Những nguyên nhân nào gây đau họng dai dẳng?
Đau họng thường xảy ra do hệ miễn dịch phản ứng với mầm bệnh. Đó là cảm giác nóng rát, khó chịu trong cổ họng, gây đau khi nuốt và khó nuốt.
Trong nhiều trường hợp, đau họng có thể được điều trị bằng cách uống nhiều nước và nghỉ ngơi
Ảnh minh họa: Shuterstock
Trong hầu hết các trường hợp, đau họng có thể được điều trị bằng cách uống nhiều nước và nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, đau họng thường xuyên tái phát có thể là triệu chứng của biến chứng sức khỏe tiềm ẩn hoặc nhiễm trùng nặng.
Nếu bị đau họng mạn tính, cần phải xác định nguyên nhân càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các biến chứng tiếp theo.
Cũng có thể cần phải xem xét lại một số thói quen và sinh hoạt có thể gây nhiễm trùng.
Sau đây là những nguyên nhân thường gây đau họng kinh niên, theo Natural News.
1. Hút thuốc
Các hóa chất độc hại trong khói thuốc lá, như khí CO, HCN và khí NO, có thể gây kích ứng mạnh cho cổ họng. Hút thuốc thường xuyên có thể gây đau họng mạn tính do tiếp xúc thường xuyên với các chất kích thích này, từ đó làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư vòm họng. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phế quản và viêm phổi.
2. Dị ứng
Các chất gây dị ứng trong không khí như bụi, phấn hoa, lông và nấm mốc, có thể gây ra phản ứng dị ứng ở những người có hệ miễn dịch quá mẫn.
Một số triệu chứng dị ứng là sổ mũi, đau họng và chảy nước mắt. Trong hầu hết các trường hợp, phản ứng dị ứng là bình thường và thường không cần chữa trị. Tuy nhiên, một số người bị dị ứng theo mùa có thể bị kích ứng mũi và cổ họng dai dẳng khi có nhiều phấn hoa, theo Natural News.
3. Ô nhiễm không khí
Khói thải gồm nhiều hóa chất độc hại, như khí SO2 và khí CO, có thể gây kích ứng mũi, họng và phổi. Những người thường xuyên tiếp xúc với không khí ô nhiễm có thể bị viêm họng dai dẳng, ho và khó thở.
4. Nhiễm trùng
Đau họng cũng có thể do nhiễm virus và nhiễm khuẩn. Ví dụ, cảm lạnh thông thường là một bệnh về đường hô hấp do virus, gây đau họng và chảy nước mũi.
Video đang HOT
5. Viêm amiđan
Viêm họng cũng có thể do amiđan bị nhiễm trùng và sưng lên gọi là viêm amiđan. Các triệu chứng phổ biến của viêm amiđan gồm ớn lạnh và khó nuốt, theo Natural News.
5. Bệnh da liễu
Bệnh lậu, gây ra bởi vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae, có thể lây nhiễm qua cổ họng khi “yêu” bằng miệng. Các triệu chứng bệnh lậu gồm đau họng, sưng và khó nuốt nghiêm trọng.
6. Trào ngược a xít
Trào ngược a xít biểu hiện bằng chứng ợ nóng. Do a xít dạ dày chảy ngược vào thực quản do các cơ cổ họng bị suy yếu. Trong hầu hết các trường hợp, trào ngược a xít gây đau họng do sự hiện diện của a xít dạ dày ăn mòn trong thực quản.
Chảy dịch mũi sau thường do không khí khô, thay đổi thời tiết và một số loại thực phẩm gây ra. Khi các chất gây dị ứng kích thích mũi, nó có thể dẫn đến sản xuất chất nhầy quá mức. Chất nhầy dư thừa này sau đó chảy ra từ xoang và vào cổ họng, gây ra kích ứng, theo Natural News.
Bệnh bạch cầu đơn nhân còn gọi là bệnh “nụ hôn” vì virus lây qua nước bọt, gây sốt, với các triệu chứng giống như cúm, bao gồm đau họng, sưng amidan, đau đầu và mệt mỏi. Hầu hết các trường hợp là nhẹ. Tuy nhiên, có thể kéo dài đến 2 tháng ở những người có hệ miễn dịch yếu.
9. Áp xe quanh amidan
Áp xe quanh amidan là biến chứng của viêm amidan. Nếu amidan bị nhiễm trùng mà không không được điều trị, sẽ dẫn đến hình thành áp xe trên bề mặt amidan, gây đau dữ dội và sưng ở cổ họng, hàm, tai và cổ.
Trong hầu hết các trường hợp, đau họng có thể tự khỏi sau một vài ngày, tùy thuộc vào nguyên nhân.
Tuy nhiên, nhiễm trùng cổ họng mạn tính có thể cần thời gian để chữa lành và có thể cần thay đổi thói quen ăn uống hoặc sinh hoạt, theo Natural News.
Theo thanhnien.vn
Nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ có thể để lại di chứng
Nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ em có thể để lại những di chứng nặng nề, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển sau này của trẻ.
