các khu vực khác.
Theo ông Severino, trong khuôn khổ tuần lễ Cấp cao ASEAN 18 vừa qua, Tổng thống Obama đã tham dự Cấp cao ASEAN-Mỹ lần thứ 4 ngày 19/11 và Cấp cao Đông Á (EAS) ngày 20/11. Nhưng trái với kỳ vọng rất lớn của dư luận khu vực và quốc tế, sự "tái xuất" lần này của ông chủ Nhà Trắng tại các hội nghị cấp cao ASEAN không để lại ấn tượng gì đặc biệt trong cả lời nói lẫn hành động, nếu không muốn nói là khá mờ nhạt.
Kết quả này trái ngược hoàn toàn với hai chặng dừng chân trước đó của ông tới Myanmar và Thái Lan, vốn được giới truyền thông và các nhà bình luận chính trị gọi là "sự can dự mới của Mỹ ở Đông Á".
Những người mong muốn sự có mặt và sự quan tâm nhiều hơn của Mỹ tại Đông Á tỏ ra quan ngại về tính bền vững sự của sự can dự này, xuất phát từ nhiều lý do trong đó có việc kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn và tình hình thực tế tại khu vực Đông Á chưa thực sự đến mức cấp thiết.
"So với các khu vực khác như Trung Đông, dù đôi lúc có xảy ra căng thẳng do tranh chấp biển đảo nhưng khu vực Đông Á không có những cuộc khủng hoảng dễ lôi kéo sự chú ý và hành động của Mỹ như chảo lửa Trung Đông", các nhà phân tích nhận định.
Quan ngại này có thể giải thích phần nào sự "mờ nhạt khó hiểu" của Tổng thống Obama tại các hội nghị cấp cao ASEAN và EAS vừa qua.
"Ông ấy trông khá lơ đãng và hầu như không đưa ra bất kỳ phát biểu nào đáng chú ý, cho dù vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông và Hoa Đông đã hâm nóng nghị trường từ nhiều ngày trước. Có lẽ ông ấy đang bị phân tâm về việc dỡ bỏ vách đá tài chính và về cuộc chiến giữa các tay súng Palestin ở dải Gaza với đồng minh thân cận Israel ở Trung Đông ", ông Severino nói.
Ông Severino hiện đứng đầu Trung tâm nghiên cứu ASEAN thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore.
Cũng theo ông Severino, những lợi ích từ các mối quan hệ kinh tế gần gũi (với Trung Quốc) và sức ép tài chính trong nước đã chiếm ưu thế trong chuyến công du lần này của Obama, bất chấp thực tế là ASEAN đang đối mặt với thời khắc khó khăn nhất trong lịch sử 45 năm tồn tại của mình khi dư âm về việc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 45 không ra được tuyên bố chung hồi tháng 7 vẫn đang đè nặng lên các nhà lãnh đạo khu vực. Giữa đối nội và đối ngoại, ông Obama đã nghiêng về người dân trong nước. Giữa Đông Á và Trung Đông, ông dành mối quan tâm nhiều hơn cho khu vực vốn được coi là "rốn dầu" của thế giới.
Bấy nhiêu thôi đủ để các nước ASEAN tự rút ra bài học cho mình. Tìm kiếm đồng thuận và tự thân vượt khó xem ra vẫn là giải pháp tốt nhất cho dù ở góc độ nào đó, ASEAN vẫn có thể dựa vào sự can dự của Mỹ, nhưng chỉ có chừng mực mà thôi.
Theo Dantri
Indonesia có nhiều tỷ phú hơn cả Nhật Bản Theo thống kê mới nhất của tạp chí Forbes, Indonesia hiện đã vượt Nhật Bản về số lượng tỷ phú nhờ sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu. Bản bảo cáo trên vừa được tạp chí uy tín của Mỹ công bố hồi tuần này. Theo đó quốc gia Đông Nam Á hiện có đến 32 gia đình và cá...