Những nguyên tắc làm việc chẳng giống ai của đạo diễn Christopher Nolan
Để tạo ra những kiệt tác trên màn ảnh lớn, đạo diễn Christopher Nolan đã áp dụng rất nhiều nguyên tắc kỳ lạ trong quy trình làm việc của bản thân.
Christopher Nolan là một trong những đạo diễn nổi tiếng nhất hiện nay, với tên tuổi cực kỳ có sức hút với nhiều ngôi sao lớn của Hollywood. Theo thống kê của The Numbers, kho phim đồ sộ của Nolan, với hàng loạt bom tấn như Inception, Interstellar hay bộ 3 phim Dark Knight, đã mang về 4 tỷ USD doanh thu phòng vé, con số đáng mơ ước với bất kỳ đạo diễn nào khác trên thế giới.
Với tầm vóc vĩ đại như vậy, rõ ràng không phải diễn viên nào cũng có cơ hội được làm việc cùng Nolan và xuất hiện trong các dự án của công. Tuy nhiên, ngay cả những người đã may mắn qua vòng thử vai cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguyên tắc nghiêm ngặt, hay những thói quen có phần “khác người” của vị đạo diễn tài ba nhất nhì Hollywood này.
Không được phép sử dụng thuốc lá và điện thoại di động
Điện thoại và thuốc lá bị cấm tuyệt đối trong quá trình thực hiện các dự án của Nolan – Ảnh: Internet.
Trong 1 buổi phỏng vấn với Esquire vào năm 2017, Christopher Nolan từng chia sẻ: “Tôi bắt đầu sản xuất phim từ cái thời mà không ai sử dụng điện thoại khi ở trên phim trường, khi mà người ta coi việc dùng điện thoại là thiếu chuyên nghiệp. Điện thoại sẽ khiến chúng ta mất tập trung, và mọi người sẽ làm việc hiệu quả hơn rất nhiều khi không có chúng. Ban đầu sẽ rất khó khăn, nhưng nó sẽ giúp họ tập trung hơn vào nhiệm vụ của mình. Ai cũng hiểu điều này, và có không ít đội ngũ sản xuất đã phải cảm ơn nguyên tắc của tôi”.
Không những vậy, Nolan còn tin rằng khi sử dụng điện thoại trong quá trình làm việc, dù chỉ là để gọi điện hay nhắn tin, cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến mức độ tập trung: “Họ không nhận ra bản thân đã tốn năng lượng để trò chuyện điện thoại. Trong 1 môi trường đòi hỏi sự sáng tạo, bạn không được phép xao lãng. Bạn không thể vừa nhắn tin cho ai đó mà vẫn có thể tập trung vào những gì đang diễn ra trên phim trường”.
Kelly Bush Novak, người đại diện của Nolan từng chia sẻ rằng: “Chỉ có 2 thứ bị cấm tuyệt đối trên phim trường, đó là điện thoại di động (không phải lúc nào cũng hiệu quả) và thuốc lá (rất hiệu quả)”. Với những vai diễn cần phải hút nhiều thuốc, ví dụ như Robert J. Oppenheimer (Cillian Murphy) trong Oppenheimer, hay những binh sĩ trong Dunkirk, thì hành động này chỉ được nằm trong giới hạn của khung hình. Một khi Nolan hô “cắt”, các diễn viên tốt hơn hết nên chạy ngay đến nơi đặt gạt tàn hoặc thùng rác để dập thuốc.
Nolan rất thích “hack não” diễn viên
Các diễn viên cũng phải chào thua trước độ phức tạp trong kịch bản của Nolan – Ảnh: Internet.
Những bộ phim với kịch bản lắt léo vốn đã góp phần rất lớn trong việc tạo nên tên tuổi và thương hiệu cho Christopher Nolan. Tuy nhiên, không chỉ khán giả, mà ngay cả các diễn viên cũng phải cảm thấy rối não với ý tưởng và cách viết kịch bản của vị đạo diễn này.