Trẻ nhỏ thường dễ nhiễm bệnh do thời tiết ẩm mốc, rất thuận lợi cho các loại vi sinh vật gây bệnh phát triển. Trong số đó, phải kể đến bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp là gì?
Nhiễm khuẩn đường hô hấp là bệnh do vi khuẩn, virus gây ra, chúng khiến đường hô hấp bị tổn thương ở các vị trí khác nhau gồm: thanh quản, khí quản, phế quản, tai, mũi, họng, phổi.
Nhiễm khuẩn hô hấp gồm nhiễm khuẩn hô hấp trên và nhiễm khuẩn hô hấp dưới:
- Nhiễm khuẩn hô hấp trên gồm các bệnh lý như: viêm xoang, viêm amidan, viêm họng, viêm tai giữa...
- Nhiễm khuẩn hô hấp dưới bao gồm các bệnh lý liên quan tới: viêm thanh quản, khí quản, phế quản và phổi.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ nhỏ là một bệnh phổ biến (Ảnh: theo boldsky).
Nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ em có thể để lại những di chứng nặng nề, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển sau này của trẻ.
Cũng theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính ở trẻ em là bệnh phổ biến nhất.
Theo báo cáo thống kê hàng năm có khoảng 4 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị tử vong vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, chủ yếu là do viêm phổi.
Do vậy, việc phòng bệnh cho trẻ là một điều hết sức quan trọng; cần mặc đủ ấm khi đi đường, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, tránh các nơi có khí than, khói bụi, khói thuốc lá,...
Các bậc phụ huynh cũng cần đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời ngay khi thấy trẻ có những dấu hiệu nguy hiểm của nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Nguyên nhân gây bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thường xảy ra khi virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua mắt, miệng và mũi.
Virus chính là nguyên nhân chính gây bệnh. Hai loại virus phổ biến nhất là rhinovirus và coronavirus.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do virus thường lây lan nếu bạn tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc các vật dụng của họ. Virus có thể sống hàng giờ trên các đồ vật như đồ chơi hoặc túi xách.
Nếu bạn chạm tay vào miệng, mũi hoặc mắt sau khi tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm, bạn sẽ có nguy cơ nhiễm virus.
Ngoài ra, virus thường lây lan từ người sang người do hắt hơi hoặc ho.
Chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp như thế nào?
Chăm sóc thân nhiệt:
Nếu trẻ sốt 37,50C đến dưới 38,50C thì cần nới rộng và bỏ bớt quần áo, chăn đắp; lấy khăn thấm nước ấm chườm trán, nách, bẹn. Cho trẻ bú tăng cường hoặc uống nhiều nước.
Chăm sóc đường thở:
Vệ sinh mũi cho trẻ bằng tăm bông hoặc hút mũi - miệng, nhỏ nước muối sinh lý 0,9%.
Không cần can thiệp nếu trẻ ho ít, vì ho là phản xạ giúp tống chất tiết ra ngoài. Trường hợp trẻ ho quá nhiều gây nôn trớ và mất ngủ có thể cho trẻ uống nước ấm để làm loãng đờm, dịu bớt cơn ho.
Chăm sóc vệ sinh:
Để hạn chế nguồn lây bệnh, cần thường xuyên vệ sinh phòng ở, làm sạch các dụng cụ chăm sóc và giữ vệ sinh cơ thể cho trẻ.
Cần đưa trẻ đến khám cơ sở y tế gần nhất khi: Trẻ có các dấu hiệu nặng, sốt cao 38,50C hoặc sốt kéo dài>3 ngày.
Chăm sóc dinh dưỡng:
Trẻ nhỏ cần cho bú mẹ theo nhu cầu. Trẻ lớn cho ăn đủ chất, thức ăn lỏng dễ tiêu và chia làm nhiều bữa nhằm duy trì sức đề kháng. Cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất do sốt
Một số biện pháp phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ nhỏ
- Giữ ấm cho trẻ đặc biệt mùa lạnh và khi thay đổi thời tiết.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, giúp tăng sức đề kháng. Bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm, béo, vitamin, khoáng chất.
- Đảm bảo cho trẻ bú ngay sau sinh càng sớm càng tốt.
- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng.
- Với những trẻ có sức đề kháng yếu, có tiền sử dị ứng thời tiết cha mẹ nên cẩn thận hơn. Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung thêm các loại vitamin cùng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Tránh tiếp xúc môi trường bụi bẩn khói thuốc.
- Cách ly trẻ với người bị mắc bệnh hô hấp.
- Khi trẻ xuất hiện những biểu hiện bất thường. Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
An Nhiên (tổng hợp)
Theo giaoduc.net
Muối cũng là "dược liệu" tuyệt vời chữa được vô số bệnh Theo chuyên gia y tế, ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ gây hại cho sức khỏe, nhưng nếu sử dụng đúng cách, muối cũng là một loại "dược liệu" để chăm sóc sức khỏe. Dưới đây là những tác dụng tuyệt vời của muối - Trị loét miệng: Súc miệng bằng nước muối để giảm đau và giúp tình trạng...