Chia sẻ với IndieWire vào năm 2020, Guy Pearce, “Leonard Shelby” của Memento, đã chia sẻ những cảm xúc đầu tiên khi đọc kịch bản của bộ phim này: “Tôi cảm thấy lối viết (của Nolan) khá cầu kỳ. Điều mà tôi thực sự cảm nhận được là hành trình cảm xúc của nhân vật. Với 1 diễn viên, đó là thứ cần thiết nhất để tôi làm tốt công việc của mình. Còn những chi tiết khác chỉ thực sự trở nên rõ ràng hơn khi tôi trực tiếp làm việc cùng Nolan”.
Video đang HOT
Tương tự, Leonardo DiCaprio, người đã từng kinh qua nhiều dạng kịch bản khác nhau trong hành trình sự nghiệp lẫy lừng của mình, cũng phải chào thua trước cốt truyện quá “xoắn não” của Inception. “Chuyện gì đã xảy ra ư? Tôi chịu thôi”, nam diễn viên đình đám từng chia sẻ trong 1 chương trình podcast năm 2020, “Đôi khi, chỉ cần tập trung vào nhân vật của bản thân là đủ rồi”.
Ưu tiên hiệu ứng thực tế, cực hạn chế kỹ xảo điện ảnh
Nolan từng cho nổ tung một chiếc máy bay Boeing thực tế thay vì sử dụng kỹ xảo máy tính – Ảnh: Looper.
Christopher Nolan nổi tiếng là một đạo diễn theo trường phái “old-school”, có nghĩa là với ông, nếu những cảnh quay nào có thể thực hiện được với hiệu ứng thực tế thì sẽ tuyệt đối không sử dụng đến sự hỗ trợ của máy tính. Điều này đã góp phần lớn trong thành công của hàng loạt bom tấn mà Nolan từng sản xuất, mang đến cho khán giả trải nghiệm chân thực và cực kỳ mãn nhãn.
Ví dụ, trong dự án TENET, Nolan đã thực hiện những cảnh quay “tua ngược thời gian” một cách hoàn toàn thủ công. Các diễn viên sẽ phải học cách di chuyển, chiến đấu, và toàn bộ những động tác khác một cách ngược lại so với chuyển động tự nhiên của cơ thể. Ngoài ra, ông còn “chịu chơi” đến mức mua hẳn một chiếc máy bay Boeing 747 để phục vụ cho một cảnh quay cháy nổ trong phim. Theo ước tính, TENET chỉ có khoảng 300 cảnh quay kỹ xảo, một con số quá khiêm tốn so với nhiều bom tấn hàng đầu Hollywood hiện nay, ví dụ như Avengers: Endgame – hơn 2000 cảnh quay VFX.
Luôn sẵn sàng diện đồ sang xịn như các siêu mẫu hàng đầu thế giới
Nolan cũng đặc biệt chú trọng về tính thẩm mỹ trong các tác phẩm của mình – Ảnh: Internet.
Không chỉ chỉn chu về mặt nội dung, Christopher Nolan cũng đặc biệt chú trọng về mặt hình thức, và được mệnh danh là một trong những nhà sản xuất phim phong cách nhất cả trước và sau ống kính máy quay. Rất nhiều các dự án của ông đều đòi hỏi diễn viên phải có trang phục lịch lãm, ví dụ như Dom Cobb (Leonardo DiCaprio) trong Inception, Bruce Wayne (Christian Bale) trong loạt phim The Dark Knight hay bộ đôi nhân vật chính trong TENET (John David Washington và Robert Pattinson). Ngay cả những nhân vật phụ trong Dunkirk, do Mark Rylance, Barry Keoghan và Tom Glynn-Carney thủ vai, cũng được “lên đồ” không khác gì những siêu mẫu trang bìa tạp chí Vogue vậy.
Luôn đúng giờ và rất mê đồng hồ đeo tay
Nolan rất hiếm khi đến muộn trong những ngày ghi hình – Ảnh: Internet.
Từ các bộ phim mà Nolan từng thực hiện, có thể thấy ông là một người bị ám ảnh bởi thời gian và những khái niệm, những học thuyết liên quan đến nó. Và trên thực tế, vị đạo diễn này là một người luôn đúng giờ trong công việc, và cực kỳ đam mê đồng hồ đeo tay. Ông luôn tìm cách đưa những món phụ kiện này vào trong tác phẩm của mình, ví dụ như chiếc Hamilton Jazzmaster Seaview Chrono Quartz trên cổ tay nam chính của TENET; hay mẫu Hamilton Khaki Navy BeLOWZERO dành cho phản diện cũng trong bộ phim này; CK2129 dành cho Tom Hardy trong Dunkirk; Jaeger-LeCoultre Reverso Grande Taille và Reverso Grande Date dành cho Christian Bale trong loại phim The Dark Knight.
Luôn phải sẵn sàng ghi hình tại địa điểm thực tế
Nolan luôn ưu tiên những gì thật nhất cho các tác phẩm của mình – Ảnh: Internet.
Là một người không thích lạm dụng kỹ xảo, thế nên cũng không có gì khó hiểu khi Nolan luôn ưu tiên ghi hình tại những địa điểm thực tế. Và các diễn viên hợp tác cùng ông cũng phải luôn sẵn sàng rời khỏi phim trường khép kín dễ chịu tại Hollywood để thực hiện những cảnh quay của mình tại khu vực khác, thậm chí là quốc gia khác.
Mặc dù ghi hình thực tế như vậy có thể tạo ra nhiều sự bất tiện, khó khăn hơn, nhưng khi nhìn vào thành quả cuối cùng, có lẽ không ai còn nghi ngờ ghi về quyết định của Nolan. Bối cảnh tại thành phố Chicago đã giúp tạo ra một Gotham u ám, cổ điển cho loạt phim The Dark Knight; hay Paris hoa lệ đã góp phần “đánh bóng” những giấc mơ ảo diệu trong Inception. Trong thời đại mà kỹ xảo đang can thiệp quá sâu vào nhiều bom tấn lớn, các tác phẩm của Nolan vẫn hoàn toàn khác biệt và nổi bần bật, một phần chính là nhờ tư duy và những nguyên tắc làm việc không giống ai mà ông đã áp dụng trong nhiều năm qua.
Đạo diễn nhận lương cao nhất thế giới: Bàn tay vàng cứ làm phim là lãi, độ chịu chơi hiếm ai sánh bằng
Đạo diễn trứ danh này không chỉ nổi tiếng với những phim đầy tính hàn lâm mà còn luôn thu hút đông đảo khán giả bỏ tiền tới rạp theo dõi.
Oppenheimer đang là bộ phim gây bão phòng vé hiện nay với doanh thu tiến gần mốc 650 triệu USD toàn cầu. Thành tích này cũng giúp phim trở thành tác phẩm khai thác đề tài Thế Chiến II ăn khách nhất lịch sử. Tại Việt Nam, mới ra rạp cuối tuần trước, dự án lập tức leo lên ngôi đầu với doanh thu khoảng 13 tỷ - một con số không hề tệ với bộ phim theo thể loại lịch sử, chính kịch.
Đạo diễn Christopher Nolan trên phim trường Oppenheimer.
Đứng sau thành công của Oppenheimer là Christopher Nolan , một cái tên đã quá quen thuộc với giới mộ điệu điện ảnh toàn thế giới. Ông là đạo diễn có mức lương cao nhất hiện tại, dao động từ khoảng 18 triệu USD - 20 triệu USD chưa tính hoa hồng doanh thu. Bên cạnh vai trò đạo diễn, Nolan thường kiêm nhiệm vị trí sản xuất. Việc này giúp đạo diễn người Anh thường xuyên bỏ túi từ 50 triệu USD đến 100 triệu USD mỗi dự án. Đặc biệt, The Dark Knight Rises (2012) từng giúp ông kiếm về hơn 180 triệu USD tiền hoa hồng khi bom tấn vượt mốc tỷ đô tại phòng vé.
"Bàn tay Midas" của Hollywood
Trong nhóm những đạo diễn đương đại, Christopher Nolan trở thành tên tuổi hiếm hoi đủ sức làm "bảo chứng phòng vé" hiện nay. Các phim của ông luôn có sức hút rất riêng, không cần nhờ vào một thương hiệu, nhân vật nổi tiếng có sẵn của làng giải trí. Mỗi dự án của Nolan đều được người hâm mộ điện ảnh chờ đợi và bàn tán xôn xao ngay từ khi đó còn là dự án nằm trên giấy và lập tức gây sốt khi được ra rạp. Đến nay, doanh thu phòng vé của Nolan đã vượt mốc 5 tỷ USD và đoạt nhiều giải thưởng lớn nhỏ.
Với Oppenheimer, Christopher Nolan kể lại câu chuyện về nhân vật được ví như "cha đẻ của bom nguyên tử". Nội dung phim xoay quanh cuộc đời nhà khoa học J. Robert Oppenheimer - người trực tiếp chỉ đạo Dự án Manhattan và góp công lớn cho ra đời loại vũ khí có sức mạnh hủy diệt.
Oppenheimer thu hơn 650 triệu USD toàn cầu dù nội dung bị đánh giá phức tạp, không nhiều yếu tố giải trí.
Nhiều người từng nghi ngại với kịch bản nặng tính lịch sử sẽ khó để Oppenheimer chinh phục khán giả. Thế nhưng, phần nào nhờ uy tín của Christopher Nolan, giới mộ điệu điện ảnh toàn cầu vẫn nườm nượp kéo đến rạp. Tác phẩm còn nhận "cơn mưa" lời khen từ giới phê bình với điểm Rotten Tomatoes cao chót vót 93%. Oppenheimer cũng được kỳ vọng là ứng viên sáng giá cho mùa giải thưởng Oscar sắp tới.
Christopher Nolan bắt đầu sự nghiệp với bộ phim độc lập kinh phí thấp Following (1998), được làm bằng chính khoản tiền tiết kiệm 6.000 USD của vợ chồng ông. Phim gây chú ý tại các liên hoan phim quốc tế, có suất ra rạp và giúp Nolan đủ uy tín để kêu gọi đầu tư và trở thành cái tên được các nhà sản xuất săn đón. Bộ phim thứ 2 - Memento (2000) - chính thức giúp Nolan nổi tiếng. Phim do chính tay ông viết kịch bản và ngồi ghế chỉ đạo với sự tham gia của ngôi sao thực lực Guy Pearce. Dự án giúp Nolan nhận hàng loạt vinh dự lớn lao, bao gồm đề cử Oscar và Quả Cầu Vàng cho Kịch bản gốc xuất sắc nhất.
Sau những phim đầu tay, Nolan nhanh chóng xây dựng được thương hiệu uy tín trong làng phim nhờ cách kể chuyện độc đáo cùng những kịch bản có ý tưởng hấp dẫn. Các bộ phim của ông thường sử dụng cấu trúc phi tuyến tính, xáo trộn các sự kiện, không theo trình tự thời gian nào. Cách kể này khiến tác phẩm tạo được nhiều cú twist bất ngờ cho người xem, đồng thời mở ra nhiều hướng đi khác nhau cho câu chuyện, tùy khán giả lựa chọn cái kết theo mong muốn của mình.
Thời hoàng kim của Nolan là khi ông nhận lời đạo diễn loạt phim về nhân vật Batman của DC. Tác phẩm được đánh giá như cột mốc của Hollywood, góp phần phát triển dòng phim siêu anh hùng thống trị phòng vé thế giới nhiều năm qua. Bên cạnh đó, ông cũng ghi điểm với hàng loạt tác phẩm có kịch bản gốc đặc sắc như Inception, Interstellar hay gần đây hơn là Dunkirk, Tenet...
Một đặc điểm khác tạo nên sức hấp dẫn của Nolan là sự hợp lý trong diễn biến câu chuyện. Dù thường chọn các thể loại giàu tính sáng tạo như khoa học viễn tưởng, phim của ông luôn tạo cảm giác rất thật nhờ sự chỉn chu trong khâu sản xuất. Những tình tiết liên quan đến khoa học đều được Nolan xây dựng rất chi tiết, tham khảo ý kiến từ những chuyên gia hàng đầu trong ngành trước khi đưa lên màn ảnh. Vì vậy, các tác phẩm này đều mang đến những trải nghiệm độc đáo cho người xem, không dừng lại ở những bộ phim giải trí đơn thuần.
Nhà làm phim chịu chơi bậc nhất Hollywood
Tài năng và danh tiếng giúp Christopher Nolan trở thành đạo diễn được săn đón bậc nhất thế giới hiện nay. Đi kèm với đó là những quyền lợi ưu tiên mà ông được hưởng ngoài mức lương kỷ lục ngang với những minh tinh, tài tử hạng A của Hollywood. Một quy tắc khi nhận dự án phim của Nolan là ông được toàn quyền kiểm soát khâu sáng tạo trong các dự án. Đây cũng là trách nhiệm ông đặt nặng lên vai của chính mình trước khi phát hành những đứa con tinh thần của mình đến với khán giả.
Việc toàn quyền chỉ đạo các dự án phim cũng giúp Nolan được thỏa sức sáng tạo trong khâu sản xuất. Các dự án gần đây của đạo diễn người Anh ngày càng được nâng cấp về mức độ "chịu chơi". Trong Oppenheimer, vì là người "dị ứng" với việc lạm dụng kỹ xảo, Nolan quyết định tìm cách tự dựng lại cảnh nổ bom nguyên tử thay vì dùng CGI. "Chúng tôi đã nghiên cứu yếu tố động lực học và vật lý lượng tử của vụ thử Trinity, sau đó tái tạo lại vụ nổ trên một ngọn đồi ở New Mexico trong điều kiện thời tiết cho phép, với rất nhiều thách thức rất lớn trong thực tế", đạo diễn nói trong một buổi phỏng vấn. Cảnh phim 10 phút này đã tiêu tốn của ekip mất vài tuần mới có thể hoàn thành.
Christopher Nolan cho tái hiện cảnh nổ bom nguyên tử không dùng CGI trong Oppenheimer.
Trước đó, Nolan cũng khiến nhiều đồng nghiệp và khán giả ngỡ ngàng khi mua một chiếc máy bay Boeing 747 thật để quay cảnh nó đâm vào tòa nhà và bốc cháy. Quyết định này không chỉ tiêu tốn về kinh tế mà còn khiến chính ekip của ông phải làm việc cật lực để lên kế hoạch vì chỉ có thể thực hiện một lần duy nhất. Trong Interstellar, đạo diễn cũng chơi lớn khi đặt mua trọn một cánh đồng ngô rộng cả trăm km vuông chỉ để quay một cảnh rượt đuổi.
Mặc dù chưa từng nhận đề cử Oscar ở vai trò đạo diễn, Christopher Nolan vẫn chứng minh được bản thân là một trong những nhà làm phim lỗi lạc, giàu ảnh hưởng nhất của làng điện ảnh thế giới hiện nay. Những bộ phim của ông luôn nhận được sự háo hức chờ đợi của khán giả. Christopher Nolan tạo ra cộng đồng người hâm mộ đông đảo với phương châm: "In Nolan we trust" (Chúng tôi tin ở Nolan). Đáp lại, nhà làm phim người Anh dường như chưa bao giờ khiến fan của ông phải thất vọng.
Nhan sắc dàn nhân vật Oppenheimer so với đời thật: Nữ chính gây tranh cãi vì quá đẹp Dàn nhân vật bom tấn Oppenheimer gây bất ngờ khi hầu hết bám rất sát đời thật. Oppenheimer được truyền thông Hollywood ca tụng là bộ phim "quan trọng nhất của thế kỷ 21". Bom tấn tiếp theo của đạo diễn Christopher Nolan khiến khán giả choáng ngợp trong hơn 3 tiếng đồng hồ bởi số lượng nhân vật dày đặc, song lại...